Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH in thương mại và xây dựng nhật quang (Trang 36 - 54)

2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VK DỞ CÔNG TY

2.2.3.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004:

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số VKD. Năm 2004 VCĐ của công ty là: 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong đó chủ yếu đầu tư cho TSCĐ. Hơn nữa đây cũng là cơ sở tạo ra năng lực sản xuất cho cơng ty. Vì vậy cần xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 được phản ánh qua bảng số liệu Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 (trang bên)

Tính đến cuối năm 2004, tổng TSCĐ của cơng ty đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng, chủ yếu là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phương tiện vận chuyển và thiết bị văn phịng. Trong đó:

Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 1.993.196nđ chiếm 65,86% trong tổng TSCĐ. Do lĩnh vực chính của cơng ty là in nên máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là tương đối phù hợp. Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động được ba năm mà ngay từ đầu công ty đã mua sắm đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại vì vậy trong 3 năm nay thì tỷ lệ tăng giảm về TSCĐ của công ty là không đáng kể.

Phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển và quản lý 682.132nđ chiếm 22,54% trong tổng TSCĐ. Phương tiện vận tải của công ty chủ yếu phục vụ cho hai lĩnh vực nội thất và du lịch mà hai lĩnh vực này của cơng ty cịn chưa phát triển nên phương tiện vận tải của cơng ty chưa phát huy được hết cơng suất, vì vậy năm 2004 công ty không đầu tư thêm phương tiện vận tải mà chỉ tăng cơng suất hoạt động để tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thiết bị quản lý văn phịng và thiết bị phục vụ cho cơng tác thiết kế quảng cáo là 350.810nđ chiếm 11,6% trong tổng TSCĐ. Loại tài sản này chủ yếu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế và du lịch nên thường có giá trị thấp.

Cơng ty hiện nay khơng có tài sản cố định chưa cần dùng và khơng cần dùng. Nhìn chung về số tương đối tăng với tỷ lệ cao song xét về số tuyệt đối thì số tăng là khơng đáng kể so với các công ty trong cùng lĩnh vực In vì quy mơ của cơng ty cịn q nhỏ so với các cơng ty khác trong cùng ngành. Vì vậy hiện tại kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý do đặc điểm kinh doanh cuả công ty là vừa kết hợp sản xuất, vừa kinh doanh thương mại và dịch vụ. TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị lớn vì tính đặc thù của sản xuất, yếu tố tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm, biểu hiện năng lực của công ty và TSCĐ dùng cho kinh doanh thương mại và dịch vụ có giá trị thấp hơn do tính đặc thù của kinh doanh. Song, để có thể phát triển và có chỗ đứng trên thị trường thì cơng ty khơng thể cứ duy trì quy mơ như cũ mà cơng ty cần phấn

đấu huy động vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mơ SXKD. Từ đó tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Qua biểu 06 ta thấy cuối năm TSCĐ của công ty tăng lên do công ty đã tập trung đầu tư thêm một số máy móc gia cơng, máy móc thiết kế phục vụ cho việc sản xuất in để hồn thiện và nâng cao chất lượng q trình in. Nhưng để đánh giá được sự biến động của TSCĐ là hợp lý hay chưa cần phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty qua biểu số 07: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2004 (trang bên)

Cùng với việc phân tích sự biến động của TSCĐ như trên và qua số liệu biểu 07 về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đã cho thấy cái nhìn tồn diện hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của cơng ty. Tại thời điểm năm 2004 giá trị cịn lại tính chung cho tồn bộ TSCĐ của công ty cũng như từng loại TSCĐ là tương đối cao. Cũng như phân tích ở trên qua biểu số 06 thì TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị cao hơn so với các loại tài sản khác chứng tỏ công ty sau khi thành lập đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại dùng cho công nghệ sản xuất in, sau một thời gian hoạt động sản xuất đi vào ổn định công ty đã tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 không lớn song những cũng phần nào khẳng định được sự cố gắng của công ty, sự biến động tăng của TSCĐ không làm cho vốn lưu động dùng cho kinh doanh của công ty giảm, không làm ảnh hưởng đến lượng tiền lưu thơng trong kinh doanh điều đó chứng minh được sự hợp lý của sự biến động TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra bây giờ là yêu cầu cho những năm tới phải khai thác tối đa năng lực của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của cơng ty. Vì thực tế hiện tại năm 2004 công ty mới chỉ phát huy được 70% cơng suất máy móc thiết bị. Như vậy cịn lại 30% cơng suất là chưa được khai thác sử dụng triệt để. Từ đó cho thấy cơng ty chưa thật sự cố gắng cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng uy tín đối với khách hàng. Vì

vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa trong chiến lược quảng cáo, chiến lược ưu đãi đối với khách hàng nhằm mở rộng thị trường.

