Các giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng thiên hoàng (Trang 103 - 113)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty cổ phần Tư

3.2.1. Các giải pháp tài chính

3.2.1.1. Chủ động xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động hợp lý

Việc chủ động xây dựng, huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Xác định chính xác nhu cầu vốn phù hợp sẽ giúp công ty đảm bảo cho các hoạt động sản xuất

kinh doanh được thường xun, liên tục, tránh tình trạng có lúc thiếu hụt có lúc gây thừa lãng phí hiệu quả sử dụng vốn.

Qua nghiên cứu các tài liệu tài chính của cơng ty, nhận thấy cơng ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động kế hoạch. Ta có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Tư vấn & Đầu tư xây dựng Thiên Hoàng năm 2022 dựa trên số liệu báo cáo tài chính 2021 như sau:

- Doanh thu năm 2021: 123.540 triệu đồng - Vốn lưu động năm 2021: 152.548 triệu đồng

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2018: 0,2% - Doanh thu dự kiến năm 2022 đạt : 230.360 triệu đồng - Lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2022 đạt: 700 triệu đồng - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu dự kiến 2022: 0,3% Ta có : Tổng VLĐ/ Doanh thu năm 2021= 152548/123540=1,23 (lần).

Do đó, tổng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch 2022 được xác định theo công thức :

Tồng nhu cầu VLĐ năm 2022 = Doanh thu dự kiến năm 2022 : Tổng Vlđ năm 2021 Doanh thu năm 2021

= 230.360 :1,23 = 187.487 triệu đồng

→ VLĐ bình quân dự kiến 2022= (187.487 + 152.548)/2= 170.017 trđồng Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2021 là 1,0382 vòng/ năm, giảm so với năm 2020 0,6395 vịng. Cơng ty cần cải thiện tốc độ ln chuyển cũng như kỳ luân chuyển vốn lưu động vào năm 2022 tránh tình trạng gây lãng phí vốn. Với các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 và phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu trên, ta có thể dự báo hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh từ hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:

Tốc độ luân chuyển VLĐ năm

2022 =

Doanh thu dự kiến năm 2022 VLĐ bình quân dự kiến năm 2022

= 230.360 / 170.017,5

= 1,3549 (vòng)

Sau khi dự báo nhu cầu VLĐ, tốc độ ln chuyển VLĐ năm 2022 thì cơng ty cần đưa ra phương án, kế hoạch sử dụng VLĐ sao cho linh hoạt hiệu quả, xác định nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nguồn tài trợ có thể từ nhiều khía cạnh nhưng dựa vào tình hình tài chính 2021 thì cơng ty có thể huy động từ:

+ Nguồn vốn ngắn hạn: Chủ yếu là vay ngắn hạn từ người bán bởi đây là khoản công ty đi chiếm dụng mà không cần phải trả lãi hoặc trả với chi phí thấp hơn so với đi vay các tổ chức tín dụng. Đồng thời, tăng khoản người mua trả tiền trước bằng việc thực hiện chiết khấu.

+ Nguồn vốn dài hạn: Cơng ty khơng có nợ dài hạn nên nguồn vốn dài hạn chỉ có vốn chủ sở hữu để bổ sung cho tài sản lưu động thường xuyên.

3.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền bản thân nó khơng tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư, sử dụng vào mục đích nhất định. Trong mỗi doanh nghiệp, nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền là cần thiết đáp ứng cho các yêu cầu giao dịch thanh toán hàng ngày, nắm bắt cơ hội kinh doanh hay nhu cầu dự trữ.

Qua đánh giá ở Chương II ta thấy: Đầu năm 2021 tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 39.743 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2021 thì lượng tiền tăng lên đến 69.039 triệu đồng với mức tăng là 29.296 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 73,71%. Điều này một mặt đảm bảo cho thấy công ty đã mạnh dạn trong quyết định đầu tư, nhưng mặt khác, do đây là khoản có tính thanh khoản cao nên dễ gây thất thốt và sử dụng lãng phí. Vì vậy, trong thời gian tới cơng ty cần sử dụng lượng vốn bằng tiền đó hợp lý bằng cách dùng số vốn đó đầu tư

tài chính ngắn hạn, hay mua sắm máy móc thiết bị mới phục vụ SXKD,... Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ trong quản lý vốn bằng tiền. Mọi khoản thu chi bằng tiền mặt đều phải qua quỹ, khơng được thu chi ngồi quỹ. Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Việc xác định nhu cầu dự trữ tiền mặt là một vấn đề khó trong quản trị doanh nghiệp nói chung và đối với cơng ty nói riêng. Do đó, để có thể xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối thiểu công ty cần: căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi tiêu tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý.

Bên cạnh đó, cơng ty cần lập kế hoạch dịng tiền để chủ động xử lý thâm hụt tiền mặt, cụ thể:

Đối với dịng tiền vào, việc dự đốn dịng tiền bắt đầu bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Để làm được việc đó, cần thu thập đầy đủ và chính xác thơng tin từ phịng Tài chính – Kế tốn. Đối với tất cả thơng tin thu thập được, cần đặt ra cùng một câu hỏi: Bao nhiêu tiền sẽ thu được từ khách hàng, từ lãi tiền gửi, từ phần nợ khó địi,… và khi nào thì thu được?

