Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thường tín (Trang 30 - 41)

nghiệp và Phát triển nơng thơn Thường Tín:

2.1.3.1 Về công tác huy động vốn:

NHTM bản chất là một tổ chức trung gian tài chính có đặc điểm hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy để có nguồn vốn hoạt động, cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngồi nguồn vốn chủ sở hữu, NHTM phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hay từ NHTW. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc PGD. Qn Gánh P. Hành chính & Nhân sự Phịng giao dịch (PGD) P.Kế hoạch & KD tổng hợp P. Kế toán & Ngân quỹ PGD. Tía PGD. Hồng Vân

Chính vì vậy, những năm qua ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chi nhánh Thường Tín ln quan tâm mở rộng và tăng cường nguồn vốn của mình, hoạt động huy động vốn đã mang lại những kết quả khả quan như sau.

Năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 1146,752 tỉ, chiếm 79% tổng nguồn vốn kinh doanh, đạt 98,7 % chỉ tiêu kế hoạch giao; so với 31/12/2011 tăng 380,068 tỉ (+49,57%).

Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 1464,420 tỉ đồng đạt 109.9% chỉ tiêu kế hoạch giao ; so với năm 2012 tăng 317,668 tỉ (+27,70%). Bình quân nguồn vốn huy động 14,64 tỉ/CB, tăng 3,18 tỉ/CB so với bình quân năm 2012

Năm 2014 nguồn vốn huy động đạt 1902,368 tỉ đồng so với năm 2013 tăng 437,948 tỉ (+29,91%). Đây là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế vẫn trong giai đoạn khủng hoảng và sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn huyện Thường Tín.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Thường Tín

Đơn vị: tỉ đồng

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

I Theo đối tượng huy động

1. Tiền gửi dân cư 1039,191 1301,549 1644,416

2. Tiền gửi TCKT và kho bạc 106,584 161,657 257,741

3. Tiền gửi TCTD và tiền gửi khác 0,977 1,214 0,211

II Theo kỳ hạn

1. T. gửi không kỳ hạn 171,414 180,976 164,693

2. T. gửicó kỳ hạn < 12 T 711,234 1107,585 1369,421

4. T. gửicó kỳ hạn từ 12T trở lên 264,104 175,895 368,254

III Theo loại tiền tệ

1. Nguồn vốn nội tệ 1001,789 1348,893 1765,88

2. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi 144,963 115,527 136,488

IV Tổng nguồn vốn huy động 1146,752 1464,420 1902,368 V Tốc độ tăng trưởng (%) 49,57 27,70 29,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014)

Từ năm 2012 đến 2014, tỉ trọng tiền gửi dân cư giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu vốn của Ngân hàng đều trên 80% (năm 2012: 90,62%, năm 2013: 88,89%, năm 2014: 86,44%). Nguồn vốn huy động được tăng qua các năm chủ yếu là do tăng từ nguồn tiền huy động từ dân cư.

Tuy nguồn tiền gửi dân cư tăng qua các năm nhưng mức tăng chưa cao, vì chịu sự tác động mạnh mẽ của nề kinh tế, mặt khác chịu sự tác động cạnh tranh của các ngân hàng TMCP mới liên tục được thành lập. Có được kết quả như vậy, ngồi việc giữ được uy tín với khách hàng, các hình thức huy động

truyền thống, ngân hàng đã mạnh dạn thực hiện các biện pháp như triển khai huy động tại chỗ đối với khách hàng, khơng ngừng tìm kiếm và duy trì lượng khách hàng ở mức ổn định, tạo điều kiện cho khác hàng gửi rút tiền dễ dàng.

So với năm 2012, năm 2014, tiền gửi huy động từ TCKT và kho bạc là 257,741 tỷ tăng 151,157 tỉ tăng 88,18 % sau 2 năm. Tiền gửi từ TCTD và tiền gửi khác là 0,211 tỉ lại giảm 0,766 tỉ. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế hay tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của tổ chức tín dụng cũng như tiền gửi khác luôn chiếm một tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được mặc dù tăng tiền gửi từ TCKT và kho bạc tăng.

