Cơ cấu tài sản cố định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn cố định và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH thương mại lê bình (Trang 37 - 41)

Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty thông qua việc đánh giá Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.

Công ty TNHH thương mại Lê Bình hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Năm 2009 tỷ lệ Tài sản cố định (theo giá trị còn lại) trên tổng vốn kinh doanh là:

25.437.338.629

= 0,648 39.242.677.222

Điều này cho thấy Vốn cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh của Cơng ty.

Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định ) cũng khác nhau. Trong quá trình sản suất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho Tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Sau đây ta sẽ tìm hiểu Tài sản cố định của Cơng ty theo đặc điểm và cơ cấu của chúng.

Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của vốn cố định.

Bảng 3: CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ.

Đơn vị tính: 1000 Đồng.

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Sô tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷlệ % Số tiền Tỷ lệ % - Nhà cửa, vật kiến trúc 982.002.146 4,07 1.050.762.532 4,31 68.760.386 7,0 - Máy móc TBKTCLCT 564.107.126 2,34 564.107.126 2,31 0 0 - Phương tiệnVT 22.399.247.205 92,92 22.608.463.872 92,67 -209.216.667 -0,93 - TB văn phòng 159.505.097 0,66 172.865.097 0,71 13.360.000 8,38 Tổng 24.104.861.574 100 24.396.198.627 100 291.337.053 1,21

(*) Nguồn: Phịng Kế tốn - Tài chính Cơng ty TNHH thương mại Lê Bình.

Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã sử dụng một lượng vốn cố định tương đối lớn. Năm 2009, đầu năm lượng vốn Cơng ty sử dụng là 24.104.861.574 nghìn đồng và cuối năm là 24.396.198.627 nghìn đồng. Như vậy, so sánh giữa thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm ta thấy lượng vốn tăng thêm là 291.337.053 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,21.

Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít cịn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khơng thể thiếu được các nhân tố quan trọng như quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của Cơng ty TNHH thương mại Lê Bình là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

a) Cơng ty đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số máy móc thiết bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc, thiết bị rất cần thiết cho sản suất kinh doanh mà Cơng ty chưa có.

b) Mua sắm thiết bị văn phịng nhằm cải thiện mơi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phịng Cơng ty.

c) Nâng cấp, sửa chữa các số phương tiện vận tải; mua sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của cán bộ trong Cơng ty. Những tài sản cố định này góp phần khơng nhỏ trong cơng tác vận tải.

d) Cơng ty đã thực hiện trích khấu hao 1.958.832.602 nghìn đồng. e) Trong năm Cơng ty đã thanh lý một số tài sản cố định, nhưng số lượng tài sản thanh lý ít hơn số lượng tài sản cố định mua sắm.

Mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân cho ở bảng sau:

Bảng 4: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN CỐ ĐỊNH

Đơn vị tính: 1000 đồng.

TT Nguyên nhân ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

1 Tăng do mua sắm. 1.255.576.667 - Phương tiện VT, truyền

dẫn. 1.242.216.667 - Thiết bị văn phịng. 13.360.000 2. Tăng do XDCB hồn thành. - Nhà cửa, vật kiến trúc. 68.760.386 2 Giảm do thanh lý. -1.033.000.000 Tổng 291.337.053

Khấu hao Tài sản cố định ở Công ty TNHH thương mại Lê Bình.

Khấu hao Tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến Hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo Quy định về cơng tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất Hiệu quả sử dụng Vốn cố định.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng Tài sản cố định, Tài sản cố định ln ln bị hao mịn dưới hai hình thức là hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình. Giá trị hao mịn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao Tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản suất giản đơn Tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản suất mở rộng Tài sản cố định. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách Cơng ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích như đầu tư phục vụ sản suất kinh doanh và thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc được hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay thế, đổi mới Tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm trước.

Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản suất mở rộng Tài sản cố định trong sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy định tại thông tư số 203 của Bộ Tài chính thì những Tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Cơng ty được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Mức trích khấu trung bình hàng năm cho Tài sản cố định tại Cơng ty được tính như sau:

Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ =

Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng

Phương pháp khấu hao đều mà Cơng ty đang áp dụng có đặc điểm là đơn giản, dễ xác định và tạo nên sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.

Mức trích khấu hao đối với Tài sản cố định tại Công ty thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: MỨC TRÍCH KHẤU HAO ĐỐI VỚI TSCĐ TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn cố định và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH thương mại lê bình (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)