Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Đồng Nai (Trang 31 - 34)

TMCP Phương Nam

Để làm giảm thiểu các rủi ro trên thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra các loại rủi ro đó.

- Rủi ro thanh khoản xảy ra khi dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các Ngân hàng Thương mại bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Và các Ngân hàng không thực hiện chính sách quản lý rủi ro một cách khoa học và bài bản.

Muốn khắc phục được tình trạng này thì phải tạo được long tin đối với khách hàng, với vốn nhàn rỗi của khách hàng họ sẽ phân vân lựa chọn đầu tư hay là gửi tiết kiệm Ngân hàng. Và Ngân hàng cũng cần phải thực hiện đúng đắn chính sách quản lý rủi ro một cách hợp lý.

- Rủi ro lãi suất xảy ra khi ngân hàng nhà nước liên tục thay đổi hạ lãi suất làm cho khách hàng rút vốn mang đi đầu tư.

Đây là vấn đề mà Ngân hàng nào cũng vấp phải. Vì thế khi lãi suất hạ, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để lôi cuốn khách hàng ở lại với mình.

- Rủi ro hối đoái cũng giống rủi ro lãi suất. Tỷ giá hối đoái thay đổi nên ảnh hưởng xấu đến ngân hàng và khách hàng.

Ngoài các vấn đề rủi ro cần phải để ý đến các vấn đề chưa thực hiện tốt trong tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm như là:

+ Về lập sổ tiết kiệm: Giao dịch viên có thể nhầm lẫn khi nhập dữ liệu vào máy tính như lãi suất, loại tiền, số tiền, kì hạn, khách hàng thì nên coi lại nhân viên đó và yêu cầu tuyển nhân viên có chuyên môn, tiếp thu nhanh hơn.

+ Thu nhận tiền gửi tiết kiệm: Thủ quỹ vừa thu tiền vừa viết vào bản kê chứng từ là sai quy định. Khi thu tiền của khách, thủ quỹ thu tiền còn giao dịch viên hoắc kiểm ngân sẽ viết vào bản kê chứng từ.

+ Trả tiền gửi tiết kiệm: Giao dịch viên nhiều khi khong kiểm tra sổ đó của ai mà cứ nhập dữ liệu và làm như bình thường. Hành động này hoàn toàn sai quy tắc, trước khi hạch toán trên máy tính phải coi lại thông tin khách hàng trên sổ đối chiếu với chứng minh nhân dân của khách hàng. Nếu đúng thì mới bắt đầu hạch toán rút tiền.

CHƯƠNG 3:

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1 Nhận thức của sinh viên sau khi tìm hiểu và tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Đồng Nai:

- Tham gia lao động thực tập giúp em nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức kế toán và có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn các công việc thực tế ngoài đời. Qua thời gian làm việc và làm báo cáo lao động thực tế này giúp em có các bước cơ bản về nghiệp vụ kế toán, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, có khả năng thể hiện mình tốt hơn, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực, học hỏi được nhiều hơn về kỹ năng làm việc để giải quyết công việc tốt hơn . Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn với môi trường làm việc trong hệ thống Ngân hàng đặc biệt tại PNB-CN Đồng Nai giúp em có thể hiểu biết sâu hơn , nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp cũng hoàn thiện hơn, làm việc có kế hoạch và luôn muốn đóng góp một phần nhỏ công việc của mình để có thể xây dựng được hệ thống tại Đồng Nai vững mạnh hơn, phát triển hơn.

Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập + Thuận lợi:

- Trong công tác kế toán thì Ngân hàng sử dụng hệ thống máy tính làm cho quá trình tính toán được diễn ra nhanh gọn, kịp thời, chính xác đáp ứng tối đa nhu cầu công việc. Em thực tập tại đó nên cũng biết cách hạch toán máy khó khăn và cần sự chính xác rất cao.

- Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tâm của các anh chị tại phòng Kế toán, và sự nâng đỡ quan tâm của các cấp Lãnh đạo là điều kiện tốt cho em trong quá trình thực tập. Ngoài học hỏi được các kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp của các anh chị, em còn được trao dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích, thực tập trong mội trường của Ngân hàng trong 6 tháng tạo cho em tác phong làm việc được hoàn thiện hơn và kinh nghiệm làm việc chịu áp lực đã rèn luyện cho em tính biết chịu đựng cao.

+ Khó khăn:

- Khi được thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Đồng Nai, em thực sự cảm thấy rất vui. Nhưng bên cạnh đó em cũng cảm thấy chạnh long vì thứ nhất do em chỉ là sinh viên thực tập nên không nắm được hết các bước mà anh chị làm, kinh nghiệm của em không có, còn bỡ ngỡ trong tất cả các công việc được giao.

- Thực tập trong Ngân hàng toàn là tài liệu mật nên những cái quan trọng và những việc liên quan đến tiền thì em đều không được tham gia nên em chỉ được giao những công việc bình thường và học tập cách ứng xử với khách hàng. Vì thế những chuyên môn, nghiệp vụ Ngân hàng đối với em còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Đồng Nai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w