2.3 Đánh giá thực trạng kiểm tra NNT tại Chi cục
2.3.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch
Những năm qua Chi cục thuế Hạ Hịa đã làm tốt cơng tác chuyển đổi từ việc kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu của mức độ vi phạm. Nhưng trên thực tế, đối tượng kiểm tra theo cơ chế mới chủ yếu được định đoạt bởi việc phân tích thơng tin về NNT và các thông tin liên quan khác. Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thơng tin mà cơ quan thuế có, độ tin cậy của những thông tin đầu vào này được đảm bảo đến đâu, từ nguồn nào? chính thức hay khơng chính thức? Hiệu quả và độ chính xác của việc phân tích thơng tin này có lẽ chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của những người làm công tác quản lý.
Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch và lập danh sách các đối tượng được kiểm tra thuế được thực hiện từ đầu năm có những hạn chế sau:
- Do chi cục có ít cán bộ, trang thiết bị tin học lại không tốt nên cơ sở dữ liệu về NNT chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây
dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật...theo hướng dẫn của Tổng cục thuế.
- Do cán bộ kiểm tra ở chi cục trình độ chưa cao nên kết quả phân tích mới chỉ đáp ứng được các bước đánh giá cơ bản, khơng chi tiết và thiếu tính thuyết phục. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cịn mang tính hình thức, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch.
- Đối với các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, trên từng địa phương và khu vực khác nhau cũng không đầy đủ và được đánh giá chính xác, thiếu cơ sở để so sánh và xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu qui mô và tốc độ phát triển của ngành và các doanh nghiệp cùng ngành.
Hàng năm Chi cục thuế Hạ Hoà chỉ tiến hành kiểm tra được khoảng 30% trên tổng số NNT cơ quan thuế quản lý. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức, bởi nếu khơng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế lại bị liên tục kiểm tra trong khi đó lại bỏ sót các doanh nghiệp nhiều năm khơng bị quyết tốn, hoặc trình độ của kế tốn viên giỏi, xây dựng được một bảng cân đối kế toán tốt, cán bộ thuế chỉ trên cơ sở đánh giá phân tích các chỉ tiêu sẽ khơng thế đánh giá được hết rủi ro.
2.3.2.2 Cơng tác phân tích sâu hồ sơ của doanh nghiệp tại cơ quan thuế
Công tác phân tích sâu hồ sơ doanh nghiệp gồm có phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với đối chiếu tờ khai thuế. Đây là một cơng tác khá quan trọng, nó góp phần phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên do trình độ cán bộ Chi cục cịn yếu, hơn nữa cơng tác phân tích sâu về doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ kiểm tra. Nên việc phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính cịn mang tính sơ
sài, hình thức chưa đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn của hồ sơ kiểm tra một cách hiệu quả.
Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chưa đáp ứng yêu cầu phân tích sơ bộ tất cả hồ sơ khai thuế theo quy trình kiểm tra thuế 528/QĐ-CT ngày 29/5/2008 của Tổng cục thuế, hiện tại việc phân tích sơ bộ hồ sơ khai thuế chỉ đáp ứng được 30% doanh nghiệp quản lý.
2.3.2.3 Công tác kiểm tra thuế tại cơ sở NNT
Chất lượng nhiều cuộc kiểm tra không cao, nội dung kiểm tra sơ sài; biên bản lập không đúng qui định; đặc biệt đối với các biên bản kiểm tra hộ kinh doanh cá thể, do các cán bộ Chi cục kiểm tra cịn hạn chế về trình độ, khả năng phân tích rủi ro và đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của đơn vị còn hạn chế, đã ảnh hưởng đến chất lượng biên bản kiểm tra quyết toán thuế.
Khi tiến hành kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cán bộ Chi cục thường kiểm tra toàn bộ các nội dung về nghĩa vụ thuế của NNT, việc đánh giá rủi ro có áp dụng nhưng ở mức độ thấp. Thời gian kiểm tra tại cơ sở cịn bị kéo dài do việc kiểm tra tồn bộ các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế, thời gian thu thập tài liệu, thời gian xác minh hoá đơn cịn kéo dài...Với trường hợp NNT có sử dụng hố đơn của cơng ty bỏ trốn, cơng tác xác minh hố đơn mới chỉ mang tính hình thức về việc kê khai, cịn khơng nắm rõ được bản chất của hoạt động mua bán có thực hay khơng. Thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý vi phạm do quan điểm và hướng dẫn của Tổng cục thuế và Cục thuế chưa được cụ thể.
Khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh, các nghiệp vụ như thăm quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn chưa được đề cao và áp dụng một cách khoa học, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra.
Nói chung cơng tác kiểm tra ở Chi cục thuế Hạ Hòa vẫn chưa được khoa học, chưa đổi mới một cách đáng kể, cịn khá thủ cơng và chưa mang tính chun sâu.
2.3.2.4 Về cơng tác phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan * Đối với cơ quan thuế * Đối với cơ quan thuế
- Tại một số phòng tại văn phòng Cục thuế cũng chưa có bộ phận đầu mối về cơng tác phối hợp với Cục thuế và các Chi cục thuế trong cùng tỉnh, phối hợp với các cơ quan công an, hành chính nhà nước trong huyện, do đó việc xử lý vi phạm hành chính (cơ quan điều tra chuyển đến) nhiều lúc chưa thống nhất trong các quyết định xử lý; Việc cung cấp tài liệu không thống nhất về cách thức bàn giao.
- Phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ: Tồn tại trong khâu này là việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị trong ngành chưa tốt, ví dụ như bàn giao dữ liệu tờ khai thuế hay báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ở các bộ phận Ấn chỉ và Kê khai; dẫn đến để thất lạc hoặc bàn giao thiếu, trả lời xác minh hố đơn khơng kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra.
* Đối với cơ quan cơ quan điều tra:
- Việc hồi âm trả lời các kết quả xác minh điều tra sau khi đã nhận được tài liệu từ cơ quan thuế của cơ quan điều tra cịn hạn chế dẫn đến tình trạng Cơ quan thuế đặt vấn đề nghi vấn doanh nghiệp vi phạm bị kéo dài.
- Cịn có trường hợp cơ quan điều tra yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp chung chung, dàn trải (cung cấp hồ sơ từ khi thành lập đến nay; cung cấp tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế..) hoặc hồ sơ đã được cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng giữa các cấp, các bộ phận vẫn yêu cầu cơ quan
thuế cung cấp, dẫn đến cung cấp trùng lắp làm ảnh hưởng đến thời gian và nhân lực của cơ quan thuế. Cũng có trường hợp cơ quan cơng an u cầu cơ quan thuế cung cấp hồ sơ nhưng không liên hệ lại để bàn giao. Các trường hợp yêu cầu xác minh hoá đơn không cung cấp đủ thông tin để xác định nguồn dữ liệu hoặc cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp cần xác minh (mã số thuế, ký hiệu, seri hoá đơn).
- Đối với Cục thuế và các Chi cục thuế trong cùng tỉnh, cơ quan Cơng an, cơ quan hành chính chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo chuyên đề,
phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng và tổ chức giao ban định kỳ. - Công tác thu hồi tiền thuế trốn lậu, công tác phối hợp đôn đốc các cá nhân, doanh nghiệp còn nợ đọng thuế chưa được quan tâm đúng mức.
- Trong phối hợp thực hiện có nơi, có chỗ cịn chưa xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp thơng tin và phối hợp thực hiện tính, xác định số thuế gian lận…
2.3.2.5 Về cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT tại cơ quan thuế
Mặc dù công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT ở Chi cục thuế Hạ Hòa đã được chú trọng và quan tâm, Tổng cục thuế đã phát hành nhiều ứng dụng tin học mới. Nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về NNT trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn chưa đầy đủ. Chức năng cập nhật danh bạ của NNT hiện nay giao cho các phòng quản lý trực tiếp cập nhật. Do cán bộ ở Chi cục hạn chế về trình độ máy tính, chất lượng trang thiết bị tin học lại không cao, các ứng dụng nâng cấp và thay đổi liên tục nên các cán bộ kiểm tra cịn khá lúng túng xảy ra tình trạng thơng tin, nội dung không được cập nhật đầy đủ, cập nhật rồi lại bị mất dữ liệu và chưa cập nhật được một cách thường xun khi có sự thay đổi
từ phía NNT. Các chỉ tiêu được sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nhiều lúc không được cập nhật.
Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế cịn cần rất nhiều các thơng tin khác mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, NNT còn rất dè dặt khi cung cấp những thông tin mà cơ quan thuế yêu cầu. Phần bị sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chưa thấy có gì đảm bảo rằng nhưng thơng tin đó khơng bị lạm dụng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế này có thể được hiểu được là do thiếu các qui định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và NNT. Thực tế đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ thơng tin, cịn cơ quan thuế thì tìm mọi cách khai thác các thơng thơng tin khơng chính thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là tính chính xác và mức độ tin cậy mà cơ quan thuế có được như thế nào?
Việc thực hiện thành công phương pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc tới 70% vào cơ sở dữ liệu, chính vì vậy một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác mới mang lại kết quả phân tích đúng. Kế hoạch kiểm tra xây dựng có tính chính
xác cao nhằm đảm bảo những đối tượng không chấp hành tốt các nghĩa vụ và qui định cụ thể về pháp luật thuế sẽ bị kiểm tra theo qui định. Và những đối tượng chấp hành tốt sẽ được tạo điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thơng suốt và bình đẳng. Theo Luật quản lý thuế được ban hành đã đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế. Hệ thống thông tin này một mặt được thu thập từ người nộp thuế, mặt khác được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, cần quy định cụ thể nhiệm vụ này cho các cán bộ quản lý thuế về
trách nhiệm sử dụng thông tin về NNT và nguyên tắc bảo mật được đề cao hàng đầu.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kiểm tra thuế ở Chi cục thuế Hạ Hoà do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Mặc dù phương pháp kiểm tra thuế dưa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của người nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra thuế nhưng phương pháp phân tích rủi ro cịn mang tính thủ cơng chưa chun sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý; Đội kiểm tra thuế ở Chi cục thuế Hạ Hịa chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các doanh nghiệp có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm tra. Việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của NNT và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp như quy mơ, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo tài chính. Do đó, dẫn đến những rủi ro trong q trình lập kế hoạch kiểm tra thuế như chọn những đối tượng chủ yếu có vi phạm hóa đơn, quy mơ khơng lớn, ngành nghề kinh doanh giản đơn, nhiều trường hợp khơng có hành vi gian lận cũng tổ chức kiểm tra làm cho hoạt động kiểm tra thuế chưa hiệu quả.
Các phần mềm ứng dụng để thực hiện cơng tác phân tích sâu doanh nghiệp chưa được áp dụng tại Chi cục thuế Hạ Hồ cho việc phân tích hồ sơ của NNT do đoàn kiểm tra thực hiện trước khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở
của NNT. Do vậy, công tác phân tích rủi ro chuyên sâu đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra thuế chưa thực hiện tốt, công tác kiểm tra thuế chưa
gắn chặt với kiểm tra và đối chiếu định mức tiêu hao nguyên vật liệu dùng vào sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả kiểm tra thuế không cao.
Việc tổ chức cập nhật, thu thập thơng tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra tại Đội kiểm tra của Chi cục chưa sâu, còn chung chung do Đội kiểm tra của Chi cục cịn q ít người nên khó phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, khơng có trọng tâm nội dung kiểm tra thuế cụ thể nên công tác kiểm tra thuế không mang lại hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Máy móc đa phần cũ và có một số hỏng hóc.
Các cơ sở dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng chưa cung cấp đầy đủ thông tin về họat động sản xuất kinh của doanh nghiệp qua nhiều năm tài chính để phục vụ cho cơng tác phân tích thu thập thơng tin, thiếu các qui định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và NNT về việc cung cấp thông tin.
Cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục cịn hạn chế về mặt trình độ nên khả năng phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính cịn chưa cao, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế tốn; trình độ kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang ngày càng đa dạng về cách thức và hàng hoá sản xuất, kinh doanh.
THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HẠ HÒA
3.1. Một số điểm cần lưu ý khi tăng cường công tác kiểm tra thuế:
3.1.1. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra NNT phải phù hợpvới tình hình kinh tế hiện nay: với tình hình kinh tế hiện nay:
Trong giai đoạn kinh tế nước ta từ nay tới năm 2020, Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, hàng năm có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời, quy mô kinh doanh ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày