Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay NH Xuất Nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 44 - 48)

Khẩu - chi nhánh Đống Đa

Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHXNK Đống Đa, cùng với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, hướng tới hoàn thành định hướng phát triển của Chi nhánh.

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là chất lượng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và phương án, dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới làm cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy, chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định là:

3.2.1.1.Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định. Thơng tin khơng chính xác, khơng đầy đủ thì thẩm định sẽ khơng hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thơng tin, các giải pháp có thể kể đến là:

- Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp: thơng qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thơng tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp.

Vấn đề quan trọng là độ chính xác của các thơng tin, điều này đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng của NHXNK VN. Độ chính xác của các thơng tin có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thẩm định cho vay.

- Thu thập thơng tin từ bên ngồi: qua nhiều nguồn chính thức hoặc khơng chính thức. Nguồn thơng tin chính thức là thơng tin từ các cơ quan chức năng như kiểm tốn độc lập, trung tâm thơng tin tín dụng , các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, cơng an, tồ án.v.v..Nguồn thơng tin cũng có thể là khơng chính thức như thơng tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng.

Hướng tới một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu chuẩn trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế.

Trong việc thu thập thông tin, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có được thơng tin đó. Hiện nay thơng tin có thể coi là nguồn tài ngun q rất có giá trị, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải bỏ ra các khoản chi phí lớn để có được thơng tin. Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.1.2.Nâng cao chất lượng xử lí thơng tin

Từ những thơng tin thu được cần phải xử lí để có thể đưa ra kết luận hợp lý. Các thơng tin thu thập được là các số liệu trong quá khứ mang tính thời điểm, do vậy cán bộ tín dụng cần phải căn cứ vào những thơng tin đó để đưa ra những nhận định và những dự báo làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Xử lý thông tin nhằm đưa ra các đánh giá về doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án và dự án của doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: Hoạt động thẩm định khách hàng đóng vai trị quan trọng trong việc xác định đúng tiềm năng và rủi ro của khách hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này.

Hoạt động phân tích khách hàng phải được thự hiện theo một qui trình chặt chẽ. Trong đó, đối với nhóm chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu khó đánh giá, cần có sự thống nhất giữa các cán bộ tín dụng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Một trong những nguyên tắc tín dụng của Chi nhánh đó là cho vay căn cứ vào tính hiệu quả của dự án. Do vậy, để đảm bảo dự án là có hiệu quả u cầu đối với cán bộ tín dụng là phải thẩm định tính hiệu quả của dự án. Để đạt được điều này, Chi nhánh cần thống nhất xây dựng một qui trình thẩm định khoa học và hợp lý.

Cần có qui định cụ thể về việc thẩm định đối với các dự án khác nhau về qui mô, ngành. Cụ thể, đối với các dự án có qui mơ,phức tạp cần bố trí số lượng cán bộ thẩm định phù hợp để thự hiện tốt khối lượng lớn công việc đảm bảo hiệu quả dự án.

Phân cơng các nhóm cán bộ phụ trách chuyên sâu về một lĩnh vực, nhưng cũng linh hoạt đổi chéo việc phụ trách theo nhóm ngành nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt qui trình cho vay

Qui trình cho vay đã được qui định và hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của NHXNK Việt Nam. Để nâng cao chất lượng khoản vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung, u cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo đúng qui trình cho vay đặc biệt chú trọng vào các khâu quan trọng.

Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể.

Chi nhánh cần thiết lập một hệ thống giám sát kiểm tra chéo việc tuân thủ qui trình cho vay của các cán bộ tín dụng nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong hoạt động cho vay.

3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng phải hướng tới nâng cao đồng thời trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức.

Về trình độ nghiệp vụ: Do NHXNK Đống Đa là cấp chi nhánh, do đặc tính

của chi nhánh nên cán bộ tín dụng phải đảm đương tồn bộ qui trình cho vay từ tiếp xúc với khách hàng cho đến thẩm định, cho vay, thu nợ. Do khối lượng cơng việc lớn và tính đa dạng của cơng việc, địi hỏi phải thường xun nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các khố bồi dưỡng nghiệp vụ, như các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế.

Đối với các cán bộ cũ có thâm niên lâu năm, phải chú trọng tới cơng tác đào tạo và tái đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng được nhu cầu trong hồn cảnh mới.

Bên cạnh đó phải chú trọng tới công tác thu hút và đào tạo nhân tài mới, tránh để xảy ra tình trạng "con ơng cháu cha" trong việc tuyển dụng các cán bộ. Hướng tới việc trẻ hố đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, bằng các biện pháp như mở rộng các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút nhân tài.

Về đạo đức cán bộ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả cho

vay của Ngân hàng.

Yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chịu trách nhiệm trong cơng việc. Phát huy tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường cho ngân hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm cơng tác. Đảm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Theo đó cần có qui định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với các cán bộ tín dụng có nhiều thành tích để khuyến khích động viên các cán bộ tích cực hơn nữa trong cơng tác. Đồng thời phải có chế độ phân định trách nhiệm, phạt rõ ràng với các cán bộ gây ra thiệt hại cho ngân hàng để tránh tình trạng "cha chung khơng ai khóc".

3.2.4. Tăng cường cơng tác quản lý, giám sát

Hiện nay tại Chi nhánh đã có phịng kiểm sốt nội bộ với chức năng là phịng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.

Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra giám sát đặc biệt trong hoạt động cho vay nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả cho vay. Đồng thời ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm của các cán bộ tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)