Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 31 - 43)

2.3. Đánh giá về hiệu quả cho vay của NHXNK Đống Đa

2.3.1. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.1.1.Một số hạn chế

Tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn 2009 2010 2011 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% su dung khac/ tong NV

nop von dieu hoauyen von/tong NV

Dư nợ/tổng NV

Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình cho hai hoạt động chính là cho vay và nộp vốn điều hồ.

Trong đó, tỷ trọng cho vay trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2009 là 53,3%, nộp vốn điều hoà là 45,6%; năm 2010 tỉ lệ này lần lượt là 52% và 45,8%; năm 2011 là 68,6% và 30%.

Tình hình sử dụng vốn năm 2009 và năm 2010 cho thấy Ngân hàng chưa được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao năm 2009 là 3.192 tỉ tăng 7,3%; năm 2011 là 3.639 tỉ (14%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại thấp hơn với tốc độ tăng lần lượt là 5% ,11.2%.

Mặt khác, tỉ trọng nộp vốn điều hoà của Ngân hàng tương đối cao là: 45,6% và 45,8%.

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NH chưa được chủ động và độc lập, vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào NHXNK Việt Nam, khả năng huy động vốn là cao nhưng sử dụng chưa được hiệu quả, phần lớn nguồn vốn không được sử dụng vào kinh doanh mà được điều chuyển về NHXNK Việt Nam.Với lãi suất điều chuyển vốn không cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh.

Năm 2011 Ngân hàng có sự thay đổi lớn Tỉ lệ dư nợ trong tổng Nguồn vốn huy động là 68,8%, nộp vốn điều hồ chỉ cịn 30%, điều này chứng tỏ chi nhánh hồn tồn có khả năng chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn tự huy động vào hoạt động kinh doanh.

Vấn đề đặt ra là địi hỏi sự tích cực trong hoạt động của Chi nhánh và chính sách của NHXNK Việt Nam, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả hay cụ thể là cho vay hiệu quả.

Đánh giá cơ cấu dư nợ

- Theo kì hạn Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Thực hiện (tỷ đồng) % trong tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn 1.112 65.3 1.261 66.6 1.809 64.2 Dư nợ trung dài hạn 591 34.7 633 33.4 1.007 35.8

Tỉ lệ dư nợ cho vay theo kì hạn của ngân hàng qua các năm lần lượt là: - Dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 65,3%, 66,6% và 64,2%.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn : 34,7%, 33,4 % và 35,8%.

Ngân hàng có cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tương đối hợp lý phù hợp với cơ cấu nguồn huy động, đạt được chỉ tiêu kế hoạch do NHXNK Việt Nam đề ra.

Dư nợ cho vay theo ngành nghề:

Chưa được chủ động, phụ thuộc vào khách hàng và NHXNK Việt Nam do trong bản thân chính sách cho vay của NHXNK Việt Nam cũng chưa đề cập cụ thể đến vấn đề này, chưa có định hướng chỉ đạo cho cả hệ thống trong một thời kì. Tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề chính:

Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải Kinh doanh bất động sản

Thu mua, chế biến xuất khẩu

Danh mục cho vay của ngân hàng tập trung quá lớn vào một số nhóm ngành sẽ tiềm ẩn một rủi ro lớn cho ngân hàng trong điều kiện mơi trường kinh tế có nhiều thay đổi như hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà chủ trương của NHNN nói chung và NHXNK ViệtNam nói riêng là kiểm sốt chặt chẽ hơn hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và kinh doanh bất động sản.

Như vậy,thiếu sự đa dạng hoá trong danh mục ngành nghề cho vay của ngân hàng phản ánh sự thiếu hiệu quả trong việc phối hợp giữa định hướng chính sách của NHXNK Việt Nam và Chi nhánh NHXNK Đống Đa. Dẫn đến hiệu quả cho vay chưa thực sự được đảm bảo.

- Theo thành phần kinh tế

Bảng dư nợ cho vay với doanh nghiệp

Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Tỉ đồng % tỉ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay 1545 90 1610 85 2337 83

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHXNK Đống Đa, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp)

Cho vay với doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu cho vay, đây là thực trạng chung của tất cả các NHTM trong nhiều năm.

Theo chỉ đạo chung của NHNN và của NHXNK Việt Nam, Ngân hàng đang và tăng tỉ trọng cho vay với các doanh nghiệp.

Nhìn chung dựa vào số liệu cho thấy, tỉ lệ này khá cao năm 2009 là 90%, 2010 là 85%, 2011 là 83%.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an tồn

Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản

Bảng dư nợ cho vay phân loại theo tài sản bảo đảm

Năm 2009 2010 2011

Tỉ lệ cho vay khơng có

bảo đảm bằng TS 75% 60% 41.2%

Tỉ lệ cho vay khơng có

BĐTS của DN 72% 52% 40%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHXNK Đống Đa, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp).

