Các giải pháp vi mô (đối với Chi nhánh)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thường tín (Trang 50 - 53)

3 .2Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay

3.2.1. Các giải pháp vi mô (đối với Chi nhánh)

3.2.1.1 Hồn thiện quy trình thẩm định dự án cho vay

Thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án cho vay, cần chú ý đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau:

Với doanh nghiệp:

+Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp: giấy phép đầu tư (giấy đăng kí kinh doanh) hay giấy chứng nhận mã số thuế.

+Hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn

+Hồ sơ đảm bảo tiền vay: hồ sơ thế chấp cầm cố hay bảo lãnh

+Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2 năm gần nhất (Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán,..)

- Đánh giá doanh nghiệp về các mặt: Năng lực tổ chức quản lý, điều

hành sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp, dự báo tác động của môi trường kinh tế xã hội đến sự vận hành và xu thế phát triển của dự án.

Với cá nhân, hộ gia đình: - Về tài liệu, hồ sơ vay vốn:

+ Hồ sơ pháp lý: giấy đăng kí kinh doanh (nếu có)

+Hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn

+Hồ sơ đảm bảo tiền vay: hồ sơ thế chấp cầm cố hay bảo lãnh

+Phương án kinh doanh hạn mức, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:(hóa đơn mua hàng trong những tháng gần nhất, hóa đơn đặt hàng,..)

+Báo cáo thơng tin tín dụng trên CIC

- Đánh giá về các mặt: lịch sử tín dụng của cá nhân, hộ gia đình, năng lực tài chính, đảm bảo tiền vay, mục đích sử dụng vốn để đưa ra quyết định cho vay một cách thận trọng

3.2.1.2. Phương pháp thẩm định dự án cho vay:

- Một là, tách chức năng thẩm định cho vay và chức năng theo dõi, quản lý cho vay tại các Chi nhánh.

- Hai là, chun mơn hố cán bộ thẩm định theo từng nhóm ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với một số dự án phức tạp, có thể thuê chuyên gia để thẩm

địng, có như vậy chất lượng của cơng tác thẩm định mới thực sự đảm bảo chất lượng.

- Ba là, tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của cán bộ lãnh đạo.

3.2.1.3 Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư. Phần này đưa vào để tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây truyền cơng nghệ để xác định tổng chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp để lập ra giá thành đơn vị sản phẩm.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động, dịng tiền hàng năm của dự án có so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

3.2.1.4. Xây dựng hệ thống thơng tin có chất lượng cao

Thơng tin là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến hiệu quả công tác thẩm định dự án. Để có kết quả thẩm định chính xác, ngân hàng Agribank phải kết hợp với ngân hàng Nhà nước để có hệ thống thơng tin phong phú, đa dạng lưu trữ dưới dạng ngân hàng dữ liệu sử dụng chung cho cả hệ thống và Chi nhánh trong việc truy cập và khai thác số liệu, nâng cao hiệu quả của CIC

3.2.1.5. Xây dựng hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại

- Ưu tiên trang bị hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao và nối mạng cho các phịng cho vay tại Trụ sở chính và Chi nhánh;

- Tiếp tục hồn thiện, nâng cấp các chương trình phần mềm phục vụ cho cơng tác thẩm định dự án như: chương trình quản lý cho vay, chương trình quản lý văn bản và diễn đàn trao đổi nghiệp vụ trong toàn hệ thống;

- Xây dựng cá phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiêu quả và rút ngắn thời gian xử lý thơng tin thẩm định khắc phục tình trạng thẩm định thủ công như hiện nay;

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tin học cho cán bộ cho vay và cán bộ làm công tác thẩm định dự án cho toàn bộ cán bộ làm nghiệp vụ cho vay.

3.2.1.6. Giải pháp về nhân lực:

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định có thể thực hiện thơng qua một số giải pháp cụ thể sau:

- Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ thẩm định theo yêu cầu cơng việc. Cán bộ thẩm định phải là người vừa có tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm trong cơng việc, có kiến thức chun mơn giỏi;

- Tổ chức các khố đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

- Đặt ra các tiêu chuẩn yêu cầu các cán bộ làm công tác thẩm định phải không ngừng học tập, nghiên cứu. Hàng năm tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, kết hợp với chất lượng xử lý công việc để làm cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thường tín (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)