.Hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH tây hà nội (Trang 38)

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội đã tìm hướng đi cho đơn vị trong bối cảnh và tình hình mới. Tập trung vào 3 sản phẩm cho vay: Cho vay mua nhà đất, cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh và cho vay mua ơ tơ. Ngồi ra, đã mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tài trợ, nhất là những ngành nghề được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển: Cho vay tiêu dùng có Tài sản đảm bảo, cho vay du học, cho vay hạn mức thấu chi, cho vay chứng khoán, Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục, sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, bưu chính viễn thơng,…

Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 1.996 65,36% 1.453 63,25% 1.162 63,22% Dư nợ trung và dài

Tổng dư nợ 3.054 100% 2.297 100% 1.838 100%

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội

Bảng 2.2 cho thấy dư nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 liên tục giảm, dư nợ năm sau luôn thấp hơn năm trước. Năm 2013, tổng dư nợ của là 2.297 tỷ đồng, giảm 24,78% so với 2012 do nền kinh tế trong giai đoạn này được đánh giá là hết sức phức tạp và khó khăn. Năm 2014, tuy nền kinh tế được đánh giá có dấu hiệu chuyển biến nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tồn ngành nhìn chung vẫn cịn ì ạch. Năm 2014, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh giảm 19,98% so với năm 2013. Sở dĩ xảy ra điều này là do tình hình chung của nền kinh tế mặc dù chi nhánh đã có những định hướng đúng đắn kết hợp với chính sách đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng song bước đầu vẫn chưa đạt được hiệu quả. Từ bảng 2.2, ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cụ thể năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 65,36% tổng dư nợ, sau đó giảm cịn 63,23% năm 2013 và 63,22% năm 2014. Đó là do Ban lãnh đạo chủ trương giữ vững tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giúp các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời giúp tăng vòng quay của vốn cho ngân hàng và đảm bảo quản lý được vốn cho vay. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng bắt đầu mở rộng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.

Tuy hoạt động tín dụng khá ảm đạm trong giai đoạn vừa qua, song Ngân hàng vẫn thực hiện khá tốt việc kiểm sốt chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn của thường xuyên được duy trì ở mức thấp, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ quá hạn tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 3.054 2.297 1.838

Dư nợ quá hạn 72 58 50

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,4% 2,5% 2.7%

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội

c. Các hoạt động sản phẩm và dịch vụ khác

Đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với hoạt động của một Ngân hàng hiện đại, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng với loại hình như: dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán thẻ,…

Dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh:

Hoạt động bảo lãnh: tính đến 31/12/2014, dư bảo lãnh là 5,2 tỷ đồng, đạt

118% kế hoạch và tăng 48,67% so với năm 2013.

Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 đạt khoảng 35

triệu USD, tăng 17% so với kế hoạch. Chủ yếu hoạt động thanh toán của chi nhánh cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Hiện tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa có những doanh nghiệp xuất nhập khẩu quy mơ lớn.

Dịch vụ phát hành thẻ ATM

Hiện tại, so với một số Ngân hàng TMCP đang hoạt động trên cùng địa bàn, thẻ ATM của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa có nhiều tính năng thực sự nổi trội. Tuy nhiên, chi nhánh đã tận dụng tối đa những lợi thế của mình (địa bàn, mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thái độ phục vụ tận tình chu đáo,…) để từng bước mở rộng thị phần trong thị trường thẻ ATM. Tổng số thẻ ATM do chi nhánh phát hành hiện đạt gần 60.000 thẻ và liên

tục tăng từ 2010 đến nay. Đây thực sự là nỗ lực đáng ghi nhận của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2. 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh V IETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng thu 264 325 994 786 668

Tổng chi 215 255 853 732 622

KQHĐKD 49 70 91 54 46

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội được coi là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động hiệu quả trong hệ thống NHTM CP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của chi nhánh tăng trưởng không ổn định. Nếu như từ năm 2010- 2012, KQHĐKD của chi nhánh tăng mạnh từ 40 tỷ đồng vào năm 2010 lên 91 tỷ đồng vào năm 2012. Nhưng từ 2013, KQHĐKD của chi nhánh lại có xu hướng giảm xuống cịn 54 tỷ đồng năm 2013 và 46 tỷ đồng vào năm 2014. Nhìn chung, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn nhất định, ta thấy thu nhập của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội qua các năm vẫn đều có lãi, mặc dù mức lãi khơng lớn và chưa đạt được so với chỉ tiêu do Hội sở giao.

