3.3. Một số kiến nghị
3.3.4. Kiến nghị đối với NHXNK VN
Về phân cấp quản lý
NHXNK VN nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí.
Theo đó, qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh NHXNK Đống Đa có thể thấy, Chi nhánh hồn tồn có thể mở rộng hơn nữa qui mơ cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị NHXNK VN tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.
Về chính sách tín dụng
Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị NHXNK VN hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hố và cụ thể hố nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của tồn hệ thống.
Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mơ và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay.v.v.. nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện.
- Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách
hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kèm theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Chính sách qui mơ và giới hạn tín dụng : cần phải thiết lập một hệ thống
chấm điểm tín dụng hồn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định qui mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.
- Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định cơng thức tính lãi suất, chính
sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính tốn mức lãi suất hợp lý.
- Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng
hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách
cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.
Về qui trình cho vay
Cần hồn thiện hơn nữa Qui trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh Qui
định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHXNK Việt Nam, NHXNK
Việt nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện qui trình cho vay, qui trình áp dụng cho từng loại hình cho vay.
Một giải pháp nhằm hồn thiện qui trình cho vay là Thiết lập giới hạn tín
dụng. Việc xây dựng GHTD sẽ góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho
vay của Chi nhánh như: cơ cấu danh mục cho vay bất hợp lý, tỉ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, và những bất cập trong quy trình cho vay.
Xác định GHTD là một bước khơng thể thiếu trong qui trình cho vay của các ngân hàng trên thế giới, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở các NHTM trong nước.
Khái niệm
GHTD của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ xác định (thường là một năm).
Tuy nhiên tuỳ diễn biến thị trường và biến động của doanh nghiệp, GHTD có thể đuợc điều chỉnh.
Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong GHTD gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và L/c miễn kí quĩ, cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi.
Từ GHTD tổng thể, các hạn mức sẽ được thiết lập. Bao gồm: - Hạn mức cho vay
- Hạn mức bảo lãnh
- Hạn mức mở L/c miễn kí quĩ - Hạn mức chiết khấu
Ý nghĩa và mục tiêu
Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai loại cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch cụ thể.
- Rủi ro tổng thể được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ. - Rủi ro giao dịch được hiểu là giao dịch đó khơng có hiệu quả.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro của hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro.
Phạm vi khống chế của GHTD là rủi ro tổng thể, chứ chưa đề cập đến các rủi ro giao dịch. Do vậy, mỗi lần cấp một khoản tín dụng cụ thể nào đó, cán bộ tín dụng vẫn phải đánh giá những rủi ro đặc thù của lần giao dịch đó. Tuy nhiên, GHTD sẽ giúp cán bộ tín dụng khơng phải lặp lại việc đánh giá rủi ro tổng thể của khách hàng.
Về mặt quản lý, GHTD có ý nghĩa sau:
- Quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng: trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng rẽ để cung cấp loại dịch vụ mà phịng ban mình được phân cơng, do đó thơng tin về một khách hàng bị phân tán.Về thực chất, mọi loại nghiệp vụ đều có thể đem lại rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Việc từng phòng ban đánh giá rủi ro riêng rẽ sẽ khơng được tổng hợp, gây ra sự lãng phí nguồn lực và hiệu quả khơng cao.
- Mở rộng quyền tự chủ của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Trong GHTD, chi nhánh được chủ động xác định trước mức có thể giao dịch với khách hàng theo đánh giá của bản thân chi nhánh, không phụ thuộc vào việc khách hàng có đề nghị chính thức hay khơng. Sau khi xác định, những GHTD vượt thẩm quyền chi nhánh trình trung ương phê duyệt. Trên cơ sở đó chi nhánh hồn tồn chủ động tiếp cận và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, kể cả việc chủ động từ chối các khách hàng không bảo đảm chất lượng.
- Mặt khác việc áp dụng GHTD còn cho phép ngân hàng quản lý một cách chủ động danh mục cho vay. GHTD cho mỗi doanh nghiệp sẽ được xác định theo định hướng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của chi nhánh. Theo đó, với cùng mức rủi ro các ngành nghề thuộc lĩnh vực khuyến khích mở rộng sẽ có giới hạn lớn hơn và ngược lại các ngành thuộc lĩnh vực hạn chế sẽ có giới hạn thấp hơn.
