2.1 Đặc điểm tình hình KT-XH và tình hình phát triển khu vực kinh tế cá
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình KT-XH huyện Cẩm Thủy
Vị trí địa lý:
Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 70 Km. Diện tích 425,03 Km2, phía đơng giáp huyện Vĩnh Lộc; phía Bắc giáp huyện Thạch Thành; phía tây giáp huyện Bá Thước; phía nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định.
Cũng từ đặc điểm tự nhiên đó, Cẩm Thủy là cửa ngõ miền Tây Thanh Hóa có vị trí quan trọng về mặt qn sự; Cẩm Thủy luôn được Đảng, Nhà nước chọn làm căn cứ hậu phương cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Hành chính
Tồn huyện có 19 xã và 01 thị trấn, bao gồm: Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Tú, Cẩm Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Châu, Cẩm Phong, Cẩm Ngọc, Cẩm Long, Cẩm Phú, Cẩm Tâm, Cẩm Yên, Cẩm Vân, Cẩm Tân, Phúc Do và Thị trấn Cẩm Thủy. Có 10 xã được cơng nhận là xã vùng cao, trong đó: 4 xã đặc biệt khó khăn (thuộc Chương trình 135 của Chính phủ) gồm xã Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Quý, Cẩm Châu.
Tài nguyên thiên nhiên:
Khoáng sản ở Cẩm Thuỷ khá phong phú, có cả khống sản kim loại như: Quặng sắt ở Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Thạch; chì ở Cẩm Thạch, Cẩm Quý; vàng gốc ở Cẩm Quý, Cẩm Tâm…; vàng sa khống ở sơng Mã; ăngtimoan ở Cẩm Q. Khoáng sản phi kim: than ở Cẩm Yên, Phúc Do, Cẩm Phú.
Khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng: Cẩm Thuỷ có hơn 7000 ha núi đá vôi, tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Châu, Cẩm Bình, Cẩm Quý, Cẩm Giang, Cẩm Liên…; sét có ở Cẩm Ngọc, Cẩm Sơn, Cẩm Vân…; cát xây dựng ở sông Mã.
Nguồn nhân lực:
Dân số:
Tổng dân số đến 01/4/2009 là: 113.580 người.
Có 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Mường 52,4 %, dân tộc Kinh 44,5 %, dân tộc Dao 2,9 % còn lại là các dân tộc khác.
Lao động:
Cẩm Thuỷ có lực lượng lao động dồi dào, chiếm 45,6 % dân số; số lao động đã qua đào tạo: 8.285 người, chiếm 16,2 %, trong đó lao động được đào tạo nghề: 3.968 người, đào tạo các trình độ chun mơn khác 4.317 người.
Văn hóa- xã hội
Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của Đảng Ủy, HĐND-UBND Huyện cũng như các đơn vị, đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng cao, văn hóa giáo dục cũng đặc biệt được chú ý và có nhiều bước phát triển. Cơ sở vật chất trường học, bệnh viện được nâng cấp, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên rất nhiều, điều này có tác động tích cực đến tình hình dân trí của Huyện và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
Đặc điểm kinh tế:
Cẩm Thủy có nền nơng nghiệp truyền thống, loại hình đất đa dạng có núi, đồi, ruộng, bãi nên nền nông nghiệp phát triển phong phú, cây lúa nước là cây lương thực chính. Đặc biệt cây ngơ cũng là cây lương thực phát triển mạnh ở vùng bãi dọc theo hai triền sông Mã được bồi đắp phù sa màu mỡ cho năng suất cao. Do vậy Cẩm Thủy là một trong những vùng chuyên canh ngô lớn ở miền bắc.
Bước sang thời kỳ đổi mới của đất nước, lãnh đạo và nhân dân huyện Cẩm Thủy đã cùng nhau thực hiện quyết tâm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích,kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. . Đây vừa là động lực để kinh tế Cẩm Thủy vươn mình trong cơng cuộc
xây dựng và phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra nhưng vấn đề cần phải quản lý nhất là trong công tác quản lý và thu thuế trên đia bàn huyện.