Kết quả này là do qua các năm chi nhánh bị giảm doanh thu của mình đồng thời các khoản chi phí hoạt động tăng mạnh một phần là do VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội cũng chưa nâng cao được chất lượng khoản vay, quản lý

tốt nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn kịp thời và xử lý chưa tốt các khoản nợ quá hạn, nguồn thu từ các dịch vụ của ngân hàng giảm.

2.2 Thực trạng mở rộng huy động vốn củaVietinBank-Chi nhánh Tây Hà Nội:2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động: 2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động:

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như việc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, tại Việt Nam thì nợ xấu vẫn cịn tiềm tàng, NHNN hạ trần lãi suất huy động, việc sát nhập các ngân hàng đều khiến cho hoạt động của các ngân hàng đều gặp khó khăn. Trước những bất ổn của nền kinh tế, công tác huy động vốn của VietinBank CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 cũng gặp phải những biến động không nhỏ. Cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Công Thương-CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng nguồn vốn huy động 3.972 4.189 3.560

2. Thay đổi so với năm trước

Số tiền - +217 -629

Tỷ lệ % - +5,46% -15,02%

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 3200 3400 3600 3800 4000 4200 4400 3972 4189 3560 Tổng nguồn vốn huy động

Trong giai đoạn hiện nay cùng với việc NHNN chủ trương giảm lãi suất huy động trên toàn hệ thống, các NHTM nước ngồi cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các cơng ty bảo hiểm, bưu điện) thì đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi... hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng khiến hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM trong nước đã ảm đạm, nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy, tổng nguồn vốn huy động qua từng năm biến động không ổn định, năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.972 tỷ đồng, năm 2013 nguồn vốn huy động tăng lên 4.189 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số

huy động giảm mạnh chỉ còn 3.560 tỷ đồng (giảm tới 15%). Nguồn vốn suy giảm cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang gặp những khó khăn và báo hiệu nguy cơ tiềm tàng khơng kịp đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và khó đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay nếu hoạt động tín dụng có những biến động lớn trong thời gian tới.

Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng % 1 Tổng huy động vốn 3.972 100 4.189 100 3.560 100 1.1 Nhận tiền gửi 3.258 97,66 3.853 98,83 3.276 98,82

1.1.1 Tiền gửi của cá

nhân 1.066 26,84 1.708 40,77 1.452 40,79

1.1.2 Tiền gửi của

TCKT 2.192 55.19 2.145 51,21 1.824 51,23

1.1.3 Tiền gửi của

TCTD 621 15,63 286 6,40 242 6,80

1.3 Vốn khác 93 2,34 49 1,17 42 1,18

(Nguồn : Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội- Hà Nội 2012-2014)

Qua Bảng số liệu ta có thể thấy, nguồn vốn huy động từ Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và tăng từ 2012-2014. Cụ thể, năm 2012 vốn từ Tiền gửi chiếm 97,66% và tăng lên tới 98,82% trong 2014. Trong khi vốn khác (huy động thông qua việc phát hành GTCG như : kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi) chiếm tỷ trọng rất nhỏ và liên tục giảm (năm 2014 vốn khác chỉ còn chiếm 1,18%). Điều này rõ ràng đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn TG với hoạt

động vốn từ TG tuy tăng về tỷ trọng nhưng giảm mạnh về số lượng chỉ đạt 3.276 tỷ đồng, giảm tới 15% so với 2013. Sở dĩ nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong năm vừa qua giảm mạnh là do hai nguyên nhân chính. Một là do nguyên nhân chủ quan từ chính sách giảm lãi suất của NHNN, các NHTM trên toàn hệ thống đồng loạt giảm lãi suất huy động khiến cho hoạt động nhận tiền gửi trên thị trường trở nên ảm đạm hơn rất nhiều. Hai là nguyên nhân chủ quan tại CN Công Thương Tây Hà Nội, sau 2013, cùng với hậu quả nặng nề của nợ xấu, hoạt động tín dụng liên tục giảm sút, tình hình cho vay ảm đạm. Trước nguy cơ mất cân đối giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn, kèm theo là gánh nặng chi phí sử dụng vốn huy động lớn, NH Công Thương chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giảm huy động trong năm 2014. Tuy nhiêm, tỷ lện giảm vốn huy động khá lớn tới 15% là con số đáng báo động đi ngược so với chủ trương của NH TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra đầu 2014 về tăng trưởng huy động vốn, việc giảm đột ngột vốn huy động gây ra nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai về khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng khi thị trường và nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc.

