Nghiên cứu khử trùng hạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo tồn vốn gen cây ngưu tất (achyranthes bidentata blume) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 45 - 47)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.Nghiên cứu khử trùng hạt

Trong các nghiên cứu khử trùng mẫu đưa từ ngoài môi trường vào trong ống nghiệm, người ta thường sử dụng hoá chất là thuỷ ngân clorua 0,1% thời gian từ 8 – 15 phút. Tuy nhiên, thuỷ ngân là một kim loại nặng rất độc. Do vậy trong nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng dung dịch javen 60% để khử trùng mẫu vật. Để có được cây sạch bệnh trong ống nghiệm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu quy trình khử trùng hạt Ngưu tất bằng cồn 70% trong thời gian 45 giây, sau đó chuyển hạt sang dung dịch javen 60% với các khoảng thời gian 5-10-15-20-25-30 phút. Tiếp tục rửa sạch bằng nước cất vô trùng 5 lần, sau đó cấy hạt lên môi trường MS cơ bản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khử trùng hạt Ngưu tất (đánh giá sau 7 ngày nuôi cấy)

Lô TN Thời gian (phút) Tỷ lệ bình không bị nhiễm (%) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) KT mầm (cm) Hình thái mầm L1 5 3,53±0,15 96,15±0,13 1,57±0,21 mập,XBT L2 10 23,47±0,23 96,03±0,05 1,53±0,05 mập,XBT L3 15 91,07±0,12 92,57±0,09 1,52±0,25 mập,XBT L4 20 92,38±0,09 80,16±0,21 1,37±0,09 gầy,XS L5 25 92,41±0,41 50,79±0,14 0,93±0,13 gầy,vàng L6 30 95,61±0,07 25,68±0,08 0,78±0,07 gầy,vàng

0 20 40 60 80 100 120 5 10 15 20 25 30 T hời gian (phút) T ỷ lệ ( % )

không nhiễm nảy mầm

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ bình không nhiễm và tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt Ngưu tất

Chúng tôi đã sử dụng hàm t - test Two Sample For Means với mức ý nghĩa 0,05 thuộc phần mềm Data analysis để xử lí số liệu thu được sau 7 ngày nuôi cấy. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các giá trị Ttn > tα. Như vậy, các giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05 tức các giá trị trung bình khác nhau với độ tin cậy 95%. Sử dụng hàm Anova single factor để phân tích phương sai một nhân tố (thời gian ngâm mẫu trong javen) nhằm tìm nguyên nhân của sự sai khác trên, kết quả cho thấy tất cả các giá trị Ftn > Flt. Vì vậy, các giá trị trung bình khác nhau là do thời gian xử lí javen khác nhau hay thời gian ngâm hạt trong javen ảnh hưởng đến kết quả khử trùng (bảng phụ 1).

Bảng 3.1 cho thấy, thời gian khử trùng trong javen 60% tăng lên đã làm giảm khả năng nhiễm của hạt. Cao nhất ở lô thí nghiệm 6 với thời gian xử lí mẫu 30 phút cho tỷ lệ thành công 95.61%, thấp nhất lô thí nghiệm 1 với thời

gian xử lí mẫu 5 phút (tỷ lệ thành công là 3.53%. Tuy nhiên tỷ lệ hạt nảy mầm tỷ lệ nghịch với thời gian khử trùng. Khi thời gian khử trùng càng cao thì tỷ lệ hạt chết (hạt không nảy mầm) càng lớn. Thời gian khử trùng từ 5 – 15 phút cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao (lô 1, lô 2, lô 3), cao nhất ở lô thí nghiệm số 1 là 96.15%, thấp nhất ở lô thí nghiệm số 6 là 25.68%. Khi thời gian khử trùng từ 30 phút trở lên thì tỷ lệ hạt chết càng cao. Thời gian xử lí mẫu ảnh hưởng tới hình thái chồi mầm. Chồi phát triển tốt nhất ở lô 1, lô 2 và lô 3 (chồi mập, dài và có màu xanh bình thường). Thời gian xử lí mẫu càng cao thì chồi mầm có sức sống càng giảm, chồi gầy, màu vàng (lô 5, lô 6).

Căn cứ vào bảng kết quả nghiên cứu trên thì thời gian xử lí mẫu 15 phút thu được kết quả cao nhất: tỷ lệ khử trùng hạt thành công là 91,07%, tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 92,57%, chồi phát triển tốt (chồi mầm mập, màu xanh bình thường, kích thước chồi 1,52cm).

Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm và sự phát triển của chồi mầm Ngưu tất

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo tồn vốn gen cây ngưu tất (achyranthes bidentata blume) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 45 - 47)