Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH may

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn cố định và các giải pháp quản trị vốn cố định tại công ty TNHH may lan lan (Trang 95 - 103)

cố định tại công ty TNHH may Lan Lan.

Sau khi phân tích, đánh giá cơng tác quản trị và sử dụng vốn cố định của công ty, em nhận thấy rằng : bên cạnh những điểm đã đạt được, cơng ty vẫn cịn một số mặt hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của mình. Với sự hiểu biết của mình em xin đề xuất một số giải pháp như sau :

Thứ nhất: Công ty nên đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn

vốn để đáp ứng cho nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị,dây truyền cơng nghệ.

Khai thác , tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh là cơng việc hết sức quan trọng. Điều đó khơng chỉ bởi vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hổi vốn chậm, và luôn gắn với rủi ro.

Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong những năm sắp tới và trong lâu dài. Do đó trên cơ sở nghiên cứu tài sản cố định, doanh nghiệp nên có kế hoạch đầu tư về một tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, cơng suất, tuổi thọ của máy móc thiết bị và lựa chọn đối tác phù hợp với chi phí sử dụng vốn là nhỏ nhất.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, trong thời gian tới công ty may Lan Lan cần phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động phải tính đến đầu tiên là nguồn vốn bên trong doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn bên trong thì doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn như ; Quỹ khấu hao tài sản cố định, phần lợi nhuận để lại hàng năm để bổ sung vào vốn cố định. Việc huy động vốn từ các nguồn này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Mặt khác, khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn trên để đầu tư vào tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về mặt tài chính của mình.

Ngồi việc huy động vốn từ bên trong, doanh nghiệp còn rất nhiều kênh huy động khác như : Các nguồn vốn vay; vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp….

Ngoài các cách trên, hiện nay, các doanh nghiệp còn huy động vốn bằng phương thức đi th tài sản. Đó là một phương thức hữu ích và thiết thực, nó giúp cơng ty trong trường hợp ít vốn nhưng vẫn có một lượng tài sản cố định nhất định để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, thuê tài sản có hai phương thức là : thuê vận hành và thuê tài chính.

Thứ hai : Trong những năm tới công ty nên tiếp tục việc đầu tư đổi

mới , hiện đại hóa tài sản cố định, nhất là những loại tài sản cố định có hao mịn vơ hình nhanh, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty.

Những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đầu tư mới tài sản cố định(năm 2012 đạt 19.429.971.939 đồng, năm 2013 đạt 33.495.960.690 đồng) nhưng chưa thực sự quan tâm tới mức hiện đại của tài sản. Với sự phát triển mạng mẽ của ngành may mặc thì việc chú trọng hiện hiện đại hóa tài sản cố định là điều cần thiết, tránh tình trạng tụt hậu về cơng nghệ khiến chất lượng và số lượng sản phẩm sụt giảm.

Để việc đầu tư đổi mới tài sản cố định đạt hiệu quả cao nhất thì cơng ty cần có phương án khả thi. Việc này địi hỏi phịng kế hoạch của cơng ty căn cứ vào tình hình thực tế tài sản cố định trong cơng ty để lựa chọn nên mua mới , thay thế loại tài sản cố định nào. Đồng thời phòng cũng tổ chức khảo sát về trình độ kỹ thuật, cơng suất, tuổi thọ của tài sản cố định để từ đó lập phương án trình giám đốc phê duyệt. Cơng ty cũng có thể mời chun gia tư vấn trong lĩnh vực này, việc lựa chọn mua sắm tài sản cố định nên cân nhắc theo hiệu quả mà phương án đó mang lại.

Thứ ba: Công ty cần mua bảo hiểm tài sản để tránh các rủi ro cho tài

Để tránh rủi ro khơng lường trước được và đảm bảo q trình sản xuất

được diễn ra một cách liên tục thông suốt và tránh cho cơng ty những rủi ro bất thường thì cơng ty nên mua bảo hiểm tài sản. Mặt khác cũng cần tạo lập các nguồn để bù đắp các tổn thất khi xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Thứ tư : Kết hợp nhiều phương pháp khấu hao và sử dụng linh hoạt

quỹ khấu hao.

Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với mọi loại tài sản cố định . Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là đơn giản, mức khấu hao ổn định. Tuy nhiên theo em đối vơi loại tài sản cố định có giá trị lớn, độ hao mịn vơ hình nhanh như máy vi tính, máy kiểm kim, máy in, máy vẽ sơ đồ thiết kế sản phẩm,….. thì cơng ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể làm giảm thời gian thu hồi vốn đầu tư, giảm ảnh hưởng của hao mịn vơ hình. Bên cạnh đó việc sử dụng quỹ khấu hao cơ bản của cơng ty trong những năm tới nên linh hoạt hơn. Thay vì chỉ đầu tư mới TCSĐ, nếu chưa cần mua mới TSCĐ thì cơng ty có thể sử dụng quỹ phục vụ mục đích ngắn hạn khác. Trong năm 2013 vốn đầu tư để mua mới tài sản cố định tăng 32,72% tuy nhiên chỉ quan tâm đến mua mới tài sản cố định. Cơng ty có thể sử dụng quỹ khấu hao linh hoạt hơn như sử dụng mua nguyên vật liệu, trả lương cơng nhân viên… nếu chưa có nhu cầu mua mới TSCĐ ngay.

Thứ năm : Đầu tư đồng bộ cho TSCĐ

Việc đầu tư TSCĐ của Công ty là tương đối đồng bộ nếu xét trên cơ cấu của những nhóm TSCĐ lớn. Tuy nhiên, nếu xét quá trình sản xuất diễn ra tại các phân xưởng, các khâu sản xuất thì tính thiếu đồng bộ có dịp bộc

lộ. Cơng ty tập trung đầu tư vào nhà xưởng, máy móc trực tiếp sản xuất như máy may 1 kim, máy chuyên dùng.. trong khi đầu tư cho các khâu hồn thiện sản phẩm cịn tương đối hạn chế. Các cơng đoạn là, đóng gói sản phẩm cịn thủ cơng, chưa nhiều máy móc. Ngồi ra, Cơng ty cũng nên tăng tỷ trọng phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời về nguyên vật liệu, làm tốt cơng tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Khi mà nhu cầu dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ngày càng tăng mạnh thì việc đầu tư vào loại TSCĐ là phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn có một vị thế khá quan trọng. Cơng ty sẽ khơng chỉ tạo được uy tín của mình về chất lượng mẫu mã sản phẩm mà còn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, gây được lòng tin và thiện cảm đối với khách hàng mới.

Thứ sáu: Tăng cường giám sát chặt chẽ việc quản lý TSCĐ.

Thực tế ở công ty trong thời gian qua công tác quản lý tài sản cố định nhìn chung tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì công ty cần nâng cao công tác phân công , phân cấp quản lý tài sản cố định.

Mặc dù tình hình phân cấp quản lý tài sản cố định của Công ty trách nhiệm hữu hạn may Lan Lan là tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên để tiến hành quản lý chặt chẽ hơn nữa tài sản cố định nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của cơng ty thì phải hồn thiện cơng tác quản lý tài sản cố định bằng cách: Phân cấp quản lý tài sản cố định đến từng nhân viên, phòng ban để họ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình đối với việc quản lý và sử dụng tài sản được giao.

Cụ thể :Đối với tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc thì trách nhiệm quản lý bảo vệ thuộc về tồn Cơng ty, bản thân mỗi phịng ban đều có trách nhiêm đối với cơ sở hạ tầng nơi mình làm việc. Cơng nhân các phân xưởng phải có trách nhiệm đối với nhà xưởng , nhà kho và có ý thức bảo vệ những cơ sở đó.

Việc quản lý sử dụng tài sản cố định là máy móc thiết bị được giao trực tiếp cho quản đốc phân xưởng. Họ có trách nhiệm chỉ đạo công nhân vận hành máy, bảo dưỡng , sửa chữa máy móc theo đúng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an tồn lao động. Cơng tác quản lý máy móc thiết bị tại các phân xưởng phải được thực hiện hàng ngày.

Về phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Các phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn được cấp cho bộ phận nào thì bộ phận đấy phải có trách nhiệm quản lý. Thơng thường trách nhiệm đó được giao cho chính các lái xe và người trực tiếp sử dụng các thiết bị truyền dẫn. Những người này phải tự chịu trách nhiệm về phương tiện được giao. Phải có sự kiểm tra , phát hiện kịp thời những hư hỏng của xe, máy móc và phải bồi thường nếu gây ra hư hỏng.

Đối với thiết bị, dụng cụ quản lý; Trách nhiệm quản lý những loại tài sản này thuộc về chính các phịng ban trực tiếp sử dụng chúng.