Qui trình xác định GHTD
Mục tiêu của xác định GHTD là đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng rủi (ro tổng thể) trên cơ sở phân tích tồn diện các khía cạnh sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. Do vậy, qui trình xác định GHTD gồm:
a) Đánh giá rủi ro của khách hàng
Việc đánh giá rủi ro là một phần trong qui trình quản trị rủi ro. Để đánh giá rủi ro, cần phải thông qua hai bước:
- Một là xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng
Các nguy cơ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải đó là: Rủi ro hoạt động
Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý
Rủi ro thị trường, ngành Rủi ro chính sách
Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không gặp phải tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ rủi ro đó là gì.
Việc xác định các nguy cơ rủi ro của ngân hàng được thực hiện thơng qua các kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích và dự báo dịng tiền.
Nội dung của phân tích doanh nghiệp bao gồm: phân tích mơi trường kinh doanh, phân tích ngành hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hai là đánh giá mức độ rủi ro
Các nguy cơ rủi ro đã được xác định ở bước trên sẽ được đánh giá mức độ (cao hay thấp). Trên cơ sở đó, tổng hợp để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trong vòng một năm tiếp theo.
b) Xác định mức GHTD
GHTD được xác định căn cứ vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, doanh nghiệp có mức độ rủi ro càng cao thì GHTD càng thấp. GHTD được xác định theo hai bước: Ước tính nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và điều chỉnh nhu cầu tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro.
Một là ước tính nhu cầu tín dụng: sử dụng các phương pháp như:
- Dựa vào mức trung bình giao dịch trong q khứ (hoặc GHTD trong q khứ), có tính đến xu hướng trong tương lai.
- Sử dụng mơ hình dịng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng.
Hai là điều chỉnh nhu cầu tín dụng để xác định GHTD đối với khách hàng
Những căn cứ để xác định GHTD: - Mức độ rủi ro của khách hàng - Quy mô của khách hàng
- Chiến lược quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng
Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, việc xác định GHTD cho từng khách hàng doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tổng thể, nâng cao hiệu quả cho vay đáp ứng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh.
Về Nhân sự
NHXNK Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng.
Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn mà NHXNK Đống Đa đã và đang phải trải qua là không nhỏ. Thông qua việc đánh giá hiệu quả cho vay của chi nhánh trong thời gian vừa qua, có thể khẳng định để cho vay trở thành hoạt động mang lại nguồn thu bền vững cho Ngân hàng và đáp ứng được các nhu cầu cho nền kinh tế, NHXNK Đống Đa nói riêng, NHXNK Việt nam nói chung cần phải thực hiện nhiều biện pháp trong thời gian tới, đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy Ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả hoạt động, cung ứng vốn cho sự phát triển của nền kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cau hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa” tuy đã có nhiều cố gắng song với một số hạn chế về kiến thức lý luận, thực tiễn, tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu nên có nhiều vấn đề cần được phân tích sâu sắc hơn chưa được thể hiện trong bài viết này. Để có thể hồn thiện hơn cho bài viết của mình, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng chấm luận văn.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.Phan Thị Bạch Tuyết trong suốt thời gian qua đã hết sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em nghiên cứu đề tài này.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Bảo hiểm, cùng tập thể Ban lãnh đạo và các cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa đã tạo điều kiện để em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTM VN : Ngân hàng thương mại Việt Nam
NN :Nhà Nước
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHXNK VN : Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NHXNK ĐĐ : Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu- Đống Đa TDNH : Tín dụng ngân hàng
NH : Ngân hàng
KH : Khách hàng
DNNQD : Doanh nghiệp ngồi quốc doanh CT CPNN : Cơng ty cổ phần nhà nước
CBTD : Cán bộ tín dụng GHTD : Giới hạn tín dụng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tống kết hoạt động kinh doanh NH Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Đống Đa năm 2009 – 2011.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh NH Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Đống Đa năm 2009 - 2011.
3. Báo cáo tổng kết của NHXNK Chi nhánh Đống Đa năm 2009 – 2011.
4. Báo cáo hoạt động tín dụng NHXNK Chi nhánh Đống Đa 2009 – 2011.
5. Sổ tay tín dụng của NHXNK Chi nhánh Đống Đa 2009 – 2011.
Họ và tên người nhận xét:……………………………………………….......
Chức vụ:……………………………………………………………………..
Nhận xét: Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Như Hùng Lớp: CQ46/15.04 – Học viện Tài chính Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa”. ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Cán bộ hướng dẫn Giám đốc
Giáo viên hướng dẫn: T.S. Phan Thị Bạch Tuyết Nhận xét: Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Hùng Lớp: CQ46/15.04 – Học viện Tài chính Khoa: Ngân hàng – Bảo hiểm
Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa”.
……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….
Điểm: -Bằng số: Giáo viên nhận xét