Phương pháp sử dụng bản đồ khi giảng dạy trên lớp

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Phương pháp sử dụng bản đồ khi giảng dạy trên lớp

Trong một giờ giảng trên lớp, người GV có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức cũ, giảng bài mới, hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà. Những công việc này GV đem thực hiện trên lớp dựa trên cơ sở bản đồ.

25

- Bước kiểm tra đầu giờ: Khi kiểm tra bài học cũ GV phải treo bản đồ trước để HS có thời gian quan sát bản đồ và chuẩn bị câu trả lời. HS vừa trả lời vừa chỉ các đối tượng có trên bản đồ.

- Bước giảng bài mới: Khi truyền thụ kiến thức, mỗi GV vừa trang bị kiến thức địa lí, vừa rèn luyện kĩ năng địa lí và hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ. Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của GV gắn liền với bản đồ thì HS phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép. Làm như vậy, mới phát huy được tính tích cực của HS và huy động được HS tham gia vào bài giảng một cách hứng thú. GV dùng phương pháp đàm thoại hay phát vấn tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, tạo cho HS có một không khí học tập tự giác, khích lệ HS suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng. Tuy nhiên, phải đòi hỏi những hệ thống câu hỏi đặt ra được tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của HS và dành thời gian cần thiết cho mọi câu hỏi để đảm bảo kế hoạch dạy học về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài ở lớp chỉ nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được.

Thông qua bài giảng, GV địa lí còn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng cho HS, trong đó kĩ năng sử dụng bản đồ để học tập và nghiên cứu địa lí là quan trọng nhất. Những kĩ năng bản đồ cần có trước hết biết đọc BĐGK địa lí, biết tính toán nghĩa là biết xác định đặc tính số lượng của hiện tượng, biết xây dựng các biểu đồ, đồ thị để so sánh giá trị số lượng của các hiện tượng. Cũng cần rèn luyện cho HS kĩ năng dùng bản đồ khi thực hành về địa lí. Để có kĩ năng đối chiếu bản đồ với thực địa, ta có thể tổ chức cho các em những đợt thăm quan địa lí, những buổi học địa lí ngoài trời.

- Bước củng cố: Dựa vào nội dung kiến thức vừa học, GV kiểm tra củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về bản đồ cho HS bằng cách đặt ra các câu hỏi dựa trên bản đồ.

GV cần chú ý trong các giờ thực hành: đây là thời gian có ý nghĩa nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho HS.

26

Một phần của tài liệu hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 – thpt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)