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ phản ánh tốc dộ tăng trưởng nguồn vốn theo kỳ hạn như sau:

Biểu đồ 1 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Thường Tín giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: tỉ đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 TG KKH TG CKH< 12T TG CKH> 12T

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng cao và biến động nhiều nhất. TG CKH <12T đều tăng qua các năm từ

711,234 tỷ năm 2012 tăng lên 1107,585 tỷ năm 2013 (tăng 396,351 tỷ tương ứng 55,73%), năm 2014 là 1369,421 tỷ (tăng 281,836 tỷ tương ứng 23,64%). Như vậy, từ 2012 đến 2014, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng liên tục tăng, mức tăng giảm dần nhưng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động được. Cụ thể, tỉ trọng năm 2012 là 62,02 %, năm 2013 là 75,63%, năm 2014 là 71,99%. Tỉ trọng của tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng ln đạt trên 60% và liên tục tăng qua các năm.

Tiền gửi khơng kì hạn và tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng thì khồng có nhiều sự biến đổi qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2013, tiền gửi khơng kì hạn tăng, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm so với năm 2012, nhưng năm 2014 thì ngược lại tăng tiền gửi khơng kỳ hạn giảm cịn tiền gửi có kỳ hạn lại tăng so với 2013. Nhưng sự tăng giảm là không nhiều và đều được bù đắp lại bởi sự tăng mạnh mẽ hơn của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.

Qua phân tích chứng tỏ, ngân hàng tập trung huy động nguồn vốn tiền gửi có kì hạn ngắn dưới 12 tháng trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng chậm và có nhiều biến động thì việc huy động nguồn vốn khơng kỳ hạn và kỳ hạn dài gặp nhiều khó khăn.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:

Sau khi huy động vốn, để bù đắp được chi phí huy động vốn và có lợi nhuận thì NHTM phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để thu lãi. NHTM sử dụng vốn theo các hướng cơ bản là hoạt động tín dụng, đầu tư chứng khoán, đầu tư mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị, hoạt động ngân quỹ. Tín dụng là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho NHTM.

Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thường Tín bao gồm hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu trong đó hoạt động “cho vay” vẫn đóng vai trị chính. Và, hiện nay lượng tiền gửi đang tăng lên đáng kể, các hình thức cho

vay cũng phong phú hơn. Ngân hàng Agribank Thường Tín với nhiều những gói cho vay khác nhau đã đạt được những doanh số cho vay nhất định qua các năm.

Để thấy được quy mơ, cơ cấu tín dụng có thể phân tích qua các năm ta có thể xem xét theo các tiêu chí sau:

-Theo thời gian: ngắn, trung, dài hạn

-Theo ngành nghề: công nghiệp, xây dựng và giao thông, nông lâm nghiệp và thủy sản, thương mại và dịch vụ, ngành khác,.

-Theo loại hình cho vay: cho vay thương mai, cho vay từ vốn UTDT, cho vay theo kế hoạch và chỉ định chủ nhà nước, cho th tài chính,…

-Theo loại hình doanh nghiêp: doanh nghiêp quốc dân, ngồi quốc dân, có vốn đầu tư nước ngồi,..

-Theo loại tiền

Nhưng, xét theo tình hình kinh tế xã hội tại địa phương huyện Thường Tín để phán ánh rõ nhất thực trạng của quy mô cơ cấu tín dụng là phân tích theo thời gian ngắn, trung và dài hạn. Thường Tín là một huyện nằm phía Nam của thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thơng thuận lợi đó là tuyến đường cao tốc 1A và đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, huyện cũng có nhiều làng nghề truyền thống như tiện gỗ Nhị Khê, sơn mài Duyên Thái, mây tre đan Ninh Sở, điêu khắc gỗ đá Nhân Hiền, mộc Vạn Điển, bông len ở Trát Cầu,…Một số nghề là nghề truyền thống lâu năm , một số là nghề mới phát triển mấy chục năm trở lại đây nhưng đều phát triển theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên hiện tại việc sản xuât muốn vẫn đang nhỏ lẻ, tự phát và thiếu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Do đó, đối tượng vay vốn chủ yếu tại địa phương là hộ gia đình sản xuất hay kinh doanh thứ cấp. Nhu cầu vay vốn tại địa phương chủ yếu là mua nguyên vật liệu cho sản xuất, và đầu tư cho mua máy móc, thiết bị đầu tư vào nhà xưởng, hay vay vốn kinh doanh là chủ yếu.

