Dạy, luyện cho học sinh đọc và vận dụng bản đồ

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Dạy, luyện cho học sinh đọc và vận dụng bản đồ

Để bồi dưỡng cho HS nắm được kiến thức và kỹ năng bản đồ phục vụ cho việc học địa lý ở nhà trường phổ thông, HS không những phải hiểu bản đồ mà còn phải biết cách đọc bản đồ và biết vận dụng nó vào việc học tập địa lý.

Đọc bản đồ là loại kỹ năng phức tạp dựa trên cơ sở hiểu bản đồ. Trong kỹ năng này các em phải vận dụng được đồng thời cả kỹ năng về bản đồ cũng như những kiến thức về địa lý. Trên cơ sở hiểu biết tính quy ước và tính khái quát của bản đồ, HS có thể tìm ra được những tri thức địa lý trên bản đồ.

Để đọc được bản đồ, HS phải nắm được các công việc sau:

- Nhận biết được các ký hiệu và có biểu tượng rõ ràng về các sự vật và hiện tượng địa lý thể hiện qua các ký hiệu đó trên bản đồ.

- Biết cách làm sáng tỏ tính chất của các đối tượng và hiện tượng riêng biệt được miêu tả và biểu hiện trên bản đồ (đặc trưng số lượng, chất lượng, động lực phát triển của hiện tượng địa lý).

- Có được những biểu tượng không gian cần thiết về sự phân bố và sắp xếp tương hỗ giữa các vật thể và hiện tượng địa lý.

- Biết so sánh phân tích đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ nhằm mục đích có được một biểu tượng tổng quát về các đối tượng, loại hình tượng trưng có trong lãnh thổ nói chung để tìm ra các mối quan hệ giữa chúng, tìm ra những

30

đặc điểm và tính chất địa lý của lãnh thổ mà bản đồ không biểu hiện trực tiếp (kiến thức tiềm ẩn trên bản đồ).

Tuỳ yêu cầu đặt ra khi đọc bản đồ và tuỳ theo nội dung mức độ phức tạp của các cách biểu hiện, kỹ năng đọc bản đồ có thể phân ra các giai đoạn sau:

* Kỹ năng xác định vị trí và sự phân bố của các đối tượng địa lý trên bản đồ: Đây là kỹ năng đọc bản đồ một cách đơn giản, chỉ dựa hoàn toàn vào tính quy ước của các ký hiệu. Chẳng hạn như tìm và kể tên những con sông lớn của Trung Quốc trên bản đồ tự nhiên châu Á (bản đồ treo tường) hoặc trên bản đồ hình 10.1 trong SGK Địa lý 11 – Ban cơ bản.

Để thực hiện kỹ năng này, HS chỉ cần nắm được ý nghĩa của hình vẽ quy ước và các cách biểu hiện trên bản đồ, rồi chỉ ra vị trí của chúng trên bản đồ.

Tuy đơn giản nhưng muốn thực hiện kỹ năng này HS cũng phải nắm được quy trình sau đây:

- Nắm được mục đích việc làm

- Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết các ký hiệu quy ước - Tái hiện biểu tượng địa lý dựa vào ký hiệu

- Tìm tên và đối tượng địa lý trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực.

Kỹ năng xác định chương trình địa lý lớp 11. Thật vậy, đặc trưng của địa lý kinh tế là nghiên cứu sự phân bố và phát triển nền kinh tế trên mỗi lãnh thổ. Khi nhìn trên bản đồ HS không những nhận biết và đọc tên các đối tượng trên bản đồ mà phải xác định sự phân bố của chúng.

Ví dụ: Bài 8: Liên Bang Nga

Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga.

Khi tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga. GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức trên bản đồ trang 73 SGK Địa lý 11 – Ban cơ bản.

31

Hình 2. Phân bố sản xuất nông nghiệp LB Nga

- GV yêu cầu HS dựa vào hình 8.10, em hãy xác định:

+ Rừng phân bố ở đâu? + Lúa mì phân bố ở đâu?

+ Bò, lợn, cừu được nuôi nhiều ở đâu?

- Muốn thực hiện yêu cầu trên, HS cần làm việc với bản đồ theo quy trình: + Nắm được mục đích của việc làm: xác định vùng phân bố của các cây trồng, vật nuôi.

+ Đọc bản chú giải để biết các ký hiệu quy ước chỉ rừng, lúa mì, bò, lợn, cừu. + Tái hiện các biểu tượng địa lý dựa vào ký hiệu như: ký hiệu hình bông lúa mì là biểu tượng lúa mì, cừu là hình con cừu…

+ Căn cứ vào các ký hiệu, tìm vị trí, xác định vùng phân bố của chúng trên bản đồ.

