Đối với công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 52 - 60)

3.3.2 .Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

3.3.3. Đối với công ty

Tất cả nghiệp vụ

-Quảng bá thương hiệu công ty đối với khách hàng. Quảng bá

thương hiệu là một khâu không thể thiếu trong chiến lược Marketing của một sản phẩm và là hoạt động không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Mặc dù hoạt động BH không phải là hoạt động kinh doanh thuần túy. Khách hàng chỉ biết đến chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp sau khi có sự kiện BH xảy ra và doanh nghiệp đã tiến hành chi trả bồi thường. Nên các DNBH cần có chiến lược để quảng bá thương

hiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, công ty cũng cần chú ý xây dựng cải tiến, mở rộng chủng loại sản phẩm mới, và các điều khoản, quy tắc bảo hiểm phải luôn kịp thời cập nhật bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Nếu hoạt động này hiệu quả, nó sẽ làm tăng uy tín BH của cơng ty cho khách hàng, đảm bảo mức DT trong dài hạn của SVIC Hà nội sẽ tương đối ổn định.

-Về việc phát triển mạng lưới, chi nhánh. Hiện tại tồn SVIC có

đến 14 đơn vị thành viên, song mạng lưới này cịn mỏng, khơng song hành cùng các đại lý của ngân hàng SHB dẫn đến việc khai thác khách hàng tiềm năng gặp khó khăn. Mặc dù đã có phịng bảo hiểm mở rộng đến tận Bắc Giang, nhưng SVIC Hà nội cần nỗ lực xây dựng các chi nhánh, đại lý thông qua ngân hàng SHB để lấp đầy những khoảng trống của SVIC trên toàn thị trường.

-Về cơ chế lương, thưởng: Cần xây dựng một hệ thống tính lương

hợp lý, theo điểm của từng nhân viên, trả lương theo năng lực từng nhân viên. Từ đó kích thích làm việc cũng như thu hút đội ngũ nhân viên năng lực cao.

-Về nhân sự: Ổn định tổ chức, tiếp tục đào tạo cán bộ dưới nhiều

hình thức như gửi đi học nước ngồi, đào tạo trong nước, định kỳ tổ chức thi tuyển để lựa chọn những cá nhân xuất sắc, có năng lực, làm việc hiệu quả…

Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn:

- Thực hiện việc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới:

Trong thời gian qua, tỷ lệ tái tục ở SVIC không cao, gần 45% khách hàng cũ không tái tục. Việc xây dựng quan hệ với khách hàng mới gặp nhiều khó khăn do SVIC là thương hiệu còn khá mới trên thị trường, chưa được người tham gia biết đến, sức cạnh tranh yếu. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần thay đổi chiến lược lựa chọn khách hàng, tiến hành khai thác lâu dài và tìm kiếm khách hàng tiềm năng đặc biệt là hộ gia đình, khu vực tư nhân. Do nguồn khách hàng từ trước đến nay thường là các tổ chức, DN đặc biêt

nghiệp vụ BH hỏa hoạn thì hầu như khơng có khách hàng cá nhân. Để thu hút và mở rộng khách hàng, SVIC cần xây dựng lại chính sách khách hàng hợp lý và dành một phần chi phí cho việc nghiên cứu tìm kiếm khách hàng.

- Kiểm soát tất cả các khâu từ khai thác, đến giám định, bồi thường:

Trong thời gian đầu, SVIC tập trung cho khai thác rất nhiều nên còn đa số cạnh tranh bằng việc hạ phí, cũng như chưa nhiều kinh nghiệm trong quản lý rủi ro, dẫn đến tỷ lệ BT khá cao. Do vậy mặc dù DT khai thác qua hai năm có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng tỷ lệ BT đang khá cao dẫn đến hiệu quả thấp. Cơng ty cần có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ những khâu cơ bản này, để từ đó giúp hoạt động của nghiệp vụ này có hiệu quả.

Ngồi ra, cơng ty phải kế hoạch hóa chi phí cho từng giai đoạn, từng công tác ĐGRR, ĐPHCTT, giám định, bồi thường được phù hợp nghiệp vụ tránh hiện tượng chi vượt thu.

KẾT LUẬN

Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải trải qua nhiều khó khăn từ những tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới và đã bộc lộ những khơng ít vấn đề bất cập. Song hoạt động bảo hiểm vẫn diễn ra sôi động với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nằm trong xu thế đó, SVIC Hà nội cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực trong đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn.

Mặc dù cịn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ nhưng với kết quả đã đạt được và những bài học được thực tế kiểm nghiệm trong hai năm 2010, 2011 nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn sẽ còn nhiều cơ hội phát triển. Hiện tại trong thời gian gần đây, SVIC Hà nội cần khẩn trương xem xét lại công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất tất cả các nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ hỏa hoạn, để giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức thấp nhất có thể và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, nhằm khẳng định vị trí, cũng như vai trị của mình trong tồn SVIC.

