Quản trị vốn cố định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 28 - 31)

1.2 .1Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

1.2.2.4 Quản trị vốn cố định

Quản trị vốn cố định của DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Điều này có thể giúp cho các DN dự báo được nhu cầu vốn cố định tương đối chính xác với nhu cầu thực tế của DN cũng như tỷ trọng đầu tư vào mỗi loại tài sản nhằm phát huy tối đa công dụng của mỗi loại tài sản, năng cao hiệu quả hoạt động.

Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn cứ:

+Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo,

+ Khả năng ký kết hợp đồng liên doanh với các DN khác.

+Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu DN trên thị trường vốn,

+Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt

Phân cấp quản lý và sử dụng TSCĐ của DN

Việc phân cấp quản lý sẽ góp phần phát huy tối đa hiệu quả mỗi loại TSCĐ trong quá trình sử dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng các loại tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau cũng như nâng cao hiệu quả SXKD, tránh gấy lãng phí hay làm mất mát TSCĐ.

Đối với những tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật, DN có thể bán hoặc lên kế hoạch thanh lý để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động SXKD của DN có hiệu quả hơn.

Để nâng cao hiệu suất sử dụng và có thêm thu nhập, DN có thể cho thuê một số tài sản không dùng đến cho các tổ chức cá nhân.

Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Mỗi phương pháp khấu hao có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vận dụng

với từng ngành, từng DN mà lựa chọn một phương pháp sao cho phù hợp, làm cơ sở cho việc thu hồi vốn một cách kịp thời và đầy đủ nhất. Điều này khơng chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả SXKD của DN, mà cịn góp phần bảo đảm được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ.

Một số phương pháp tính khấu hao chủ yếu: + Phương pháp khấu hao đường thẳng. +Phương pháp khấu hao nhanh.

+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao

Khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế khơng tạo nên dịng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của DN. Qũy khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của DN khi hết thời gian sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, DN có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hồn trả đúng hạn.Số tiền khấu hao này khi DN có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của DN.

Kế hoạch sửa chữa lớn và thanh lý nhượng bán.

Với những TSCĐ đã không cần dùng, không sử dụng được nữa, chờ thanh lý, chúng ta phải có kế hoạch thanh lý nhượng bán nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra. Theo nguyên tắc mỗi đồng vốn bỏ ra đều phải mất chi phí sử dụng vốn, nếu khồng kịp thời thanh lý nhượng bán tức là vốn bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả SXKD. Vì vậy, DN cần có kế hoạch thanh lý nhượng bán để đảm bảo tất cả các TSCĐ hiện có đều đưa vào sử dụng. Những tài sản không cần dùng hoặc chờ thanh lý bán thì nhanh chóng thu hồi vốn, sử dụng vốn đó cho hoạt động SXKD hoặc đổi máy móc thiết bị cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)