Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC và người tham gia bảo hiểm trong công tác ĐPHCTT.
ĐPHCTT hiệu quả sẽ góp phần tạo tâm lý an tâm cho khách hàng đồng thời giảm được xác suất bồi thường cho công ty. Tuy nhiên để thực hiện được các biện pháp ĐPHCTT chất lượng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà BH, cảnh sát PCCC và người tham gia BH. Khách hàng có trách nhiệm bố trí và quản lý TS, có phương án chữa cháy được cảnh sát PCCC thông qua, đồng thời thường xuyên phải bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị. Một thực tế hiện nay là doanh nghiệp mua BH hỏa hoạn đồng nghĩa với việc giao phó hết trách nhiệm cho cơng ty BH nên họ chủ quan mất cảnh giác hơn. Vì vậy cơng ty phải thường xun đơn đốc khách hàng thực hiện tốt các biện pháp ĐPHCTT theo yêu cầu đã đề ra. Doanh nghiệp cần trích một phần doanh thu phí hợp lý theo kế hoạch để kết hợp với cơ quan PCCC từ đó hỗ trợ trang bị phương tiện PCCC cho khách hàng, tuyên truyền quảng cáo, tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về PCCC… Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp cũng cần bỏ ra một khoản chi để giúp cơ quan PCCC sử dụng các biện pháp hạn chế số lượng tổn thất, giảm thiểu số tiền bồi thường.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu chi ĐPHCTT hợp lý và xây dựng định mức chi đối với từng đối tượng BH thông qua mức độ rủi ro.
Mặc dù chú trọng đến tỷ lệ chi hợp lý, nhưng công ty vẫn phải chú ý tỷ lệ đối với từng khoản phải chi, để tránh trường hợp chi dàn trải, không tập
trung, dẫn đến giảm hiệu quả. Một cơ cấu chi hợp lý sẽ giúp cho người được bảo hiểm cũng như nhà bảo hiểm có thể n tâm. Đối với tình hình như SVIC Hà nội hiện nay thì tỷ lệ chi về hỗ trợ kinh phí cần được coi trọng hơn, thường thì mức chi này chiếm khoảng 60% là hợp lý được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn áp dụng. Cho nên, công ty cần điều chỉnh cơ cấu chi như sau: 60% chi hỗ trợ kinh phí; 30% chi tun truyền; 10% chi hội nghị. Ngồi ra, công ty cũng cần xây dựng một cơ cấu cũng như định mức chi chi tiết đến từng nhóm đối tượng bảo hiểm theo một tiêu chí nhất định để giúp các KTV có thể dễ dàng thực hiện công tác này.
Thứ ba, phân định rõ ràng trách nhiệm của công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm các khách hàng thường tỏ ra rất chủ quan và mất cảnh giác đề phòng các rủi ro xảy ra. Đây là thực tế phổ biến của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trường hiện nay không riêng bảo hiểm hỏa hoạn. Cho nên, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng trách nhiệm của công ty bảo hiểm và các bên liên quan trong HĐBH, để người tham gia bảo hiểm ý thức được phần trách nhiệm của mình từ đó thực hiện tốt hơn cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất, tránh hiện tượng ỷ lại công tác này cho công ty bảo hiểm,. Mặt khác, nếu phân định trách nhiệm rõ ràng có thể giúp cơng ty bảo hiểm xác định được rõ ràng mức trách nhiệm bồi thường của mình khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tránh được các vụ kiện tụng trước tòa án.