Vì vậy, chất lượng tín dụng được đề cập chủ yếu thơng qua chất lượng chovay theo thời gian.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay của Agribank Thường Tín giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

I Doanh số cho vay 792,416 999,370 1097,932

1. Ngắn hạn 656,205 808,298 901,083 2. Trung, dài hạn 136,211 191,072 196,849 II Doanh số thu nợ 743,345 785,911 1032,538 1. Ngắn hạn 603,57 655,752 867,162 2. Trung, dài hạn 139,775 134,159 165,376 III Tổng dư nợ 769,417 950,157 1046,741 1. Ngắn hạn 643,245 789,405 827,540 2. Trung, dài hạn 126,172 160,752 219,201 Tốc độ tăng trưởng (%) Dư nợ bình quân 1 cán bộ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013,2014)

Trong giai đoạn 2012– 2014, tuy tình hình kinh tế cịn chưa tăng trưởng mạnh nhưng với những cố gắng tích cực của lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Agribank Thường Tín, ngân hàng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong cơng tác tín dụng, cụ thể:

- Doanh số cho vay năm 2012 là 792,416 tỉ đồng, tăng 102,285 tỷ đồng so với năm 2011tương ứng 14,82 %. Năm 2013, DSCV là 999,370 tỷ đồng tăng 206,975 tỷ đồng tương ứn 26,12% so với năm 2012. Năm 2014, DSCV là 1097,932 tỷ đồng tương ứng 9,86% so với năm 2013. Như vậy, doanh số cho vay tăng qua các năm, nhưng tỉ lệ tăng là khác nhau. Năm 2013 tỉ lệ tăng là cao nhất và thấp nhất là năm 2014.

Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung-dài hạn cũng đều tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không đồng đều.

- Doanh số thu nợ năm 2013 là 785,911 tỉ đồng tăng 42,566 tỷ đồng tương ứng tăng 5,73 % so với năm 2012, Năm 2014 là 1032,538 tỷ đồng tăng 246,627 tỷ đồng tương ứng tăng 31,38 % so với năm 2012. Như vây, doanh số thu nợ tăng đều qua các năm từ 2012 đến 2014.

Trong đó, doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2013(134,159 tỷ đồng) giảm so với 2012 (giảm 5,616 tỷ đồng ) nhưng lại tăng mạnh trở lại năm 2014( năm 2014 là 165,376 tỷ tăng 31,217 tỷ), nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng đều và mức độ tăng cao hơn nên bù đắp lại cho doanh số thu nợ.

- Từ năm 2012-2014, tổng dư nợ của chi nhánh liên tục tăng và mức độ tăng lại giảm qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2013, dư nợ cho vay của chi nhánh là 950,157 tỉ đồng tăng 23.49 % tương ứng180,740 tỉ đồng so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ cho vay của chi nhánh là 1,046,741 tỉ đồng tăng 10.17% tương ứng tăng 96,584 tỉ đồng so với năm 2013.

Trong đó, tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn (thường trên 75%) luôn cao hơn so với tỉ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn (dưới 25%). Tuy nhiên, tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn lại giảm nhẹ qua các năm từ 83.60 % năm 2012 xuống 79.06 % năm 2014. Như vậy, có thể thấy rằng ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn để tăng khả năng luân chuyển vốn, đồng thời ngân hàng đang tăng cho vay dài hạn để tăng thu nhập lãi cho ngân hàng vì lãi suất vay dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.