Với tình hình đầu tư về TSCĐ của công ty như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm 2004 được đánh giá qua 1 số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh năm 2004 với 2003 qua biểu 08: Hiệu quả sử dụng VCĐ 2 năm 2003-2004( Trang bên):

Qua biểu 08 ta thấy:

Hiệu quả sử dụng VCĐ trước hết được biểu hiện qua doanh thu tiêu thụ năm 2004 đạt 11.352.466nđ, tăng 1.919.809nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,35% là sức tăng trưởng khá cao của công ty, lợi nhuận năm sau đạt cao hơn năm trước 64.688nđ tương đương với 21,28%. Trong năm 2004 số lượng và giá trị các hợp đồng in các sản phẩm cùng loại tăng cao hơn năm trước trong đó tập chung chủ yếu là các sản phẩm về nhãn mác, bao bì, tờ quảng cáo còn các sản phẩm về ấn phẩm, sách báo giảm. Bên cạnh đó các hợp đồng thầu về lắp đặt nội thất tăng và có giá trị lớn, các hợp đồng về phục vụ khách du lịch và vận chuyển khách du lịch cũng tăng do cơng ty đã có chú trọng đến công tác quảng cáo, tiếp thị về dịch vụ du lịch của mình ra thị trường. Như vậy doanh thu tăng và lợi nhuận tăng lên là do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Mặc dù du lịch là lĩnh vực mới hoạt động của công ty song cũng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan vì thực tế nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhưng để có thể phát triển lĩnh vực này này thì cơng ty cần đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường và từ đó nghiên cứu, tìm ra những vùng, miền, những dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 4,56 tăng so với năm 2003 là 0,3 có nghiã là 1 đồng VCĐ sử dụng năm 2004 đã mang lại 4,56 đồng doanh thu thuần nhưng với 1 đồng vốn VCĐ trong năm 2003 chỉ mang lại 4,26 đồng doanh thu thuần. Từ đó, hàm lượng VCĐ trong một đồng doanh thu năm

2004 là 0,22 giảm 0,01 so với năm 2003. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng làm cho hàm lượng VCĐ giảm 0,01 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra năm 2004 thì cần số VCĐ BQ ít hơn năm 2003 là 0,01 đồng. Có sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự giảm đi của hàm lượng VCĐ là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ BQ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tăng do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và VCĐBQ trong đó:

Ảnh hưởng của doanh thu tăng = =

=0,87.

Ảnh hưởng của VCĐ tăng = DT X

= 11.352.466 x ( ) = - 0,57

Như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,3 đồng do doanh thu tăng đã làm tăng 0,87đ, VCĐ tăng làm giảm 0,57đ. Sở dĩ doanh thu tăng trong kỳ là công ty đã ký thêm được một số hợp đồng in bao bì, một số hợp đồng thầu lắp đặt nội thất. Hơn thế nữa sau 6 tháng hoạt động thì lĩnh vực hoạt động du lịch đã có sự thu hút của khách hàng do đó cũng đem lại doanh thu tương đối.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 là 4,08 tăng 0,15 so với năm 2003. Tức là cứ 1 đồng NGTSCĐ BQ năm 2004 thì tạo ra 4,08 đồng doanh thu thuần cịn năm 2003 thì chỉ tạo ra 3,93 đồng doanh thu thuần. Có sự tăng lên này là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu thuần (20,35%) lớn hơn tốc độ tăng của NGTSCĐ BQ( 15,93%). Nguyên giá tăng, doanh thu thuần cũng tăng. Thực tế xem xét tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 ta thấy cơng ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, làm tăng năng lực sản

xuất của cơng ty vì vậy doanh thu thuần cũng tăng thêm một phần nhờ tăng thêm TSCĐ.

Doanh thu của công ty tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Nhân tố chủ quan:

Công ty đã khai thác và nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng về sản phẩm in, sản phẩm nội thất và dịch vụ du lịch. Mặc dù lĩnh vực nội thất và du lịch của công ty chưa phát triển nhưng với nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay thì ngày càng thúc đẩy cơng ty đầu tư và mở rộng hai lĩnh vực này.

Do cơng ty đã có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ ngành In. Mặc dù tài sản đầu tư thêm là rất nhỏ song nó cũng phần nào nói lên được sự cố gắng của cơng ty trong việc chú trọng tăng quy mơ nhưng có lẽ sự đầu tư này là chưa thật hợp lý vì thực tế máy móc thiết bị của cơng ty cịn chưa được phát huy hết cơng suất hoạt động, gây nên tình trạng lãng phí.