Theo định hướng chung của công ty, phấn đấu đưa nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn trở thành nghiệp vụ khai thác mũi nhọn của công ty. Trong tương lai không xa, với quyết tâm tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp của chiến lược phát triển thị trường BH Việt Nam đến năm 2015, chắc chắn SVIC Hà nội còn tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và vững chắc. Từng bước hòa nhập vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐGRR VÀ ĐPHCTT

TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT...........1

1.1. Khái quát về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.......................1

1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.................1

1.1.2. Sự ra đời và phát triển...........................................................................2

1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt..........3

1.2.1. Đối tượng bảo hiểm................................................................................3

1.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm.................................................3

1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.....................................................8

1.2.4. Phí bảo hiểm.........................................................................................10

1.3. Lý luận về cơng tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt..........................................................................................12

1.3.1. Công tác đánh giá rủi ro......................................................................12

1.3.1.1. Vai trị của cơng tác đánh giá rủi ro..................................................12

1.3.1.2. Nội dung cơ bản công tác đánh giá rủi ro.........................................13

1.3.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất....................................................15

1.3.2.1. Vai trị của cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất................................15

1.3.2.2. Nội dung cơ bản công tác ĐPHCTT.................................................16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CƠNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ PHỊNG HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI SVIC HÀ NỘI.............18

2.1. Tổng quan về Công ty SHB – VINACOMIN Hà Nội........................18

2.1.1. Giới thiệu chung về cơng ty SVIC Hà nội...........................................18

2.1.2.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt..........

...........................................................................................................24

2.2. Thực trạng công tác ĐGRR và ĐPHCTT nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà Nội..............................................28

2.2.1. Công tác đánh giá rủi ro......................................................................28

2.2.2. Cơng tác đề phịng, hạn chế tổn thất...................................................33

2.2.3. Đánh giá công tác ĐGRR và ĐPHCTT của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà Nội...............................................................38

2.2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................38

2.2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại..........................................................40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐGRR VÀ ĐPHCTT BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI SVIC HÀ NỘI.......................43

3.1. Định hướng của SVIC Hà nội trong giai đoạn tới ( 2011-2015)........43

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong nghiệp vụ hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà nội............45

3.2.1. Đối với nghiệp vụ.................................................................................46

3.2.2. Đối với công tác đánh giá rủi ro..........................................................48

3.2.3. Đối với cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất........................................49

3.3. Một số kiến nghị....................................................................................50

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.....................................................50

3.3.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam...................................................52

3.3.3. Đối với công ty......................................................................................52

LỜI MỞ ĐẦU

Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, bảo hiểm đã phát triển, thâm nhập vào hầu hết mọi ngõ ngách trong đời sống kinh tế xã hội. Và nó đã đóng góp phần khơng nhỏ trong cơng việc ổn định tài chính, tiếp tục sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức cũng như các doanh nghiệp khi gặp rủi ro. Ngoài ra, bảo hiểm cịn là một cơng cụ huy động những nguồn vốn nhàn rỗi khá hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân.

Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọViệt Nam đã hình thành, phát triển, và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, năm 2012, theo cam kết WTO, chi nhánh các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi sẽ được chính thức thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khơng chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà cịn thêm các đối thủ là các chi nhánh nước ngoài. Từ đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới để có thể đứng vững và phát triển trên thương trường.

Theo số liệu năm 2011 của Hiệp hội bảo hiểm, một chỉ tiêu đang được các doanh nghiệp bảo hiểm chú ý là tỷ lệ bồi thường năm 2011 tăng 5,33% so với năm 2010, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường năm 2011 là 8.676 tỷ đồng, chiếm khoảng 42,33% doanh thu bảo hiểm phí gốc (tỷ lệ bồi thường năm 2010 chiếm 37% doanh thu). Trong đó đáng chú ý nhất là nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tỷ lệ bồi thường cao nhất lên đến 57,6% doanh thu bảo hiểm gốc. Theo phân tích của một chuyên gia bảo hiểm, tỷ lệ này chịu ảnh hưởng ít nhiều của yếu tố lạm phát, song nguyên nhân chính là do yếu tố khai thác như công tác chấp nhận bảo hiểm, ĐPHCTT…chưa thực sự hiệu quả.

SVIC là một doanh nghiệp đang còn khá trẻ trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, do kinh nghiệm còn chưa nhiều nên tỷ lệ bồi thường nhiều nghiệp vụ đang khá cao. Cũng như các doanh nghiệp khác, để kiểm sốt tốt tỷ lệ bồi

thường, SVIC nói chung cũng như SVIC Hà nội nói riêng, đều phải kiểm sốt chặt chẽ, và nâng cao chất lượng trong khâu khai thác cho đến đề phòng hạn chế tổn thất và giám định, bồi thường. Ngoài ra, nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn đang tăng lên nhanh chóng do khí hậu ngày càng nóng lên, nên doanh nghiệp bảo hiểm càng phải chú ý tới cơng tác hồn thiện nghiệp vụ này. Nhận thấy được vấn đề đang tồn tại ở toàn thị trường cũng như tại bản thân SVIC Hà Nội cần được giải quyết nên em quyết định lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “ Cơng tác đánh giá rủi ro và đề phịng hạn chế tổn thất nghiệp

vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm SHB – VINACOMIN Hà nội – Thực trạng và giải pháp”, nhằm để giúp mọi người

có cái nhìn khái qt nhất về hai cơng tác của loại hình nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản này. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, nên trong phạm vi luận văn này em chỉ tập trung nghiên cứu đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tự nguyện.

Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Chương 2: Thực trạng triển khai công tác ĐGRR và ĐPHCTT nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐGRR và ĐPHCTT của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà nội

Trong thời gian thực tập ở SVIC Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể ban lãnh đạo của cơng ty nói chung cũng như các anh chị phịng nghiệp vụ nói riêng và sự chỉ bảo hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Ánh Nguyệt để em hoàn thành bài luận văn. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn, đề tài cịn gặp nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và các anh chị để bài viết hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)