Thực trạng hoạt động cho vay của NHXNK Đống Đa

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 25)

2009 2010 2011 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Tongduno Dn_nganhan Dn_trungdaih an

Bảng dư nợ cho vay Năm 2009 2010 2011 Chỉ Tiêu Thực hiện (tỷ đ) So với năm trước (%) So với kế hoạch (%) Thực hiện (tỷ đ) So với năm trước (%) So với kế hoạch (%) Thực hiện (tỷ đồng ) So với năm trước (%) So với kế hoạch (%) Tổng dư nợ 1703 5.0 92.5 1894 11.2 95.8 2816 48.7 97.1 Dư nợ ngắn hạn 1112 -11.0 87.0 1261 13.4 92.0 1809 43.2 95.0 Dư nợ dài hạn 591 52.3 91.0 633 7.1 93.0 1007 59.1 120 Dư nợ VND 1273 -8.2 92.0 1309 2.82 93.0 1950 48.96 98.0 Dư nợ ngoại tệ 430 11.4 96.0 585 36.0 94.0 866 48.03 115

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHXNK Đống Đa

Năm 2009-2011)

2.2.1. Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong ba năm từ 2009 đến 2011 là 21,7%. Trong đó:

a) Năm 2009 dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2009 đạt 1.703 tỷ đồng,

tăng so với năm 2008 là 81 tỷ đồng (5%), đạt 92,5% kế hoạch giao. Trong đó cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.112 tỷ đồng, chiếm 64,7 % tổng dư nợ cho vay và giảm 11% so với năm 2008.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 591 tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2008 là 52,3%.

b) Năm 2010 dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2010 là 1.894 tỷ đồng,

tăng so với năm trước là 191 tỷ đồng (11,2%), đạt 95,8% kế hoạch giao. Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.261 tỷ đồng, chiếm 66,5% tổng dư nợ cho vay và tăng 13,4% so với năm trước.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 633 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2009 là 7,1%.

c) Năm 2011 dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2011 là 2.816 tỷ đồng,

tăng so với năm trước là 922 tỷ đồng (48,7%). Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.809 tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng dư nợ cho vay và tăng 43,4% so với năm trước.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1007 tỷ đồng, chiếm 35,8% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2010 là 59%.

Nhìn vào kết quả trên có thể cho thấy, về qui mô và cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Dư nợ tăng dần qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2011 dư nợ cho vay tăng rất mạnh; cơ cấu dư nợ diễn biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên tốc độ thay đổi vẫn chưa nhanh.

2.2.2. Về chất lượng khoản vay

Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh diễn biến khá phức tạp, chất lượng cho vay nói chung vẫn cịn chưa cao.Cụ thể:

Trong năm 2009 và 2010 với tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp khá cao trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay, chiếm gần 90%, đã gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh.

- Trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, gặp khó khăn về tài chính, thường xun phải xin gia hạn nợ như công ty kinh doanh vật tư xây dựng, công ty xây dựng y tế, công ty đầu tư phát triển nhà.

- Một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng gây ra nhiều khó khăn trong khâu giám sát và thu nợ cho cán bộ tín dụng.

- Một số doanh nghiệp khơng có ưu thế cạnh tranh, khơng có hợp đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơng trình ngành giao thơng và xây dựng gặp nhiều khó khăn do nhà thầu khơng thanh tốn dẫn đến khơng trả được nợ vay Ngân hàng.

Đứng trước tình hình trên, Chi nhánh đã chủ động tiến hành định kì đánh giá lại khách hàng, tăng cường theo dõi, giám sát các khoản cho vay, đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý như:

- Thay đổi hình thức cho vay như chuyển từ cho vay theo hạn mức, luân chuyển sang cho vay từng lần hoặc chỉ giới hạn một mức dư nợ nhất định với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tình hình kinh doanh có rủi ro cao.

- Tiến hành đôn đốc thu nợ và không cho vay, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, phát sinh nợ quá hạn.

- Đánh giá lại các khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơng trình ngành giao thơng và xây dựng để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Do theo sát diễn biến các khoản cho vay và đưa ra các giải pháp kịp thời nên trong giai đoạn này tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức nhỏ hơn 1%.

Tuy nhiên đến năm 2011, tình hình cho vay của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn như:

- Nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng ngành giao thông vận tải và xây dựng công nghiệp, y tế phải gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, do

nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này không được thanh toán vốn kịp thời. Dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong quí III/2011. Đến thời điểm 31/12/2011, nợ xấu là 77.361 triệu đồng, chiếm 2,75% tổng dư nợ.

