Quản lý thu nộp tiền thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 56 - 61)

2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn

2.2.3. Quản lý thu nộp tiền thuế

Có thể khẳng định quản lý căn cứ tính thuế là một nhiệm vụ trọng tâm của quản lý thuế TNDN, nhưng quản lý thu nộp tiền thuế lại có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý đối tượng nộp thuế.

Quản lý tình hình thu nộp thuế là cơng tác quan trọng để xác minh số thuế doanh nghiệp cịn thiếu hay khơng, cũng là cơ sở để xác minh doanh nghiệp “ma” , khả năng gian lận, trốn thuế của đối tượng, là cơ sở để kiểm tra thuế các đối tượng trên địa bàn.

Quy trình quản lý thuế TNDN liên quan đến các đội: Đội kê khai và kế toán thuế, đội kiểm tra thuế và đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

Đội kê khai kế toán thuế:

- Căn cứ tờ khai thuế DN nộp hàng tháng, quý và số thu từ kho bạc nhà nước chuyển về để xác định số thuế nợ đọng của từng doanh nghiệp.

- Căn cứ quyết định hoặc chứng từ xử lý nợ của đội kiểm tra thuế và đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để cập nhật, theo dõi số thu nộp theo từng DN.

- Đối chiếu số thuế nợ đọng của Doanh nghiệp với đội kê khai và kế toán thuế để điều chỉnh số liệu cho chính xác.

Đội kiểm tra thuế và các đội thuế liên phường a, Quản lý nợ:

- Căn cứ số liệu của Đội Kê khai kế toán thuế chuyển sang, các đội kiểm tra thuế và đội thuế liên phường thực hiện rà soát từng trường hợp theo nguyên nhân, tuổi nợ, tình trạng nợ để phân loại.

- Phân loại nợ theo các tiêu thức: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu. Sau đó kiểm tra cập nhật kết quả phân loại nợ vào sổ theo dõi nợ của từng đối tượng và tổng hợp lại.

- Sổ theo dõi nợ thuế được lập chi tiết cho từng đối tượng nợ thuế, phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ. Sổ được lập theo từng tháng, cuối tháng phải kết chuyển nợ sang tháng sau.

b, xử lý nợ:

Hàng tháng, viên chức kiểm tra sổ theo dõi nợ thuế tháng trước và kết quả phân loại nợ để lập thông báo tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp với các khoản nợ có tuổi nợ trên 30 ngày gửi cho người nộp thuế. Với khoản nợ chờ xử lý, nợ khó thu của người nộp thuế bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản thì tạm thời chưa phát hành thông báo. Sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà người nộp thuế chưa nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chưa

đủ thì các Đội Kiểm tra thuế sẽ lập danh sách và chuyển các đối này sang Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

Với nợ khó thu: Nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá

sản vẫn lập thơng báo nhắc nợ do các đối tượng này chưa nộp Quyết định giải thể. Nợ của người nộp thuế bỏ trốn, mất tích hoặc người nợ thuế ngừng và tạm kinh doanh, viên chức đưa số nợ này vào danh sách khó thu và theo dõi đến khi người nộp thuế hoạt động kinh doanh trở lại thì tiến hành đốc thu chứ khơng xóa nợ.

Với nhóm nợ chờ xử lý: hướng dẫn người nợ thuế lập và hoàn chỉnh hồ

sơ đề nghị xử lý nợ. Sau đó viên chức kiểm tra làm thủ tục trình Ban lãnh đạo xử lý nợ đối với khoản nợ. Riêng với khoản nợ chờ xử lý bù trừ với tiền hồn thuế thì cán bộ kiểm tra kết hợp với hồ sơ hồn thuế để xác định chính xác số thuế được hoàn để lập lệnh thu ngân sách phù hợp giữa số thuế được hồn và số thuế cịn nợ.

Với nhóm nợ thơng thường (nợ q 90 ngày): Hàng tháng viên chức

kiểm tra căn cứ sổ theo dõi nợ thuế tháng trước và kết quả phân loại nợ để lập thông báo tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp tính đến ngày phát hành thơng báo đối với các khoản nợ có tuổi nợ trên 30 ngày gửi cho người nợ thuế. Từ ngày 31 đến ngày thứ 90 kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, sau khi đã ra thông báo mà người nộp thuế khơng chấp hành thì viên chức kiểm tra lập thư mời người nợ thuế đến cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và ngun nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền thuế và yêu cầu người nợ thuế cam kết nộp thuế. Nếu sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà người nợ thuế chưa nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chưa đủ số thuế cịn thiếu thì các Đội kiểm tra thuế sẽ lập danh sách chuyển các đối tượng này sang Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế để tiếp tục xử lý theo quy định.