Trong nguồn vốn huy động từ TG có sự biến động giữa tỷ trọng TG của cá nhân và TG của các TCKT và các TCTD. Năm 2012 tỷ trọng TG cá nhân chỉ chiếm 26,84%/ tổng vốn huy động thì con số này đã tăng lên 40,8% trong 2014, ngược lại thì TG của TCKT giảm từ 55% xuống còn 51% và tiền gửi của các TCTD khác giảm mạnh từ 15,6% xuống chỉ còn 6,8%, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tình hình nợ xấu cùng việc giảm lãi suất huy động của hệ thống NH. Hiện nay, khi các doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay của NH ở mức 9-10% thì lãi suất huy động phải giảm và chỉ đạt khoảng 5-6%. Dự đoán trong thời gian tới, đầu 2015, con số này vẫn sẽ tiếp tục giảm và có thể giảm tới mức kỷ lục.Với lãi suất thấp như vậy thì khơng ai có thể đảm bảo rằng người dân và các doanh nghiệp đang gửi tiền sẽ không rút tiền ra để đầu tư vào những lĩnh vực khác như: vàng, đơ la, bất động sản, chơi chứng khốn… Trước thực trạng này, để đương

đầu với những biến động trên thị trường, địi hỏi Ban lãnh đạo NH Cơng Thương CN Tây Hà Nội cần phải có những suy xét và chủ trương chiến lược mới trong 2015 trong công tác huy động vốn để đạt được mức tăng trưởng hợp lý và bền vững.

b. Theo kỳ hạn huy động

Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các doanh nghiệp, VIETINBANK - CN Tây Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm như: không kỳ hạn,1tuần,2 tuần, 3tuần, 1 tháng, 2 tháng… 12 tháng và các kỳ hạn từ trên 1 năm như: 18, 24, 36 tháng nhằm đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Kết cấu huy động theo kỳ hạn gửi như sau:

Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Ngắn hạn 2.596 65,36 2.856 68,18 2.427 68,17 2. Trung hạn 912 22,96 1003 23,94 853 23,96 3. Dài hạn 464 11,68 330 7,88 280 7,87 Tổng cộng 3.972 100 4.189 100 3.560 100

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2596 2856 2427 912 1003 853 464 330 280 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Qua bẳng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng này khá ổn định qua các năm. Năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 65,36% sang năm 2013 tăng lên 68,18% , năm 2014 giảm không đáng kể 68,17%. Theo đó, nguồn vốn trung dài hạn giảm nhẹ trong cả giai đoạn từ 34,36% năm 2012 xuống 31,92% trong năm 2014. Như đã nhận định ở trên, hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trong giai đoạn 2012-2014 được đánh giá là có những biến động lớn khơng chỉ về cơ cấu mà còn thể hiện cả về kỳ hạn. Năm 2013, cùng với sự tăng của tổng vốn huy động, cả nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn đều có sự tăng trưởng, sang năm 2014, cùng với sự giảm quy mô của tổng vốn huy động, hai loại nguồn vốn này cũng đồng loạt giảm theo. Riêng nguồn vốn dài hạn liên tục giảm từ 2012 đến nay khiến tỷ trọng của vốn dài hạn từ 11,7% chỉ còn chiếm 7,87% trong 2014. Nguồn vốn dài hạn luôn là nguồn đảm bảo vững chắc an tồn cho các khoản tín dụng trung và dài hạn, việc nguồn vốn này liên tục giảm chắc chắn không phải là một “tin vui” đối với chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này vẫn là

động vốn theo cơ cấucủa chi nhánh, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là nguồn tiền gửi của các TCKT và cá nhân, với thực trạng lãi suất huy động liên tục giảm trong cả giai đoạn khiến cho việc gửi tiết kiệm ngày càng kém hấp dẫn. Thay vì gửi tiền trong dài hạn với lãi suất thấp, các doanh nghiệp và cá nhân có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH tây hà nội (Trang 38)