Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Cơng ty Cổ phần Đình Đơ kh

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần đình đô (Trang 52 - 57)

áp dụng những nghị định mới về thuế GTGT trong giai đoạn 2022-2025 2.2.5.1. Đánh giá về việc thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%

Một số hàng hoá, dịch vụ của công ty được áp dụng thuế 8%: Bảo dưỡng may lái, bảo dưỡng tời mũi, bảo dưỡng tời lái, bảo dưỡng cầu hầm hàng, bảo dưỡng cầu cứu sinh,…

 Thuận lợi

Hiện nay, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ đều chịu thuế suất thuế GTGT là 10%, nên giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% thì chính sách này sẽ có độ bao phủ, tác động là rất rộng. Đặc biệt thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, do đó khi giảm thuế thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm, từ đó giúp cơng ty mua được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn với cùng một lượng tiền. Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh khó khăn của hậu Covid-19.

Mặt khác, khi giá bán giảm thì cầu tiêu dùng tăng, từ đó kích thích và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất và mở rộng kinh doanh. Điều này cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp…

Ngoài ra, do thuế GTGT là loại thuế gián thu, được thu thông qua người bán (doanh nghiệp), nên khi giảm thuế từ 10% xuống 8% thì doanh nghiệp sẽ được giảm tiền vốn chi ra để trả tiền thuế GTGT ở các khâu đầu vào khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác trong một chu kỳ luân chuyển vốn.

45

 Những khó khăn cơng ty gặp phải khi thực hiện Nghị định

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khố, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kỳ vọng là một chính sách hỗ trợ thiết thực cho cả doanh nghiệp và người dân. Trong đó, điểm nhấn là chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%, áp dụng từ ngày 1/2/2022 đến hết 31/12/2022.

Tuy nhiên, tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, Chính phủ khơng quy định giảm thuế GTGT đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ mà đưa ra danh mục loại trừ hàng chục trang, với những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không được giảm, vẫn giữ nguyên mức thuế suất 10%, được quy định chi tiết trong ba phụ lục đi kèm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Trên thực tế, do Nghị định số 15/2022/NĐ-CP mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 nên trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp đang gặp phải hàng loạt vấn đề. Cụ thể, một số doanh nghiệp không nắm rõ mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ khơng được giảm thuế GTGT hay khơng. Doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn trong việc tra cứu mã ngành kinh doanh và mã HS code khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Không chỉ vậy, một số trường hợp dễ gây hiểu lầm trong vấn đề áp dụng thuế suất GTGT đối với nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất.

Đặc biệt, kế tốn doanh nghiệp than khó trong q trình áp dụng Nghị định này. Cụ thể như việc, nguyên vật liệu nhập khẩu của doanh nghiệp mình khơng được giảm thuế GTGT, sản phẩm của doanh nghiệp không thuộc Phụ

46

lục không được giảm thuế GTGT thì sản phẩm của doanh nghiệp có được hưởng giảm thuế GTGT hay không?

Tương tự, với các hàng hóa được bàn giao và dịch vụ được hồn thành trước thời điểm Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/2/2022) nhưng chưa được xuất hóa đơn, do đối sốt công nợ sau ngày 1/2/2022, do nghỉ lễ Tết hoặc các lý do khách quan khác, thì hàng hóa, dịch vụ đó có được giảm thuế GTGT xuống 8% hay khơng?

Vì vậy, dù Nghị định 15/2022/NĐ-CP thực thi được gần hai tháng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn rất lúng túng vừa dò danh mục vừa hoang mang, khơng biết chính xác hàng hố của doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế suất còn 8% hay vẫn áp dụng mức 10% như cũ. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Đình Đơ có hàng nghìn mặt hàng, khi tra cứu phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.5.2. Đánh giá về việc thực hiện Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc sử dụng hoá đơn điện tử

Để thực hiện Luật Quản lý thuế, ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và (có hiệu lực từ 1/7/2022). Nghị định cho phép các tổ chức, cá nhân liên quan nếu có đầy đủ hạ tầng cơng nghệ thông tin được phép áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022. Triển khai thực hiện Nghị định, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 78/2021/TT-BTC và quyết định triển khai Hóa đơn điện tử qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai cho 6 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phịng, Phú Thọ và Bình Định; Giai đoạn 2 sẽ triển khai cho 57 tỉnh, thành phố còn lại.

47

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính, hóa đơn điện tử (HĐĐT) là tập hợp thơng điệp dữ liệu về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử.

HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

HĐĐT gồm các loại: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác (gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm)…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

HĐĐT đảm bảo nguyên tắc: Xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

 Thuận lợi

Thứ nhất, việc sử dụng HĐĐT giúp DN tiết kiệm được thời gian (giảm

tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn)... Khi sử dụng HĐĐT, DN không cần chờ đợi nhận được hóa đơn theo đường bưu điện như cách làm truyền thống. Chỉ trong vài cú nhấp chuột, người mua hàng sẽ nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có internet.

Thứ hai, DN cũng khơng lo tình trạng bị thất lạc hóa đơn trong khi chờ

48

hóa đơn giấy như: Chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn; Đồng thời, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; khơng có rủi ro mất, nhàu nát như khi lưu trữ hóa đơn giấy...

Thứ ba, việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí tuân thủ thủ tục

hành chính thuế. Khi DN sử dụng HĐĐT, cơ bản các thủ tục hành chính thuế của DN cũng được thực hiện điện tử. Theo đó, DN chỉ cần thơng báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng HĐĐT và được sử dụng ngay sau khi thơng báo được chấp nhận. Cùng với đó, DN khơng phải đăng ký mẫu hóa đơn điện tử, khơng phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế do phần mềm tạo HĐĐT cho phép tự xác định số lượng HĐĐT sử dụng.

Đây là nội dung khác biệt so với việc sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, thay cho việc DN phải gửi mẫu hóa đơn và hàng q phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc sử dụng HĐĐT cũng giúp DN giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng so với sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào tờ khai thuế giá trị gia tăng.

 Khó khăn

Nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, một trong 6 tỉnh, thành phố đầu tiên áp dụng hoá đơn điện tử, bên cạnh những thuận lợi, Công ty Cổ phần Đình Đơ cũng gặp phải khơng ít những khó khăn sau:

Một là, khi áp dụng hố đơn điện tử, DN phải hồn tồn chủ động các

49

lý hóa đơn; đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế và tình hình sử dụng hóa đơn; hóa đơn mang theo nhiều hơn thơng tin, hình ảnh đặc trưng của DN.

Hai là, hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam

vẫn là chứng từ giấy, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên khi mới áp dụng, các DN thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này.

Ba là, để có đủ điều kiện sử dụng HĐĐT, một trong những điều kiện

mà các DN phải có được chính là hệ thống máy móc và trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn này. Ngồi ra, cịn phải có một hệ thống nhân lực với trình độ cao để có thể sử dụng.

Bốn là, khi sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử, bản thân các DN không

chỉ liên kết với mỗi cơ quan thuế mà với ngân hàng, người mua, người bán. Các ngân hàng có thể thực hiện hố đơn điện tử nhưng với người mua, người bán thì vẫn cịn q khó, khiến cho việc triển khai thực hiện phần mềm HĐĐT diễn ra chậm.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần đình đô (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)