- Các trường hợp đã có quyết định hoặc chứng từ xử lý nợ sẽ được ghi sổ theo dõi nợ thuế của từng đối tượng nợ thuế, đồng thời chuyển đến Đội kê khai kế toán thuế để cập nhật và tiếp tục theo dõi.

Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế:

Viên chức Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế có trách nhiệm kiểm tra, đơn đốc, xử lý các khoản nợ có tuổi nợ lớn hơn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp đã được các Đội kiểm tra thuế lập thông báo nhắc nợ (2 lần) mà người nộp thuế vẫn chưa nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chưa đủ. Đối với các trường hợp nợ thuế chây ì, khơng nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp thì viên chức Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế kết hợp với các hội đồng tư vấn thuế, ủy ban nhân dân, công an phường, quận để tiến hành cưỡng chế thuế.

Cán bộ kiểm tra quản lý doanh nghiệp đã chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước kịp thời đầy đủ theo thông báo thuế hay quyết định truy thu, do đó số thu của Chi cục ln có số thu năm sau lớn hơn năm trước. Nhưng bên cạnh đó tình trạng nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp với số tiền nợ đọng thuế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thuế mà Chi cục thu được nên làm cho năm 2013 thuế TNDN vẫn chưa vượt mức dự toán pháp lệnh. Số báo cáo nợ đọng được thể hiện qua bảng 2.9 sau:

BẢNG 2.9. TỔNG KẾT SỐ THUẾ TNDN NỢ ĐỌNG CHI CỤC THUẾ QUẬN HBT (TÍNH ĐẾN 31/12/2013)

Đơn vị : Triệu đồng

Loại hình Số phải thu Số đã thu Số cịn phải thu Thực thu Tỷ lệ (%) Chưa thu Tỷ lệ (%) Công ty Cổ phần 168.240 121.440 72,19 46.800 27,81 Công ty TNHH 222.360 152.670 68,65 69.690 31,35 DN tư nhân 32.625 19.185 58,80 13.440 41,2 Công ty Hợp danh 15.540 7.543,5 48,54 7.996,5 42,46 Tổng 438.750 305.145 69,54 133.605 30,45

( Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế Hai Bà Trưng)

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy số thuế TNDN nợ đọng chưa thu được năm 2013 là 133.605 triệu đồng, chiếm khoảng 30,45% số nợ đọng phải thu cả năm. Xét theo tỷ trọng công ty cổ phần cịn nợ ít nhất với số nợ đọng là 46.800 triệu đồng chiếm 27,81%. Số nợ đọng nhiều nhật là công ty TNHH tương ứng 69.690 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng số nợ đọng thuế TNDN chưa thu nhiều hơn 40% nằm trong khu vực DNTN. Qua đó cho thấy cần phải tăng cường quản lý hơn nữa các DN NQD để tăng cường số thu cho NSNN.

Với tổng số thuế nợ đọng thuế TNDN là 133.605 triệu đồng, thì có 12.305 triệu đồng là nợ khó thu chiếm tỷ trọng khoảng 9,21%, 78.172 triệu đồng là nợ chờ xử lý, chiếm tỷ trọng khoảng 58,51%, cịn lại nợ có khả năng thu là 43.128 triệu đồng chiếm 32,28% tổng só nợ.

Tỷ trọng thuế TNDN nợ đọng so với số thuế phải thu à 30,45%, điều này cho thấy quá trình quản lý của Chi cục đã có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có

những khuyết điểm đó là vẫn chưa quản lý chặt chẽ đối với các khoản thu và lưc lượng cịn mỏng nên tình hình truy thu thuế vẫn chưa tốt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nợ đọng của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Quận thời gian qua là:

+ Do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khó khăn về tình hình tài chính nên khơng có khả năng nộp thuế TNDN.

+ Do các doanh nghiệp cố tình dây dưa, nợ thuế để chiếm dụng vốn NSNN.

+ Công tác đôn đốc và kiểm tra thu nộp thuế TNDN ở các đội kiểm tra thuế và liên phường hiện đang được thực hiện tương đối tốt, song đôi khi xử lý vi phạm các quy định về thuế còn chưa nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)