Tỉ lệ cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2011, tỉ lệ cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản của NH khá cao chiếm 41.2% tổng dư nợ. Trong đó tỉ lệ cho vay khơng có bảo đảm đối với DN chiếm tới 40% cơ cấu tổng dư nợ.

Tỉ lệ cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản cao, đẩy ngân hàng vào tình trạng xảy ra tổn thất lớn trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ khơng có nguồn tài sản bù đắp dẫn đến nguy cơ mất vốn và giảm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tỉ lệ nợ xấu

Bảng Phân loại dư nơ cho vay ngân hàng XNK ĐĐ Đơn vị: Tỉ đồng Phân loại 2009 2010 2011 Nhóm 3 0,998 0,921 54,437 Nhóm 4 1,202 1,1 21,915 Nhóm 5 12,8 3,883 1,007 Tổng dư nợ xấu 15,0 5,904 77,359

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHXNK Đống Đa)

Trong hai năm 2009 và 2010 tỉ lệ này đều ở mức nhỏ hơn 1% là mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến năm 2011, tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng đột biến lên 2,75 %, điều này phản ánh những bất ổn trong chất lượng cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt nợ xấu tập trung mạnh vào nhóm 3 trên 54 tỉ đồng chiếm 70.4 % nợ xấu (các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - theo QĐ 493), cho thấy đây là những khoản nợ xấu mới phát sinh trong năm 2011.

Tỉ lệ nợ gia hạn

Tỉ lệ nợ gia hạn năm 2010 là 6%, năm 2011 là 1,6%, tuy tỉ lệ này diễn biến theo chiều hướng giảm nhưng so với tỉ lệ nợ q hạn sau khi xử lí rủi ro thì vẫn cịn khá cao. Tỉ lệ nợ q hạn sau khi xử lý rủi ro năm 2010 và 2011 lần lượt là 0,36 % và 0,7 %. Tỉ lệ nợ gia hạn cao cho thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng là khá cao. Mặt khác trong bối cảnh qui định về tiêu chuẩn về gia hạn nợ chưa rõ ràng làm ảnh hưởng tới chất lượng của các chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, trong năm 2010 và 2011 có những thời điểm, nợ quá hạn của NH rất cao. Cụ thể năm 2010, có thời điểm nợ quá hạn lên 30,960 tỷ chiếm khoảng 1,6 %, năm 2011 có thời điểm lên tới 178 tỷ chiếm khoảng 6,3% tổng dư nợ. Đây là những con số rất đáng lo ngại về chất lượng của các khoản cho

vay của ngân hàng. Cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng chất lượng chưa được đảm bảo, tiềm ẩn rủi ro cao dẫn đến ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình cho vay của ngân hàng có độ an tồn chưa cao.

2.3.1.2.Ngun nhân

a) Ngun nhân từ phía ngân hàng

Một là chính sách cho vay

Chính sách tín dụng nói chung, chính sách cho vay nói riêng đã được NHXNK Việt Nam qui định trong Sổ tay Tín dụng và phổ biến cho tồn hệ thống. Tuy nhiên, có thể thấy chính sách tín dụng chưa có tính định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay của NH dẫn đến chưa phát huy được vai trò định hướng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính sách tín dụng cịn nhiều thiếu sót quan trọng như các nội dung về:

Chính sách khách hàng: mới chỉ dừng ở việc chấm điểm tín dụng, chưa đề

cập một cách chi tiết về định hướng của NHXNK Việt Nam đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể.

Chính sách qui mơ và giới hạn tín dụng: chưa xây dựng được giới hạn tín

dụng cho từng nhóm đối tuợng khách hàng. Do vậy hoạt động kiểm sốt qui mơ và giới hạn tín dụng của Ngân hàng cịn rất nhiều khó khăn và khơng hiệu quả.

Chính sách lãi suất: Chính sách tín dụng mới chỉ đề cập đến cách thức tính

lãi suất cho vay, chưa đi vào qui định cụ thể về lãi suất cho vay theo từng nhóm chỉ tiêu: kì hạn, loại hình, ngành nghề trong từng thời kì cụ thể. Sự thiếu sót này gây ra những khó khăn cho cán bộ tín dụng khi quyết định mức lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng. Do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chính sách đảm bảo: những yêu cầu về đảm bảo mà cụ thể là tài sản đảm

bảo vẫn chỉ được hướng dẫn một cách chiếu lệ, chưa có tính thực tiễn để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Chính sách xử lí tài sản có vấn đề: thiếu sự hệ thống hố thành văn bản

chính thức; dẫn đến khi có nợ quá hạn, nợ xấu các cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý.

Hai là qui trình cho vay

NHXNK Đống Đa là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống NHXNK VN, do vậy đối tượng khách hàng của ngân hàng hiện nay chủ yếu là các DN lớn. Có nhiều cơng ty quan hệ với ngân hàng đã lâu năm nhưng cũng có những cơng ty là khách hàng mới. Tuy nhiên dù là khách hàng cũ hay mới việc cho vay với những khách hàng lớn vẫn cịn nhiều bất cập trong qui trình cho vay. NHXNK Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một qui trình tín dụng hồn chỉnh do vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định cho vay, dẫn đến nhiều khoản vay không hiệu quả.

