Một số kiến nghị nhằm thực hiện thành công giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan vĩnh phúc (Trang 60 - 64)

2.1 .Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện thành công giải pháp

3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội

- Về tổ chức:

Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa về công tác tổ chức cán bộ công chức hải quan. Nên bổ sung các cán bộ tính thuế có kinh nghiệm xuống Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc để phối kết hợp với cán bộ hải quan ở Chi cục có trình độ nghiệp vụ chun sâu nhằm làm giảm tới mức thấp nhất các vụ vi phạm về gian lận thuế.

- Về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ hải quan

Tạo điều kiện đào tạo cán bộ hải quan Hà Nội nói chung và cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc nói riêng chun sâu về cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ tin học, nhằm góp phần hiện đại hố cơng tác hải quan, thủ tục hải quan và cải tiến các công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo cán bộ công chức hải quan một cách thường xuyên, liên tục, chú trọng công tác đào tạo tại chỗ.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Hồn thiện pháp luật và chính sách về xuất nhập khẩu

Mặc dù trong thời gian qua, pháp luật về quản lý thuế xuất nhập khẩu đã được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cơ bản cho hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu của cả nước, tuy nhiên hệ thống luật pháp về xuất nhập khẩu vẫn cịn tồn tại một số bất hợp lý, chồng chéo, khơng ổn định đãn đến phần nào hạn chế công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Đòi hỏi trong thời gian tới cần phải đổi mới

và hồn thiện hơn nữa chính sách nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tiễn, gắn nó với việc hồn chỉnh luật pháp về thương mại và hội nhập.

Nhìn chung chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất khẩu,nhập khẩu trong những năm gần đây. Sự hình thành các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hoá được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngồi liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hố của nước ngồi liên minh. Hiên nay, với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại – WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, có cơ hội thiết lập một trật tự kinh tế mới cơng bằng, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tât cả các nước thành viên với mức thuế xuất nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn cầu hố, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẻ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, nhất là luật thuế xuất nhập khẩu, một số vấn đề về thuế xuất khẩu,nhập khẩu cần phải quan tâm nghiên cứu thực hiện để Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Luật thuế xuất nhập khẩu mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu. Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam vừa đánh theo tính chất hàng hố, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý cho các đối tượng làm ăn bất chính triết để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dịng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau, giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa khơng phù hợp với xu thế hội nhập. Do vậy cấn phải tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất cho phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế được sự gian lận của các đối tượng.

3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp trong địa bàn

Ngành Hải quan luôn coi doanh nghiệp là bạn đồng hành, kết hợp cùng doanh nghiệp để thức đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Khuyến khích doanh nghiệp cùng thực hiện các thủ tục hải quan mới, đặc biệt là các thủ tục thơng quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hố hải quan. Khơng ngừng trao đổi cùng doanh nghiệp thực hiện tốt các pháp luật hải quan.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần phải tuân thủ pháp luật hải quan, trong công tác tự khai, tự tính thuế, doanh nghiệp cần phải trung thực khai báo đúng và đủ theo khối lượng hàng hoá thực xuất, thực nhập, quy cách chủng loại... tạo điểu kiện thuận lợi cho phía cán bộ hải quan trong cơng tác kiểm tra, giám sát và thu thuế xuất nhập khẩu.

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định mới của Nhà nước về thủ tục xuất nhập khẩu, cần có sự phối hợp với cơ quan hải quan, cập nhật các thơng tin mới có liên quan đến chính

sách thuế xuất nhập khẩu. Do khối lượng thông tin thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp cần nắm vững các chính sách mới của Nhà nước để thích ứng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho Nhà nước.

Doanh nghiệp cần thường xuyên tham gia các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Trong các buổi đối thoại, cơ quan hải quan thường cung cấp các thông tin mới liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mặt khác doanh nghiệp cũng phải phối hợp với cơ quan hải quan trong q trình thực hiện các chính sách mới đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Hải Quan đang từng bước phát triển về mọi mặt để sẵn sàng đảm đương nhiệm vụ ngày một khó khăn, trong tình hình mới. Hịa chung vào khơng khí thi đua đó, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chức năng , nhiệm vụ của mình.

Việt Nam đang từng bước tiến hành đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Hơn lúc nào hết việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về quản lý thuế Hải Quan của Hải Quan Việt Nam ngày càng trở nên cần thiết hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hải Quan là thực hiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu cần phải được đề cao hơn nữa. Việc thực hiện tốt công tác quản lý thuế sẽ giúp Nhà Nước đảm bảo nguồn tài chính, mặt khác cũng sẽ giúp nâng cao tính tuân thủ trong khai báo của người khai hải quan và quản lý chặt chẽ được hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh chính trị cho Quốc Gia.

Tuy trong thực tiễn, hoạt động kinh tế và nhất là hoạt động xuất nhập khẩu, trong giai đoạn hiên nay cịn đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức nhưng với kết quả trên và với việc kiện toàn tổ chức về mọi mặt, cùng sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo đã khẳng định Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc thực sự trường thành và đủ sức hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan vĩnh phúc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)