- Bên cạnh đó, một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm khơng thu hồi được dẫn đến phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn. Cuối tháng 9/2011 nợ gia hạn và nợ quá hạn lên tới 178 tỷ đồng, trích dự phịng 112 tỷ đồng.

2.2.3. Về xử lý nợ đọng

Đây là những khoản nợ phát sinh trước năm 2009, trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh tốn cơng nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức, sắp xếp lại.

Tổng số nợ đọng của Chi nhánh là 24,3 tỷ đồng. Những khoản nợ này đã gây ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Các biện pháp xử lý nợ đọng được Chi nhánh áp dụng: với các khoản nợ

có bản án, Chi nhánh đã tích cực gửi cơng văn tới phịng thi hành án đề nghị thi hành án để thu hồi nợ, còn đối với các khoản nợ tồn đọng khác Chi nhánh luôn bám sát khả năng trả nợ của Doanh nghiệp để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch do NHXNK Việt Nam giao.Cụ thể:

Năm 2009, Chi nhánh đã thu hồi được 17.406 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó:

- Nợ tồn đọng nhóm I thu được 1.771 tr - Nợ tồn đọng nhóm II thu được 388 tr - Nợ tồn đọng nhóm III thu được 15.247 tr

Năm 2010, Chi nhánh đã thu hồi được 6.863 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó:

- Nợ tồn đọng nhóm I thu được 325 tr - Nợ tồn đọng nhóm II thu được 6.538 tr

Đến cuối năm 2010 nợ tồn đọng Chi nhánh chỉ cịn 01 món duy nhất 250 triệu đồng.

2.3.1. Kết quả đạt được

Về qui mô cho vay

Qui mô cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá ổn định trong ba năm liên tục từ 2009 đến 2011 được thể hiện ở bảng số liệu sau :

Bảng Tình hình hoạt động cho vay

Năm 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Trđ % trđ % trđ %

Dư nợ 1711 5.2 1894 11.2 2816 48.7

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHXNK Đống Đa Năm 2009-2011)

Đặc biệt trong năn 2011 dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, do Ngân hàng tìm được các khách hàng lớn và đáng tin cậy. Riêng năm 2011 doanh số cho vay tăng 40%, dư nợ tăng 48,7 %.

Về độ an toàn cho vay

- Về cơ cấu danh mục cho vay

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Ngân hàng đã chú trọng hơn trong cơng tác

đa dạng hố đối tượng khách hàng theo hướng giảm tỉ trọng cho vay với các khối doanh nghiệp liên quan đến nhà nước, tăng tỉ trọng cho vay với các tập đồn, các cơng ty cổ phần, đặc biệt chú trọng vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cơ cấu ngành: Theo chỉ đạo của NHXNK Việt Nam, ngân hàng đã

bước đầu đẩy mạnh đa dạng hố ngành nghề cho vay, tránh tình trạng tập trung cho vay q nhiều vào các nhóm ngành như giao thơng vận tải, xây dựng cơ bản, cho vay bất động sản. Tìm kiếm các lĩnh vực ngành nghề có nhiều tiềm

năng phát triển như: thương mại dịch vụ, chế biến xuất khẩu, cơng nghiệp khai khống.

- Về nợ xấu, quá hạn

Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN và NHXNK Việt Nam, Chi nhánh đã tập trung xử lý các món nợ đọng khơng thu hồi được bằng nhiều nguồn khác nhau, cho đến năm 2011 đã xử lý dứt điểm các món nợ đọng phát sinh trước năm 2009, góp phần làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối của Ngân hàng.

Về khả năng sinh lời.

Ngân hàng duy trì tỉ lệ thu từ lãi cho vay tương đối ổn định vào khoảng 60% trong tổng thu của ngân hàng. Đây là một tỉ lệ tương đối cao so với toàn hệ thống và so với các chi nhánh cùng qui mô thuộc hệ thống khác.

Chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân đạt 0,3% đến 0,4%. Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay, khi mà nguồn huy động ngày càng khan hiếm và càng trở nên đắt đỏ. Trong khi các ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động tìm kiếm thị trường, khách hàng tốt, thì việc duy trì được một khoảng chệnh lệch tương đối cao như vậy là một tín hiệu tốt về khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng.

2.3.1. Một số hạn chế và nguyên nhân2.3.1.1.Một số hạn chế 2.3.1.1.Một số hạn chế

Tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn 2009 2010 2011 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% su dung khac/ tong NV

nop von dieu hoauyen von/tong NV

Dư nợ/tổng NV

Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình cho hai hoạt động chính là cho vay và nộp vốn điều hồ.