Do hoạt động của các doanh nghiệp qui mô lớn, đặc biệt là các tổng cơng ty rất đa dạng do đó quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng rất đa dạng bao gồm cả cho vay, bảo lãnh, mở L/c, chiết khấu chứng từ.v.v..nên việc quản lý tập trung đối với những đối tượng khách hàng này là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.

Hiện nay, tại chi nhánh các phòng ban vẫn hoạt động riêng biệt. Trong đó phịng tài trợ thương mại phụ trách về các hoạt động thanh tốn quốc tế, mở L/c, cịn phịng khách hàng phụ trách cho vay và bảo lãnh. Sự thiếu liên kết trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng đẫn đến việc quản lý rủi ro đối với các khách hàng lớn trở nên thiếu tập trung và kém hiệu quả. Đồng thời gây ra sự lãng phí về nguồn lực, khi đối với cùng một khách hàng khi có hoạt động tín dụng mỗi phịng lại phải phân tích riêng, dẫn đến thơng tin thiếu chính xác và khơng đầy đủ. Do vậy không thể đánh giá được rủi ro tổng thể đối với một khách hàng, dẫn đến việc xác định các hạn mức tín dụng (hạn mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thấu chi, L/c miễn ký quĩ) đối với mỗi khách hàng là khơng thực hiện đựơc. Các cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào nhu cầu phát sinh của khách hàng đối chiếu với khả năng của ngân hàng để đưa ra phán quyết tín dụng. Cách làm này là hết sức

thủ công và bị động, không tạo thể chủ động cho ngân hàng, dẫn đến khả năng kiểm soát rủi ro của Ngân hàng rất thấp và do vậy ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Việc xác định hạn mức cho vay của ngân hàng cũng cần một qui trình cụ thể. Hiện nay các các bộ tín dụng của chi nhánh vẫn chỉ căn cứ vào BCTC của doanh nghiệp và phương án, dự án kinh doanh để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Trong khi hạn mức tín dụng có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của ngân hàng.

Ba là chất lượng thẩm định cho vay

Việc thực hiện qui trình thẩm định cho vay chưa đầy đủ, cịn qua loa khơng đảm bảo tính chặt chẽ. Chưa thực sự coi trọng tính khả thi, hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí cịn thực hiện chiếu lệ hình thức.Quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không chú ý đến hiệu quả của dự án, dẫn đến cho vay bảo đảm bằng chính tài sản của dự án nhưng khi dự án khơng hiệu quả thì tài sản thế chấp đó đem ra phát mại thì cũng khơng có ai mua.

Một thời gian dài cơ chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như thưởng phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật pháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp cán bộ tín dụng quyết định cho vay những dự án khơng hiệu quả nhưng khơng có hình thức xử lý gì.

Bốn là chất lượng đội ngũ cán bộ

Về trình độ của cán bộ: Các cán bộ của Ngân hàng nói chung đều có trình

độ chun mơn khá tốt. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt các kiến thức mới, các phương pháp mới.

Mặt khác, các cán bộ tín dụng chủ yếu đều có thâm niên lâu năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thống. Nhưng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh yêu cầu các cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy

hơn, nhanh chóng nắm bắt, chủ động tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đây là một điểm thiếu sót rất lớn của ngân hàng hiện nay.

Về đạo đức cán bộ: Các cán bộ tín dụng phần lớn đều có đạo đức tốt, tuy

nhiên vẫn cịn một số mặt hạn chế như sau:

- Tình trạng thiếu nghiêm túc trong tác nghiệp, dẫn đến không tuân thủ các kỉ luật của ngân hàng.

- Một số cán bộ khơng tn thủ đầy đủ qui trình cho vay của ngân hàng dẫn đến các khoản cho vay chất lượng không cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Nhiều cán bộ thiếu năng động trong cơng tác tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu thị trường dẫn đến khơng có được nguồn thơng tin chính xác, phần lớn chỉ dựa vào các thơng tin do chính khách hàng cung cấp.

Năm là chất lượng thông tin

- Chất lượng thơng tin nói chung và chất lượng thơng tin tín dụng của Việt Nam nói riêng cịn rất nhiều hạn chế.

- Chúng ta mới chỉ có Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN CIC, cung cấp thơng tin về các tổ chức tài chính, các tổng cơng ty. Các NHTMNN cũng có trung tâm thơng tin riêng.

- Tuy nhiên có thể thấy thơng tin là vấn đề bất cập lớn trong hoạt động của các Ngân hàng nói riêng và NHXNK Đống Đa nói chung.

- Trong hồn cảnh hiện nay khi mà Ngân hàng đang thực hiện chủ trương đa dạng hố đối tượng khách hàng, giảm thiểu nhóm đối tượng khách hàng là

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)