1.2 .1Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của
nghiệp.
1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số nợ:phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn của DN
Hệ số vốn chủ sở hữu:phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số VCSH = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn của DN Hay: Hệ số VCSH= 1- Hệ số nợ
Hệ số nợ và hệ số VCSH là hai chỉ số quan trọng phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Qua việc phân tích hai chỉ số này, ta thấy được mức độ độc lập hay mức độ tài trợ của DN đối với VKD của mình.
Việc phân tích các hệ số kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp người quản lý DN đánh giá được tình hình tài chính của DN, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư, đồng thời có kế hoạch tổ chức huy động và sử dụng VKD.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
+ Số lần ln chuyển vốn lưu động( sơ vịng quay vốn lưu động): L, được xác định bằng công thức:
Vòng quay vốn lưu động
( vòng) =
Doanh thu thuần về BH Vốn lưu động bình qn
Chỉ tiêu này phản ánh số vịng quay VLĐ thực hiện được trong một kỳ nhất định(thường là một năm).
+ Kỳ luận chuyển VLĐ:
Chỉ
tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ. Vịng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ được sử dụng ngày càng hiệu quả.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm
VLĐ
= Mức luân chuyển VLĐ bình quân 1
ngày
x Số ngày luân chuyển rút ngắn
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh với kỳ gốc.
2-Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn Số vốn lưu động bình quân Kỳ luân chuyển vốn
lưu động (ngày)
=
Số ngày trong một kỳ Vòng quay vốn lưu động
lưu động = Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ.
3-Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:
Được đo bằng hai chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
+ Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh trong kỳ hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu vòng.
Số vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán Hàng tồn kho bình qn trong kỳ
+Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày cần thiết để hàng tồn kho hồn thành một vịng quay. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay HTK 4-Tốc độ luân chuyển nợ phải thu:
+Số vòng quay nợ phải thu: Phản ánh trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển bao nhiêu vòng.
Số vòng quay nợ phải thu
=
Doanh thu trong kỳ( có thuế) NPT bình qn trong kỳ
+Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi hết các khoản nợ phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Số vịng quay nợ phải thu 5-Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời =
Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo.
+Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng
thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tài sản khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn đó.
+Hệ số khả năng thanh tốn tức thời Hệ số khả năng
thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
Các chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ đảm bảo bằng khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại.DN ln cố gắng tìm cách tăng hệ số trên để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời và tránh rủi ro.
1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu thuần về BH Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT về bán hàng trong kỳ.
Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng VCĐ
=
VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng DTT thì cần bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
=
Lợi nhuận trước(sau) thuế VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
=
Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân
trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN.
Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Số khấu hao lũy kế ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp vừa phản ánh tổng qt tình trạng về năng lực cịn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ và cần được đầu tư mới.
1.2.3.4 Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu vịng quay tồn bộ vốn Vịng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần VKD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng VKD càng cao.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD, khơng tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
VKD(ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thường được các nhà quản trị sử dụng nhiều vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi lãi vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng VKD.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCSH
(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu.
Phương trình DUPONT
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh
doanh (ROA)
= Hệ số lãi ròng
x Vịng quay tồn bộ vốn
Phương trình này cho thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCSH (ROE) = Hệ số lãi rịng x Vịng quay tồn bộ vốn x Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính
Phương trình này cho thấy các yếu tố chủ yếu tác động đên tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Tóm lại, thơng qua các chỉ tiêu đánh giá cơ bản có thể giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp từ đó tìm ra các biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
VKD của DN luôn ln chuyển liên tục khơng ngừng từ hình thái này sang hình thái khác, tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong q trình vận động đó, VKD chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như các yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
1.2.4.1 Các nhân tố khách quan.
Các biến động của nền kinh tến như: lạm phát, tăng trưởng, khủng hoảng,…có ảnh hưởng trực tiếp và không hề nhỏ tới hoạt động kinh doanh của DN, các nhân tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến DN. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các DN cùng ngành nghề cũng là một áp lực lớn vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Sự biến động cung cầu, giá cả, số lượng,…cũng tác động đến quá trình lưu thơng vốn của DN.Nếu nhu cầu thị trường lớn, thì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh, việc quay vòng vốn nhanh và ngược lại.Vì vậy, DN cần có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đúng đắn để nâng cao hiệu quả tối đa của DN.
Môi trường khoa học công nghệ
Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ làm cho các thiết bị máy móc bị lỗi thời và lạc hậu từng giờ. Đây là điều kiện cho DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm vào khoa học công nghệ mới để áp dụng vào SXKD của DN mình, tăng năng suất lao động, giảm giá thành cũng là thách thức cho hầu hết các DN vì hao mịn vơ hình của TSCĐ ngày càng tăng, làm mất vốn của DN.
