Quản lý người nộp thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 34 - 37)

2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn

2.2.1. Quản lý người nộp thuế

Để huy động được nguồn thu ngân sách đối với khu vực ngồi quốc doanh thì cần quản lý tốt đối tượng nộp thuế, bởi thông qua quản lý đối tượng nộp thuế sẽ giúp cho cơ quan thuế thống kê được các đơn vị sản xuất kinh doanh về mặt số lượng, ngành nghề kinh doanh. Do vậy, quản lý đối tượng nộp thuế là cơng việc đầu tiên trong q trình thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào ngân sách Nhà nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bắt đầu từ ngày 1/4/2008, các doanh nghiệp thành lập mới sẽ áp dụng qui định hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp và mã số đăng ký kinh doanh thành mã số doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế sẽ chỉ sử dụng một bộ hồ sơ duy nhất nộp tại sở Kế hoạch và Đầu tư. Cải cách về thủ tục về thủ tục hành chính này thực sự có ý nghĩa đối với các DN và cả các nhà quản lý.Về phía DN thay vì phải đăng ký tại 2 nơi như trước thì giờ doanh nghiệp chỉ cần một mã số đăng ký kinh doanh mang đến cơ quan thuế để thơng báo. Về phía các cơ quan quản lý, cùng là một đối tượng, trước đây mỗi bên quản lý thơng tin riêng dẫn đến chi phí bỏ ra nhiều mà lại khơng hiệu quả do số lượng doanh nghiệp lớn, lực lượng cán bộ lại mỏng.

Quyết định 443/2009/QĐ- TTC ban hành ngày 29/4/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về quy trình đăng ký thuế có hiệu lực ngày 14/05/2009 đã giảm bớt thời gian, thủ tục cũng như khối lượng cơng việc cần hồn thiện đối với cả hai phía là NTT và cơ quan thuế quản lý.

BẢNG 2.3. BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NNT CẤP CHI CỤC THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƯNG (TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2013)

Loại hình DN Tổng số NNT đã được cấp MST Tổng NNT đang hoạt động Số NNT tạm nghỉ KD Số NNT ngừng hoạt động Số NNT bỏ, trốn, mất tích 1. Cơng ty TNHH 8.070 4.617 191 337 2.925 2. Cơng ty Cổ phần 5.314 3.387 135 180 1.612 3. DN Tư nhân 275 79 6 39 151 4. Công ty Hợp danh 115 50 0 10 55 5. Tổng 13.774 8.133 332 566 4.743

Nguồn báo cáo tại phịng Đội Kê khai - Kế tốn thuế & Tin học

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy: trong khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh, tính đến ngày 31/12/2013 số lượng NNT đến đăng ký là 13.774 DN nhưng chỉ có 8.133 DN đang hoạt động, chiếm khoảng 59,05% số DN được cấp mã số thuế. Số DN tạm nghỉ kinh doanh là 332 DN, chiếm khoảng 2,41% số DN được cấp mã số thuế. Số DN ngừng hoạt động là 566 DN, chiếm khoảng 4,11% số DN được cấp mã số thuế. Số DN bỏ trốn, mất tích là 4.743 DN, chiếm khoảng 34,43% số DN được cấp mã số thuế. Do ý thức quá kém của một bộ phận DN bỏ trốn, mất tích đã làm giảm đáng kể nguồn thu của ngân sách nhà nước. Số DN ngừng hoạt động cho thấy hậu quả của sự suy thối kinh tế, những doanh nghiệp có cạnh tranh yếu, nguồn lực tài chính cịn hạn chế đã khơng thể đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.

Xét về tỷ trọng các loại hình DN ngồi quốc doanh thì số lượng doanh nghiệp là cơng ty TNHH chiếm đa số với 56,77% trong số các DN đang hoạt

động. Tiếp theo là công ty cổ phần với 41,65. Điều này cho thấy sự hoạt động hiệu quả của các loại hình DN này ngày càng tăng.

BẢNG 2.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NNT CẤP CHI CỤC TRONG NĂM

2013

Loại hình Số NNT được

cấp mới MST Đang hoạt động Chênh lệch

1. Công ty Cổ phần 404 369 35

2. Công ty TNHH 755 691 64

3. DN Tư nhân 15 9 6

4. Công ty hợp danh 1 1 0

Nguồn số liệu Phịng Đội Kê khai - Kế tốn thuế & Tin học Chỉ riêng năm 2013, có thêm 1070 DN NQD hoạt động, trong đó, cơng ty TNHH chiếm đa số với 691 DN chiếm 64,58% DN mới hoạt động. Cùng với việc quản lý những DN cũ đang hoạt động trên địa bàn mà số lượng cán bộ lại chỉ có hạn nên cơng tác quản lý các đối tượng nộp thuế trên địa bàn cần được phối hợp chặt chẽ với các UNDN các phường, ban quản lý các khu vực xem xét tình hình kinh doanh của NNT.

Nhằm mục tiêu quản lý tốt đối tượng nộp thuế, ban lãnh đạo Chi cục và đặc biệt là Đội Kiểm Tra thuế đã đặt căn cứ vào số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp mã số thuế để đối chiếu, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp; mở sổ theo dõi tình hình biến động của các doanh nghiệp mang tính liên tục hàng ngày trên máy tính. Sổ này được thực hiện với nội dung sau:

- Đối với doanh nghiệp mới hoạt động: theo dõi chặt chẽ và kiểm tra đúng, chính xác như trong đăng ký kinh doanh về nhiều mặt như: địa điểm kinh doanh, tài khoản ngân hàng sử dụng trong đăng ký kinh doanh, địa điểm

kinh doanh phải có thật và doanh nghiệp phải có quyền sử dụng trong thời hạn đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng phải được sử dụng và phải đảm bảo có số dư trong tài khoản.

- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số thuế doanh nghiệp nộp vào NSNN.

- Đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động: Trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh doanh có cơng văn cán bộ quản lý xem số, ngày tháng của công văn xin ngừng hoạt động, thời gian xin ngừng hoạt động và thu hồi hóa đơn của doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh doanh khơng có cơng văn cán bộ thuế phải viết tay giấy mời đến kê khai và xử lý hành chính, nếu doanh nghiệp khơng đến kê khai thì cán bộ thuế viết giấy mời 3 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày, sau 3 lần khơng đến kê khai thì cán bộ thuế xuống địa bàn lập biên bản tình trạng doanh nghiệp có trên địa bàn hay khơng để đóng mã số thuế.

- Doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp có trụ sở rõ ràng nhưng mời 3 lần không lên làm việc và công an phường nơi doanh nghiệp có trụ sở xác nhận doanh nghiệp khơng cịn ở nơi cư trú thì lập biên bản doanh nghiệp khơng cịn tồn tại để đóng mã số thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)