- Khi nhìn trên bản đồ, HS phải xác định được khu vực nào có rừng, khu vực nào trồng lúa mì, khu vực nào nuôi nhiều bò, lợn, cừu,…?

+ Rừng phân bố chủ yếu ở cao nguyên Trung Xibia. + Lúa mì trồng nhiều ở đồng bằng Đông Âu.

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kỹ năng mô tả đặc điểm của các đối tượng địa lý trên bản đồ

GV phải làm cho HS không những hiểu rõ được quy ước kí hiệu trên bản đồ biểu hiện đối tượng gì, tìm được vị trí của chúng trên bản đồ mà còn phải biết tái hiện lại biểu tượng không gian về sự phân bố và sắp xếp tương hỗ giữa các vật thể trên bề mặt đất. Để từ đó rút ra được một số tính chất, đặc điểm của đối tượng. Như vậy là những kiến thức bản đồ ở đây phải kết hợp chặt chẽ với kiến thức địa lý.

Để thực hiện việc đọc bản đồ ở giai đoạn này, quy trình cần tiến hành là: - Nắm được mục đích, yêu cầu của việc làm (ví dụ: nhận xét độ cao, hướng núi của dãy Hymalaya để từ đó rút ra kết luận đây là dãy núi cao đồ sộ nhất thế giới).

- Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết ký hiệu quy ước (ký hiệu núi). - Tái hiện đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu

- Tìm tên và vị trí đối tượng trên bản đồ.

- Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm, tính chất của nó (Dãy Hymalaya chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam).

* Kỹ năng xác lập các mối liên hệ địa lý trên bản đồ

Đây là loại kỹ năng ở mức độ cao, đòi hỏi HS phải có năng lực tư duy. Từ các kỹ năng sử dụng bản đồ và kiến thức địa lý, HS có thể rút ra những kiến thức mới tiềm ẩn trên bản đồ.

33

Hình 3. Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản

Nhìn vào lược đồ trên HS phải hiểu được tại sao các trung tâm công nghiệp lại phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển. Muốn vậy, các em phải phân tích, kết hợp với các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí địa lý và điều kiện tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản, điều kiện xã hội để giải thích.

Muốn rút ra những kết luận, HS không những phải kết hợp những kiến thức bản đồ mà còn phải nắm được những kiến thức địa lý trên bản đồ, rồi vận dụng tư duy, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, từ đó có được kiến thức địa lý mới.

Quy trình đọc bản đồ ở giai đoạn này cũng giống như quy trình đọc bản đồ ở giai đoạn hai, nhưng phải có thêm 2 bước với yêu cầu cao hơn.

- Nắm được mục đích.

- Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết ký hiệu quy ước. - Tái hiện biểu tượng địa lý dựa vào ký hiệu.

- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ. - Quan sát các đối tượng trên bản đồ.

34

- Tổng hợp các đối tượng địa lý trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực.

- Dựa vào các kiến thức địa lý đã có trước đây phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ để rồi rút ra kết luận mới. Những kết luận này hoàn toàn có trong tư duy của HS mà không có trong bản đồ. Cuối cùng các em có khả năng mô tả tổng hợp một lãnh thổ hoàn chỉnh.

Thực ra trong quá trình hoạt động địa lý các loại kỹ năng này liên tiếp được tiến triển từ thấp đến cao, không phân tách riêng biệt.

* Kỹ năng sử dụng bản đồ trên máy vi tính

Đây là một kỹ năng hoàn toàn mới đối với HS ở phổ thông của nước ta nói chung, cũng như đối với HS lớp 11 nói riêng. Những phương tiện máy vi tính thì đã trở nên quá quen thuộc trong trường đều có máy vi tính còn trở thành một môn học trong các trường THPT.

Nhưng học địa lý sử dụng bằng phương tiện máy vi tính thì lại chưa được chú ý tới. Mà trong phần mềm máy vi tính thì lại chưa được chú ý tới. Trong phần mềm máy vi tính hiện nay đã được đưa vào rất nhiều các loại bản đồ về tự nhiên, kinh tế với nội dung và chức năng của nó rất phong phú.

GV cần hướng dẫn cho HS biết sử dụng máy vi tính mở được các bản đồ ở trong các phần GV giới hạn.

- Dạy cho HS biết cách tô màu, xác định diện tích, chu vi các đối tượng địa lý.

- Biết vẽ bản đồ.

- Biết điền và bổ sung các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Biết cách đo đạc, tính toán trên bản đồ,…

GV cũng có thể ứng dụng các phần mềm làm bản đồ, đặc biệt là phần mềm Mapinfo để thành lập một số bản đồ chuyên đề hỗ trợ cho các nội dung dạy học, phù hợp với yêu cầu của mỗi bài để khai thác kiến thức địa lý trong bài dễ dàng hơn.

35

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 34 - 40)