Trong đó, tỷ trọng cho vay trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2009 là 53,3%, nộp vốn điều hoà là 45,6%; năm 2010 tỉ lệ này lần lượt là 52% và 45,8%; năm 2011 là 68,6% và 30%.

Tình hình sử dụng vốn năm 2009 và năm 2010 cho thấy Ngân hàng chưa được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao năm 2009 là 3.192 tỉ tăng 7,3%; năm 2011 là 3.639 tỉ (14%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại thấp hơn với tốc độ tăng lần lượt là 5% ,11.2%.

Mặt khác, tỉ trọng nộp vốn điều hoà của Ngân hàng tương đối cao là: 45,6% và 45,8%.

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NH chưa được chủ động và độc lập, vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào NHXNK Việt Nam, khả năng huy động vốn là cao nhưng sử dụng chưa được hiệu quả, phần lớn nguồn vốn không được sử dụng vào kinh doanh mà được điều chuyển về NHXNK Việt Nam.Với lãi suất điều chuyển vốn không cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh.

Năm 2011 Ngân hàng có sự thay đổi lớn Tỉ lệ dư nợ trong tổng Nguồn vốn huy động là 68,8%, nộp vốn điều hồ chỉ cịn 30%, điều này chứng tỏ chi nhánh hồn tồn có khả năng chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn tự huy động vào hoạt động kinh doanh.

Vấn đề đặt ra là địi hỏi sự tích cực trong hoạt động của Chi nhánh và chính sách của NHXNK Việt Nam, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả hay cụ thể là cho vay hiệu quả.

Đánh giá cơ cấu dư nợ

- Theo kì hạn Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn 1.112 65.3 1.261 66.6 1.809 64.2 Dư nợ trung dài hạn 591 34.7 633 33.4 1.007 35.8

Tỉ lệ dư nợ cho vay theo kì hạn của ngân hàng qua các năm lần lượt là: - Dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 65,3%, 66,6% và 64,2%.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn : 34,7%, 33,4 % và 35,8%.

Ngân hàng có cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tương đối hợp lý phù hợp với cơ cấu nguồn huy động, đạt được chỉ tiêu kế hoạch do NHXNK Việt Nam đề ra.

Dư nợ cho vay theo ngành nghề:

Chưa được chủ động, phụ thuộc vào khách hàng và NHXNK Việt Nam do trong bản thân chính sách cho vay của NHXNK Việt Nam cũng chưa đề cập cụ thể đến vấn đề này, chưa có định hướng chỉ đạo cho cả hệ thống trong một thời kì. Tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề chính:

Xây dựng cơ bản, giao thơng vận tải Kinh doanh bất động sản

Thu mua, chế biến xuất khẩu

Danh mục cho vay của ngân hàng tập trung quá lớn vào một số nhóm ngành sẽ tiềm ẩn một rủi ro lớn cho ngân hàng trong điều kiện môi trường kinh tế có nhiều thay đổi như hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà chủ trương của NHNN nói chung và NHXNK ViệtNam nói riêng là kiểm sốt chặt chẽ hơn hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và kinh doanh bất động sản.

Như vậy,thiếu sự đa dạng hoá trong danh mục ngành nghề cho vay của ngân hàng phản ánh sự thiếu hiệu quả trong việc phối hợp giữa định hướng chính sách của NHXNK Việt Nam và Chi nhánh NHXNK Đống Đa. Dẫn đến hiệu quả cho vay chưa thực sự được đảm bảo.

- Theo thành phần kinh tế

Bảng dư nợ cho vay với doanh nghiệp

Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay 1545 90 1610 85 2337 83

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHXNK Đống Đa, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp)

Cho vay với doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu cho vay, đây là thực trạng chung của tất cả các NHTM trong nhiều năm.

Theo chỉ đạo chung của NHNN và của NHXNK Việt Nam, Ngân hàng đang và tăng tỉ trọng cho vay với các doanh nghiệp.

Nhìn chung dựa vào số liệu cho thấy, tỉ lệ này khá cao năm 2009 là 90%, 2010 là 85%, 2011 là 83%.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an tồn

Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản

Bảng dư nợ cho vay phân loại theo tài sản bảo đảm

Năm 2009 2010 2011

Tỉ lệ cho vay khơng có

bảo đảm bằng TS 75% 60% 41.2%

Tỉ lệ cho vay khơng có

BĐTS của DN 72% 52% 40%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHXNK Đống Đa, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp).

Tỉ lệ cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn ở mức cao. Năm 2011, tỉ lệ cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản của NH khá cao chiếm 41.2% tổng dư nợ. Trong đó tỉ lệ cho vay khơng có bảo đảm đối với DN chiếm tới 40% cơ cấu tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)