Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh thanh xuân (Trang 42 - 48)

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thanh Xuân:

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh

triển – Chi nhánh Thanh Xuân

2.1.3.1. Tình hình hoạt động:

a, Hoạt động huy động vốn:

Vốn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp hay cơng ty nào. Đối với ngân hàng, thì nguồn vốn cịn giữ một vai trị quan trọng hơn khì ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Chính vì lý do đó mà hoạt động huy động vốn có một tác động to lớn đến các hoạt động khác của ngân hàng. Chi nhánh Thanh Xuân đã rất quan tâm, chú ý đến công tác huy động vốn và đã cụ thể hóa bằng những biện pháp nghiệp vụ nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi về cho ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Thanh Xuân

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng nguồn vốn huy động 3.586 4.975 5.500

Theo đối tượng huy động 3.586 4.975 5.500

- Dân cư 742 1.430 1.595

- Các TCKT 457 630 715

- Điều chuyển vốn 2.387 2.915 3.190

Theo kì hạn huy động 3.586 4.975 5.500

- Ngắn hạn 2.364 3.081 3.590

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thanh Xuân)

Nhờ áp dụng chính sách linh động trong huy động vốn, trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh Thanh Xn có những chuyển biến tích cực. Nguồn huy động năm 2013 là 3.586 tỷ đồng, năm 2014 đã tăng lên 4.975 tỷ đồng, tăng 38,73%. Và năm 2015, tổng nguồn vốn là 5.500 tỷ đồng, tăng 10,55% so với năm 2014. Có thể thấy nguồn vốn liên tục tăng qua các năm và tương đối ổn định.

Phân theo khách hàng, trong 3 năm gần đây công tác huy động vốn dân cư được chú trọng và đã có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 742 tỷ đồng chiếm 20,69% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014 đạt 1.430 tỷ đồng tăng 97% so với năm 2013. Đến năm 2015 đạt 1.595 tỷ đồng tăng 11,5% so với năm 2014 góp phần dịch chuyển cơ cấu huy động theo hướng tích cực.

Theo kỳ hạn tiền gửi, tổng số vốn huy động được của Chi nhánh chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động đã có sự dịch chuyển sâu sắc từ trung dài hạn sang ngắn hạn, do diễn biến kinh tế qua các năm như: chỉ số giá cả tiêu dùng tăng, giá vàng, giá dầu tăng mạnh cùng với sự tăng giảm đột biến của đồng USD. Ngân hàng Nhà nước tăng cường áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt chi tiêu cho nền kinh tế nhằm rút bớt tiền ra khỏi lưu thông, kiềm chế lạm phát dẫn đến sự khan hiếm tiền trên thị trường. Các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn và lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm qua từng thời kỳ cùng với sự kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng. Dẫn đến việc người dân e ngại khi gửi tiền vào ngân hàng vì biết đây khơng phải là kênh đầu tư tốt nhất mà chuyển sang mua vàng, ngoại tệ, mua chứng khoán hoặc gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn.

b, Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thanh Xuân

Đơn vị tính: tỷ đồng. ST T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I. Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.877 2.768 3.207 1. Theo kỳ hạn 1.877 2.768 3.207 1.1 Dư nợ ngắn hạn 1.199 1.602 1.857

1.2 Dư nợ trung, dài hạn 678 1.166 1.350

2. Theo đối tượng khách hàng 1.877 2.768 3.207

2.1 Dư nợ tổ chức 1.551 2.231 2.479

2.2 Dư nợ bán lẻ 326 537 728

3. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ 84,65 % 83,5 % 95% 4.

Tỷ trọng trung dài hạn/tổng dư nợ 33,67

% 42,2 % 45% 5. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ 17,37 % 19,4 % 22,7 %

Qua bảng số liệu trên ta thây, hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Xn có quy mơ mở rộng qua các năm, năm 2014 tăng 47,5% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 15,86% so với năm 2014. Qua đó, có thể thấy tốc độ tăng trường tín dụng của Chi nhánh tương đối cao, nhưng đang có sự giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do thời gian vừa qua cơng tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp suy thoái kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Xét trên góc độ cho vay theo kỳ hạn thì các khoản cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cũng đang có xu hương gia tăng qua các năm từ 678 tỷ đồng (năm 2015) đến 1.350 tỷ đồng (năm 2014) tăng 672 tỷ đồng, chiếm 42,1% tổng dư nợ (năm 2015). Dư nợ trung và dài hạn tăng chủ yếu do giải ngân đối với các khách hàng đã được Hội sở chính phê duyệt cấp tín dụng.