Ngồi việc phân cấp như trên, cơng ty cịn có thể phân cấp tài sản cố định theo phương thức khốn cho cơng nhân. Cơng ty nên có hình thức thưởng phạt xứng đáng cho những người lao động có ý thức bảo quản tốt và phát huy được năng lực sản xuất của tài sản cố định trong q trình sản xuất để khuyến khích người lao động bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và có hình thức phạt nặng đối với người gây thiệt hại về tài sản cố định của cơng

ty. Khi đó, người lao động sẽ có ý thức trách nhiệm trước tài sản cố định mà họ đang vận hành và sử dụng. Đồng thời vì quyền lợi thiết thực của mình họ sẽ bảo quản, giữ gìn tài sản cố định của cơng ty như là của chính họ.

Thứ bảy: Xử lý dứt điểm đối với tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng hoặc đang chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định.

Thực tế này tồn tại ở nhiều cơng ty hiện nay đó là tình trạng tài sản cố định không cần dùng mà chưa khấu hao hết, tài sản cố định bị lạc hậu về mặt kỹ thuật nhưng không xử lý làm cho vốn bị ứ đọng. Với cơng ty Lan Lan nói riêng vẫn cịn một số tài sản cố định không cần dùng đang chờ thanh lý, vì vậy cơng ty cần tiến hành thanh lý tài sản cố định này càng nhanh càng tốt để thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh nhất.

Do đó, Cơng ty cần có biện pháp thanh lý số tài sản cố định khơng cần dùng, có như vậy cơng ty mới thu hồi được lượng vốn ứ đọng. Ví dụ như: Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết, công ty cần xác định giá trị cịn lại của các tài sản đó. Trên cơ sở đó, xác định giá trị nhượng bán của các tài sản đó để có thể thu hồi vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Hiện nay, có rất nhiều cơng ty, cơ sở sản xuất may nhỏ lẻ đang hoạt động sản xuất kinh doanh cịn thiếu máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, có thể qua giới thiệu hay liên hệ trực tiếp với các cơ sở kinh doanh sản xuất nhỏ đó để thỏa thuận bán số tài sản này. Từ đó, cơng ty có một lượng vốn khác để đầu tư vào tài sản cố định khác.

Yếu tố con người là yếu tố quyết định trong tiến trình phát triển của một doanh nghiệp. Nhất là hiện nay trên thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Để có thể thực hiện được tiến trình sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi, giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thi cơng, muốn vậy phải giảm được chi phí bỏ ra, tăng năng suất lao động. Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sẽ giúp họ sử dụng tối đa cơng suất máy móc, tăng năng suất lao động, từ đó giảm được chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm. Vì vậy cơng ty cần đẩy mạnh tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động dưới nhiều hình thức:

Mở lớp bồi dưỡng, phổ biến kỹ thuật, hướng dẫn chi tiết cụ thể nguyên lý hoạt động, trình tự vận hành của từng bộ phận máy móc thiết bị để cho người cơng nhân có thể chủ động điều khiển máy móc một cách có linh hoạt, có kiến thức sửa chữa, xử lý tốt các tình huống xấu có thể xảy ra cũng như vận hành tốt để nâng cao năng suất của máy móc thiết bị.

Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi để kích thích người lao động tích lũy kinh nghiệm nâng cao tay nghề, phát huy sức sáng tạo trong sản xuất….Khi tay nghề được nâng cao, họ sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tăng năng suất lao động…..

Trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản cho người lao động như : Nội quy kỷ luật lao động, các quy trình qui phạm, an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, nếp sống văn minh công nghiệp trong người lao động. Tạo cho người lao động có ý thức tổ chức tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa sự lao động sáng tạo.

Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, nhất là trình độ quản lý sử dụng vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị, cơng ty nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, khen thưởng xứng đáng cho những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong việc sử dụng máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể. Đồng thời xử phạt nghiêm minh với những người thiếu ý thức trách nhiệm là hư hỏng, mất mát tài sản, máy móc của cơng ty.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều yếu tố và được xem xét trến nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải thực hiện nhiều biện pháp. Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty TNHH may Lan Lan mà em đề xuất để cơng ty có thể xem xét và tham khảo trong việc đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn cố định và các giải pháp quản trị vốn cố định tại công ty TNHH may lan lan (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)