V. Dự trữ vật tư
3. Lựa chọn nguồn cung cấp.
Do giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm( khoảng từ 50%- 70% đối với doanh nghiệp sản xuất và cao hơn đối với doanh nghiệp thương mại) nên việc lựa chọn nguồn cung cấp hàng có chất lượng tốt, giá cả rẻ nhất, chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ tới giá thành sản phẩm. Do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được.
Nếu có q ít nguồn cung cấp, mỗi nguồn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp với số lượng lớn thì doanh nghiệp sẽ có những lợi nhuận như: có lợi thế mua bán với số lượng lớn, độ tin cậy giữa bên mua và bên bán có thể về lâu dài trở thành khách hàng truyền thống… nhưng phải chịu rủi ro cao, đơi khi có thể bị ép giá.
Nếu có q nhiều nguồn cung cấp thì doanh nghiệp có thể giảm độ rủi ro tránh được sự ép giá… nhưng không được giảm giá do mua ít, doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng trưyền thống của người cung cấp hàng, tính ổn định về giá cả chất lượng vật liệu không cao.
Nhu cầu sử dụng vật tư trung bình 1 ngày đêm * Số ngày dự trữ bảo hiểm = Qbh
VI.Tổ chức kho để dự trữ
1.Khái niệm và phân loại kho. a.Khái niệm
Kho là nơi dự trữ vật tư trước khi đưa vào sản xuất, là nơi tập trung hàng hoá thành phẩm của doanh nghiệp trước khi đi tiêu thụ
Các loại vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp thường phức tạp, vì vậy trong thời gian tập trung và dự trữ chúng, doanh nghiệp phải có một hệ thống kho để dự trữ.
b.Phân loại kho
Căn cứ vào công dụng của kho người ta chia kho ra thành: kho nguyên vật liệu chính, kho nguyên vật liệu phụ, kho nhiên liệu, kho bán thành phẩm, kho máy móc thiết bị phụ tùng, kho thành phẩm, kho phế liệu.
Căn cứ vào phương pháp bảo quản người ta chia thành: “kho trong nhà” là kho có thể ngăn cách được các ảnh hưởng trực tiếp của mơi trường bên ngồi như: mưa, nắng…”kho ngoài trời” là những sân bãi xung quanh chỉ có hàng rào bao chắn, kho này được dùng để bảo quản các loại vật tư khơng hoặc ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Kho và các thiết bị trong kho là phương tiện quan trọng để đảm bảo giữ gìn tồn vẹn số lượng và chất lượng các loại vật tư trong doanh nghiệp.Về mặt tổ chức sản xuất, kho là điểm xuất phát và là điểm cuối cùng của sản xuất
2.Nhiệm vụ và nội dung của quản lý kho a.Nhiệm vụ
Đảm bảo toàn vẹn số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, ngăn ngừa và hạn chế hư hao, mất mát
Nắm vững lượng vật tư trong kho tại bất cứ thời điểm nào về số lượng, chất lượng, chủng loại sẵn sàng cấp phát vật tư kịp thời theo yêu cầu của sản xuất
Đảm bảo thuận tiện cho việc nhập, xuất chấp hành ngiêm chỉnh chế độ và thủ tục quy định để hạ thấp chi phí bảo quản thì cơng tác tổ chức kho phải hợp lý