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ năm 2013 tương đối cao đạt 36,12% năm 2015 tỷ lệ này đạt 45,37%. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn, ngồi ra như đã nói ở trên, dư nợ trung và dài hạn tăng là do khách hàng do Hội sở chính phê duyệt cấp tín dụng.

Dư nợ doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm từ 2013 đến 2015 tăng 928 tỷ đồng, chiếm 69,77% tổng dư nợ 2015. Dư nợ cho vay doanh nghiệp gần như chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng dư nợ và tỷ trọng không ngừng tăng lên. Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp trong năm vừa qua phần lớn tập trung vào các khách hàng có dư nợ trên 100 tỷ đồng, một số khách hàng có thể kể đến là Cơng ty cổ phần kinh doanh xi măng miền Bắc, công ty CP Licogi 13, Công ty cổ phần Thành Nam,…

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm/tổng dư nợ đạt 95% vào năm 2015 vượt chỉ tiêu kế hoạch Hội sở giao 75%. Dư nợ có tài sản bảo đảm của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm đánh dấu một mức độ an tồn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Con số này càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp. Điều này là minh chứng cho hoạt động làm tốt các chỉ tiue cho vay của Chi nhánh, chính sách Marketing, PR có hiệu quả.

c, Hoạt động dịch vụ:

Thực hiện chủ trương của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như của Ban Giám đốc Chi nhánh về tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Chi nhánh thực hiện dịch vụ mở Tài khoản cho các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước có nhu cầu mở tài khoản tại Chi nhánh, dịch vụ thanh tốn chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngồi; thư tín dụng L/C; phát hành thẻ ATM; thẻ tín dụng; dịch vụ kiều hối;….các dịch vụ này ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng cho khách hàng vì thời gian thanh tốn được rút ngắn đồng thời các dịch vụ này cũng đem lại thu nhập đáng kể cho Chi nhánh.

Ngân hàng đã mở rộng được số khách hàng sử dụng thẻ và các điểm chấp nhận thẻ của khách hàng theo từng năm.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Bảng kết quả kinh doanh năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

I. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh

doanh: 960,66 1384,8 1729,1

đương

2. Lãi từ hoạt động dịch vụ = (a) – (b) 14,7 16,3 19,1

a, Thu phí dịch vụ 20,5 22,4 25,6

b, Chi phí dịch vụ 5,8 6,1 6,5

II. Chi phí hoạt động 890,41 1264,3 1561,7

III. Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi

phí dự phịng rủi ro tín dụng (I – II) 70,25 120,5 167,4

IV. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. 6,2 7 6,4

V. Tổng lợi nhuận trước thuế (III – IV) 64,05 113.5 161 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thanh Xuân)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy năm 2013 doanh thu Chi nhánh đạt 64,05 tỷ đồng, năm 2014 là 113,5 tỷ đồng tăng 49,45 tỷ đồng (tăng 77,21%), năm 2015 tiếp tục tăng lên đạt 161 tỷ đồng (tăng 47,5 tỷ đồng tương đương với 41,85% so với năm 2014). Có được kết quả kinh doanh như trên đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phất triển rất tốt, phát huy tối đa tiềm lực. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, Chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, góp phần tạo dựng niềm tin trong lịng khách hàng cũ và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp đến với khách hàng mới.

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015 tăng trưởng khá tốt. Các năm đều thu về được khoản lợi nhuận cao, đặc biệt năm 2015 lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng tăng 41,85% so với 2014. Có được kết quả đó là do sự đóng góp khơng nhỏ từ nền kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ ổn

định của Chính phủ đã góp phần làm giảm chi phí huy động vốn giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn từ đó mang lại hiệu quả cao học hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra cịn có sự đóng góp rất cao từ toàn thể CBCNV ngân hàng tại Chi nhánh Thanh Xn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, là bước đà cho phát triển cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh thanh xuân (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)