Phương pháp sử dụng bản đồ khi soạn bài

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.Phương pháp sử dụng bản đồ khi soạn bài

Muốn có hiệu quả giờ dạy tốt như vậy đòi hỏi người dạy phải hết sức nghiêm túc, công phu trong khâu soạn bài. Khi chuẩn bị bài giảng địa lý, GV không chỉ căn cứ vào SGK mà còn phải căn cứ vào bản đồ và các phương tiện dạy học khác.

- GV phải chọn và phân tích, đánh giá bản đồ.

- Mục đích yêu cầu của bài giảng bao gồm yêu cầu về truyền thụ kiến thức cơ bản, yêu cầu về giáo dục tư tưởng và yêu cầu phát triển năng lực tư duy. Trong đó, yêu cầu về truyền thụ kiến thức cơ bản và năng lực phát triển tư duy quy định có nên sử dụng bản đồ vào giờ giảng hay không. Ngoài ra, qua nội dung kiến thức của bài giảng, GV cần nhận định nội dung nào là nên sử dụng bản đồ để truyền thụ. Nói cách khác, không phải bài nào cũng cần có bản đồ, không phải nội dung nào trong bài cũng đều vận dụng phương pháp bản đồ để giảng cả. Bản đồ là phương tiện trực quan đặc thù để dạy học địa lý, điều đó không có nghĩa là lúc nào dạy địa lý cũng cần phải có bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung: Phải chọn bản đồ vì đôi khi một nội dung, một đối tượng nào đó được thể hiện trên nhiều bản đồ khác nhau như vị trí địa lý của Việt Nam có thể quan sát từ bản đồ chính trị thế giới hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam…nhưng dùng bản đồ Việt Nam ở Đông Nam Á là tốt nhất để giảng dạy vị trí địa lý của nước ta vì với bản đồ này, tương quan giữa vị trí nước ta so với các quốc gia xung quanh và với khu vực là rõ nhất, trực quan nhất.

- Chọn loại hình bản đồ: Trong quá trình giảng GV sẽ sử dụng bản đồ treo tường, bản đồ trong SGK, atlats giáo khoa, sơ đồ tự vẽ, bản đồ khung hay bản đồ câm…Chọn loại hình bản đồ có ý nghĩa quan trọng vì mỗi loại có một chức năng riêng, phù hợp với một phương pháp, một dạng bài lên lớp cụ thể.

23

- Xác định số lượng bản đồ trong một giờ học: Đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định số lượng bản đồ hợp lý cho một tiết học là bao nhiêu. Trên thực tế, thường chỉ nên dùng 1- 2 bản đồ treo tường, tối đa là 3 mà thôi vì nhiều hơn sẽ làm phân tán chú ý của HS và mất nhiều thời gian cho thao tác sử dụng và khai thác thông tin trên bản đồ.

- Điều quan trọng nhất là nội dung bản đồ có phù hợp với SGK không? Sự sai lệch giữa bản đồ, nhất là bản đồ treo tường, với nội dung SGK là hiện tượng thường xảy ra do sách và bản đồ được biên tập và in vào những thời điểm khác nhau. Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì những mâu thuẫn nói trên sẽ làm nhiễu thông tin mà HS tiếp nhận.

- Cần thiết phải nhận định về dung lượng thông tin trên bản đồ có quá nhiều, làm lu mờ trọng tâm của bài giảng hay không.Ví dụ: Sông ngòi là một thành phần tự nhiên được biểu hiện hầu như trên tất cả các bản đồ. Tuy nhiên, nếu dùng bản đồ địa chất, bản đồ khí hậu hay bản đồ đất- động thực vật để giảng về sông ngòi và đặc điểm của chúng thì kí hiệu các hệ tầng, các biểu đồ, loại đất… khá nổi bật và chiếm nhiều diện tích sẽ lấn át các kí hiệu theo đường rất mảnh thể hiện sông. Vì vậy, nếu không có bản đồ sông ngòi thì có thể dùng bản đồ địa hình để giảng dạy vì sông là một yếu tố địa hình, không bị kí hiệu các dạng địa hình khác che lấp.

- Phân tích các đặc tính phân bố, số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của đối tượng được thể hiện trên bản đồ xem có đầy đủ để phục vụ cho nội dung bài giảng không.

- Phát hiện những kiến thức bản đồ học để khai thác trên bản đồ và dự kiến kỹ năng sử dụng bản đồ có thể bồi dưỡng cho HS thông qua sử dụng bản đồ. Đánh giá tính thẩm mỹ: nhất là những bản đồ do GV và HS vẽ, xem có đủ đẹp để treo lên lớp hay không.

- GV chọn lọc kiến thức sẽ khai thác từ bản đồ và kỹ năng cần rèn luyện cho HS thông qua sử dụng bản đồ.

Tuy là một BĐGK, sự khái quát hóa cao, nhưng cũng chứa đựng nhiều kiến thức bản đồ học mà một tiết học địa lý không thể khai thác hết được.

24

Những kiến thức và kỹ năng bản đồ có thể truyền thụ và rèn luyện cho HS thông qua việc sử dụng bản đồ gồm sự thay đổi hình dáng của hệ thống kinh vĩ tuyến giữa các bản đồ, nguyên nhân của sự khác biệt hình dạng là lưới chiếu bản đồ, ý nghĩa bản đồ của tỉ lệ, hệ thống kí hiệu trên bản đồ được sử dụng như thế nào…Vì có nhiều nội dung và kĩ năng bản đồ như vậy nên phải chọn lọc để giới hạn một khối lượng vừa phải về kiến thức và kỹ năng để có thể truyền thụ và rèn luyện cho HS trong một tiết học.

Mỗi một kiến thức, mỗi một kĩ năng là một bậc thang trong quá trình bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng bản đồ thông qua giờ giảng địa lý trong cả năm học, cả cấp học. Do đó, việc GV chuẩn bị thao tác sử dụng bản đồ và biện pháp khai thác nội dung trên bản đồ phải dự kiến thời điểm treo bản đồ, dự kiến những lý giải và phân tích trên bản đồ, dự kiến thao tác chỉ bản đồ, dự kiến các câu hỏi trên bản đồ sẽ góp phần làm bài giảng thành công hơn.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý không nên quá lạm dụng bản đồ. Chỉ những nội dung của bài học đã được thể hiện rõ và dễ khai thác trên bản đồ mới chọn sử dụng phương pháp bản đồ, như thế hiệu quả phương pháp mới cao.

Một thực tế cho thấy rằng, khi GV xác định được kiến thức, kỹ năng nào sẽ được giới thiệu, rèn luyện trong tiết học phù hợp với khả năng nhận thức và vốn tri thức mà HS đã được trang bị, bằng cách nào, vào lúc nào thông qua BĐGK địa lý trong một tiết học là đã đảm bảo 70% thành công của tiết học đó. Bởi như vậy, HS không chỉ tự mình tư duy tìm ra được cốt lõi nội dung bài học mà thông qua BĐGK Địa lý đã rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ. Điều tất nhiên là những kiến thức địa lý mà GV khai thác trên bản đồ trong bài giảng là những kiến thức phù hợp với SGK, phục vụ cho nội dung của bài học.

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 27 - 29)