Đối với nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 46 - 48)

Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Con người là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của cơng ty nói chung và trong từng nghiệp vụ nói riêng. Một trong những hạn chế lớn nhất của SVIC hiện nay là trình độ cán bộ còn non yếu về kinh nghiệm, số lượng cán bộ am hiểu nghiệp vụ khơng nhiều. Vì vậy việc đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên lúc này là hoàn toàn cần thiết.

Mặt khác, nghiệp vụ BH hỏa hoạn là một trong những nghiệp vụ có tỷ lệ tái cao bên cạnh những nghiệp vụ khác như BH xây dựng lắp đặt, hàng hóa vận chuyển…do vậy trong q trình triển khai sẽ nảy sinh nhiều mối quan hệ giao dịch không chỉ với đối tác trong nước mà cịn ở nước ngồi. Với những tính chất đặc thù của nghiệp vụ khơng chỉ địi hỏi cán bộ giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà cịn giỏi ngoại ngữ giao tiếp đặc biệt khi mà thị trường BH đang dần mở cửa. Một trong các biện pháp mà các công ty hiện nay đang sử dụng là tiến hành đào tạo, cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ của Hiệp hội.

Thứ hai, tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo hiểm hỏa hoạn.

. Cơng tác tun truyền này có vai trị rất quan trọng để gia tăng nhu cầu sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn, đặc biệt ở nước ta hiện nay, khi người dân chưa có thói quen tập qn mua BH để phịng ngừa rủi ro thì cơng tác này lại càng hết sức quan trọng. Nếu ý thức của người dân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao, thì nhu cầu cũng như số lượng của người tham gia BH sẽ tăng lên. Cho nên, cơng ty cần có một khoản chi hợp lý cho công tác này.

Ngồi ra, cơng ty cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội BH Việt Nam để tuyên truyền rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.

Thứ 3, mở rộng kênh khai thác qua đại lý, môi giới đồng thời tận dụng thế mạnh là có những cổ đơng đặc biệt là ngân hàng SHB.

Đại lý và môi giới, họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đây hầu hết là kênh khai thác truyền thống của các công ty bảo hiểm. Họ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm, thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng.

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ cho doanh thu cao ở SVIC Hà nội. Mặc dù như vậy, nhưng SVIC Hà nội vẫn chưa thực sự khai thác qua các kênh như đại lý, mơi giới. Vì vậy mà việc chú ý mở rộng đại lý là rất cần thiết, đặc biệt ở những nơi mà tổng cơng ty chưa có các đơn vị thành viên hoạt động. SVIC có thêm thế mạnh so với các cơng ty bảo hiểm khác là có những cổ đơng lớn đặc biệt là ngân hàng SHB. Tận dụng mạng lưới dày đặc các chi nhánh của SHB, SVIC Hà nội có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn đến người tiêu dùng.

Bên cạnh việc mở rộng kênh khai thác này thì cơng ty cũng cần phải tăng cường đào tào để các cán bộ ngân hàng SHB này được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ như các kỹ năng khai thác, ĐGRR,… Như vậy sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm và yên tâm khi tham gia bảo hiểm tại công ty. Cần tổ chức các buổi nói chuyện để hồn thiện thêm quá trình khai thác, khiếu nại, các yêu cầu về hồ sơ, chứng từ để họ có thể tư vấn đầy đủ cho khách hàng.

Ngoài những giải pháp trên, SVIC Hà nội cũng cần chú ý đến nâng cao hiệu quả một số công tác như giám định bồi thường; kịp thời phát hiện và đưa những trường hợp gian lận, trục lợi bảo hiểm ra trước pháp luật…

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)