2.1.3.3 Các hoạt động khác:

Bên cạnh hoạt động dịch vụ truyền thống là cho vay và huy động vốn, Ngân hàng cịn triển khai nhiều loại hình dịch vụ khác bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngồi nước, thực hiện dịch vụ thanh tốn trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện

dich vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng. NHNo&PTNT Thường Tín ln chú trọng cơng tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh tốn Quốc tế, khơng để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động và thu phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng qua các năm.

Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, NHNo&PTNT Thường Tín đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: kinh doanh vàng bạc đá quý, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, trả lương qua thẻ.

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng thu 137,780 160,338 160,307

Tổng chi 115,998 126,197 127,431

Lợi nhuận 21,782 34,141 33,876

Biểu đồ 2 Lợi nhuận của Agribank Thường Tín giai đoạn 2012 - 2014

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 Lợi nhuận Lợi nhuận

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ minh họa ta thấy so với năm 2012, năm 2014:

+ Tổng thu tăng, trong đó thu hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu.

+ Tổng chi cũng tăng, trong đó chi trả lãi huy động vốn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi.

Kết quả hoạt động tài chính của chi nhánh qua 3 năm là rất tích cực, năm sau lãi cao hơn hay thấp hơn không đáng kể so với năm trước. Thu nhập người lao động ổn định, 100% Chi nhánh đều đủ quĩ lương.

Năm 2013, lợi nhuận tăng so 56,74% với năm 2012. Ta thấy có sự gia tăng cả ở tổng thu và tổng chi. Tuy nhiên, do tổng thu tăng nhiều hơn so với sự tăng lên của tổng chi nên đã tạo ra sự gia tăng của lợi nhuận. Năm 2014, tổng thu giảm 0,031 tỷ còn tổng chi lại tăng 1,234 tỷ làm cho lợi nhuận giảm 0,78% số tuyệt đối là 0,265 tỷ.

Nguyên nhân là do: các hoạt động kinh doanh trên địa bàn đạt hiệu quả tốt, nâng cao được uy tín của ngân hàng.

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay của chi nhánh Agribank Thường Tín:

2.2.1 Đánh giá chất lượng cho vay theo chỉ tiêu định tính:

Chi nhánh Agribank Thường Tín ln tn thủ quy trình tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam và các quy định riêng của chi nhánh, quy trình được ban hàn và hướng dẫn cụ thể tới từng cá nhân trong chi nhánh. Quy trình có những thay đổi và bổ sung tùy theo từng thời kỳ cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế. Các cán bộ tín dụng ln tn thủ theo đúng các bước của quy trình trong việc cấp tín dụng

- Các nguyên tắc, điều kiện cho vay được thực hiện một cách nghiêm túc kết hợp nguyên tắc, điều kiện cho vay chung của ngân hàng thương mại với những nguyên tắc riêng của chi nhánh.

- Quá trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất, là cách tốt nhất để ngân hàng nắm được thông tin về khách hàng, về năng lực pháp lý, đạo đức của khách hàng…. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay của ngân hàng. Trên thực tế quá trình thẩm định tại ngân hàng đã tuân thủ đúng theo các quy định về quy trình thẩm định. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng trình độ chun mơn cao, kinh nghiệm thẩm định dày dặn. Bên cạnh, tra thông tin khách hàng trên CIC, chấm điểm, đánh giá khách hàng, theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng, còn thẩm định trực tiếp để định giá tài sản đảm bảo, thu thập thông tin từ các nguồn xung quanh. Mặc dù đặt mục tiêu tăng dư nợ, nhưng các cán bộ tín dụng vẫn thắt chặt thẩm định, để đưa ra quyết định cho vay đảm bảo khơng có nợ xấu xảy ra.

- Agribank Thường Tín đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Khách hàng đến vay vốn được cán bộ tín dụng hướng dẫn hồn tất hồ sơ vay

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thường tín (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)