Môi trường pháp lý.
Các chính sách của nhà nước rất quan trọng trong q trình kinh doanh của DN như: chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, khấu hao TCSĐ, lãi suất thị trường khi đi vay vốn,… các chính sách này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến DN. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện tối đa cho các DN có thể SXKD đạt hiệu quả cao.
Những rủi ro bất thường
Trong q trình SXKD, DN có thể gặp những rủi ro bất thường như: bão lũ, hỏa hoạn, những biến động trong SXKD và thị trường,…đều làm cho tài sản của DN có thể bị mất dẫn đến mất vốn của DN.
1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan
Tùy theo từng ngành mà có những đặc thù riêng như: quy mô, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu đầu tư vào TSCĐ,cơ cấu đầu tư vào TSLĐ, tốc độ vòng quay của vốn, thời vụ, chu kỳ SXKD,…tác động đến luân chuyển vốn, phương thức thanh tốn,..Vì vậy, ta cần chú ý đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trung bình của ngành để có sự so sánh, nhận thấy những ưu điểm và hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng VKD.
Chiến lược đầu tư.
Mỗi DN sẽ có một chiến lược đầu tư riêng của mình: về mẫu mã sản phẩm, về chức năng công dụng, về chế độ khuyến mãi,…Chiến lược đầu tư tốt sẽ bán được nhiều sản phẩm sớm thu hồi được vốn. Ngược lại, sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của thị trường, không tiêu thụ được sẽ làm ứ đọng hàng, ảnh hưởng khơng tốt đến q trình sử dụng vốn.
Trình độ tay nghề của người lao động
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của DN sản xuất ra. Ảnh hưởng đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm,…Từ đó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến nhu cầu vốn.
Trình độ tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức sản xuất
Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, làm việc hiệu quả, phối hợp với nhau một cách ăn ý sẽ giúp cho DN sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu trình độ quản lý vốn kém, bng lỏng thì sẽ gây thất thốt vốn, mất vốn gốc. Vì vậy, cần chú ý đến nhu cầu vốn, cơ cấu vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả, kết hợp với cơng tác quản lý nợ phải thu.
Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp
DN có chế độ đãi ngộ cao, thưởng sẽ làm cho cơng nhân viên phấn chấn, có tinh thần làm việc hang say, cống hiến hết mình cho DN. Đây là nhân tố tác động đến ý thức và hành vi thái độ làm việc, nhân tố ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN HƯNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tiên Hưng.
2.1.1 Qúa trình thành lập và phát triển của cơng ty cổ phần Tiên Hưng.
Thông tin khái quát
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Tiên Hưng
Tên giao dịch: TIEN HUNG JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TIEN HUNG JSC
Loại hình doanh nghiệp:Cơng ty cổ phần
Giám đốc doanh nghiệp: Ơng Cao Mạnh Cường
Địa chỉ: QL39B Thị Trấn Vương-H.Tiên Lữ-T.Hưng Yên Điện thoại: (+84)321.3666666
Fax: : tienhungjsc@vnn.vn Website: www.tienhung.com.vn MST: 0900270351
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Tiên Hưng là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, một DN nhà nước thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Khi mới thành lập
12/2002 cơng ty có tên gọi là “xí nghiệp may 7”, lúc đó xí nghiệp trực thuộc cơng ty cổ phần may Hưng n.
Trước tình hình đó, bên cạnh những cố gắng khơng ngừng của bản thân, xí nghiệp cịn được sự giúp đỡ nhiệt tình của cấc cơng ty như: Công ty may Hữu Nghị, Công ty may Việt Tiến,…và một số đơn vị khác đã nhanh chóng giúp cơng ty đi lên và dần chiếm được khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty cũng đã được nhà nước và tỉnh Hưng Yên trao tặng nhiều huy chương, cờ luân lưu, bằng khen các loại,…
Theo đà phát triển đi lên của công ty, đời sống của cán bộ công nhân ngày càng được nâng cao và cải thiện rõ rệt, tiền lương bình qn của cơng nhân viên từ 4.000.000 đến 4.500.000 đồng/tháng. Công ty cũng có những chế độ khen thưởng kịp thời cho cán bộ cơng nhân viên có thành tích suất sắc, khuyến khích đưa ra ý tưởng sáng tạo trong SXKD như: thưởng sáng khiến, thưởng hoàn thành kế hoạch,…
Theo sự phát triển của nền kinh tế, quy mô của DN phụ thuộc vào thị trường. Nếu thị trường càng phát triển thì quy mơ của DN có xu hướng được mở rộng ra và khi mối quan hệ pháp lý mở rộng, tính chất hoạt động trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc áp dụng các phần mềm là nhu cầu tất yếu giúp cho DN quản lý,kiểm