Do cơng ty đã dự báo trước được các hợp đồng In sẽ tăng về thời điểm cuối năm như in tranh ảnh, lịch tết, các ấn phẩm, báo tết,... nên công ty đã dự trữ đủ lượng nguyên vật liệu phù hợp cho sản xuất. Khơng để xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu dẫn đến ngừng sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây nên tình trạng hư hỏng, lãng phí ngun vật liệu, tốn kém chi phí quản lý như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,...

- Nhân tố khách quan:

Do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm in ấn, du lịch và nội thất ngày càng tăng nên số lượng hợp đồng công ty ký được tăng. Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm 2003.

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2004 đạt 14,81%, tăng 1,07 % so với năm 2003 là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được và số VCĐ bình quân cũng tăng. Cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau:

Ảnh hưởng của lợi nhuận tăng = = = 0,029

Ảnh hưởng của VCĐ BQ tăng = LN x

= 368.654 x ( ) = - 0,0183

Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 tăng lên 1,07% là do tốc độ tăng lợi nhuận tăng làm tăng 2,9% còn VCĐBQ tăng đã làm giảm 1,83%. Lợi nhuận tăng trong năm chủ yếu do công ty đã tăng được doanh thu lên khá cao nhờ

đầu tư thêm máy móc thiết bị thiết kế và máy móc gia cơng đa dạng hố các sản phẩm in ấn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giảm giá thành sản phẩm. Từ đó giảm giá bán và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại và kết quả là tăng được uy tín của cơng ty và tăng số lượng đơn đặt hàng. Đồng thời công ty cũng tất quan tâm tới công tác thiết kế cũng như chất lượng in ấn và thời gian giao hàng, nhờ đó mà giữ được uy tín với khách hàng truyền thống cũng như tăng thêm được khách hàng mới cho công ty qua việc đấu thầu các hợp đồng mới.

- Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2004 là 0,13 tức là số vốn cố định công ty đã thu về là 13%, tăng so với năm 2003 là 3%. Hệ số hao mòn TSCĐ của cơng ty càng cao chứng tỏ TSCĐ càng cũ vì khi đó khấu hao luỹ kế tăng dần đến nguyên giá và giá trị sử dụng dần đến không và năng lực sản xuất sẽ giảm dần. Tuy nhiên, qua xem xét hệ số hao mịn của cơng ty cho thấy năng lực sản xuất của công ty cịn rất lớn, cơng ty chưa cần phải đầu tư nhiều vào TSCĐ. Qua xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thấy:

- Kết cấu TSCĐ của công ty tương đối là hợp lý, tồn bộ TSCĐ của cơng ty đều được đưa vào sử dụng, khơng có tài sản khơng cần dùng và chưa cần dùng do đó vốn của cơng ty khơng bị ứ đọng.

- Năng lực sản xuất của cơng ty cịn rất lớn vì cơng ty mới hoạt động được 3 năm mà khi thành lập công ty đã xác định để chiếm được thị trường thì phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại ngay từ đầu do dặc thù của ngành chi phối: màu sắc, kích thước của sản phẩm phải đa dạng và phong phú và công ty đã quyết địng sử dụng loại máy in offset là loại máy in tiên tiến, hiện đại trong ngành in.Vì vậy trong những năm tới cơng ty khơng cần đầu tư lớn vào máy móc thiết bị mà vấn đề của công ty là trong những năm tiếp theo phải làm sao phát huy hết năng lực và cơng suất của máy móc thiết bị, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Như vậy từ việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ như trên cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của 2 nhân tố: Doanh thu và Lợi nhuận. So với năm 2003 thì năm 2004 cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng do việc đầu tư VCĐ mà chủ yếu ở đây là TSCĐ được đầu tư ngay từ ban đầu và tăng thêm trong quá trình hoạt động. Sự đầu tư TSCĐ này là có hiệu quả vì hiệu quả sử dụng vốn VCĐ xét đến cũng là tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

2.2.3.2 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2004:

Như đã đề cập ở phần trước do đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty nên VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn: 2.964.433nđ chiếm 52,56% trong tổng VKD do đó sự biến động của VCĐ có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty và tồn bộ VKD của cơng ty. Để thấy được tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu và tình hình tăng giảm VLĐ của cơng ty trong năm 2004 qua biểu 09: Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2004( trang bên)

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại và kinh doanh dịch vụ nhu cầu đòi hỏi VLĐ lớn, đối với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh như công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang địi hỏi cơng tác quản lý và phân bổ vốn giữa các khâu của quá trình sản xuất phải hợp lý đảm bảo VLĐ luân chuyển linh hoạt, không bị thừa quá nhiều trong một khâu nào vì đấy là ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc thiếu làm gián đoạn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH in thương mại và xây dựng nhật quang (Trang 36 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)