Đối với dịng tiền ra, để dự báo chính xác cần hiểu về số tiền phải chi và thời điểm chi. Điều đó khơng chỉ có nghĩa là khi nào phải chi mà cịn là chi cho cái gì? Như chi cho mua sắm TSCĐ, nguyên vật liệu, trả nợ vay, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả lương người lao động,…

3.2.1.3. Tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu

Năm 2021, trong công tác thu hồi nợ của công ty không tốt khi các khoản phải thu khách tăng. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó địi. Điều đó đặt

ra thách thức với doanh nghiệp là không chỉ phải cái thiện kết quả kinh doanh trong năm tới mà công tác thu hồi nợ cũng cần được cải thiện, nhất là trong tình cảnh doanh nghiệp đang cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó cơng ty cần thực hiện các biện pháp quản trị khoản phải thu như sau:

- Thứ nhất, Cơng ty cần tìm ra những khách hàng thường xuyên giao dịch và những khách hàng tương lai. Trên cơ sở đó phân loại khách hàng. đưa ra mức hạn mức tín dụng hợp lý cho từng nhóm đối tượng. Khuyến khích hình thức thanh tốn trả ngay hoặc trả trước bằng việc cung cấp nhiều ưu đãi về tỷ lệ chiết khấu, dịch vụ kèm theo hơn so với lựa chọn thanh tốn trả chậm. trả góp. Thêm đó, quy định chặt chẽ về thời hạn thanh tốn. hình thức phạt vi phạm hợp đồng khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh tốn thơng qua lãi suất phạt nếu khách hàng nợ quá hạn tới từng thời điểm cụ thể bằng hợp đồng, văn bản để có hiệu lực pháp lý trước pháp luật trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn.

- Thứ hai, vì đặc tính sản phẩm của Cơng ty xây dựng thường là các cơng trình thường có giá trị lớn. Cơng ty nên chia nhỏ thành các hạng mục và khuyến khích khách hàng thực hiện thanh tốn sau mỗi hạng mục hoàn thành. vừa đảm bảo cho Cơng ty có vốn để tiếp tục thi công mà cũng giúp bên đầu tư không phải chi ra một lượng tiền quá lớn cùng một lúc. Giải pháp này hiện nay cũng đang được áp dụng khá phổ biến.

- Thứ ba, đối với khách hàng khơng chịu thanh tốn nợ hoặc cố tình khơng trả nợ. doanh nghiệp có thể tìm đến các dịch vụ mua bán nợ, các công ty thu hồi nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ. Những dịch vụ này sẽ sử dụng các biện pháp đàm phán, thương lượng hoặc các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ giúp doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là các biện pháp cuối cùng mà doanh nghiệp tìm đến.

theo tuổi nợ để có điều kiện thuận tiện theo dõi quản lý, tránh hiện tượng khách hàng trả chậm cũng như có kế hoạch trích lập dự phòng hợp lý, gọi điện thoại nhắc nợ khi gần đến hạn.

- Thứ năm, thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro bán chịu như trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi, trích lập dự phịng tài chính tùy theo mức độ rủi ro của các khoản nợ.

3.2.1.4. Xây dựng cơ chế quản lý hàng tồn kho hợp lý

Thực tế phân tích cho thấy, HTK của cơng ty tập trung chủ yếu vào chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Giải pháp nhằm giảm HTK càng thấp thì nhanh chóng chuyển chi phí này thành sản phẩm bàn giao, thanh tốn thu tiền. Cụ thể, cơng ty cần thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, lựa chọn các dự án, cơng trình trọng điểm và thực sự hiểu quả để tránh phân tán vốn, tập trung thành hạng mục cơng trình.

Thứ hai, tăng cường giám sát, theo dõi kiểm kê khối lượng thi công dở dang phù hợp dự án làm cơ sở phù hợp, tương đồng về chi phí dở dang. Có biện pháp tốt hoàn thành sớm cơng tác phê duyệt điều chỉnh dự tốn bổ sung và bù giá cơng trình được hưởng.

Thứ ba, quyết liệt vào cơng tác hồn thiện nghiệm thu, quyết toán làm cơ sở xác định khối lượng thi cơng hồn thành, tránh cơng nợ tồn đọng. Khi chủ đầu tư ban hành dự toán chi tiết phải khẩn trương thanh toán phần chênh lệch để thu hồi vốn, giảm chi phí dở dang.

Bên cạnh đó, cơng ty cần xác định dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý: Nhằm đảm bảo đủ nguyên vật liệu dùng cho thi công, tiết kiệm được chi phí bảo quản và chi phí cơ hội. Việc xác định dự trữ nguyên vật liệu cần phải căn cứ vào kế hoạch thi công, khả năng cung ứng của thị trường đầu vào, giá cả nguyên vật liệu, các chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, khả năng lưu kho của cơng ty,…Từ đó, giảm tới mức thấp nhất số vốn nguyên vật liệu cho việc dự

trữ. Đồng thời, công ty cần tăng cường công tác bảo quản, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu để tránh tình trạng hao hụt do mơi trường xung quanh hay mất mát .

3.2.1.5. Xây dựng, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng giảm hệ số nợ

Mục tiêu chính sách kinh doanh của cơng ty trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau nhưng chung quy lại, mục tiêu cao nhất vẫn là tối đa lợi ích cho chủ sở hữu - tức là tối đa ROE nhưng phải trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Thơng qua việc phân tích, tính tốn ở Chương II, ta thấy hệ số khả năng sinh lời của cơng ty là thấp so với trung bình ngành xây dựng. Do đó, trong thời gian tới cơng ty cần xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu để hướng tới đảm bảo cân đối giữa tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro, đem lại mức độ ổn định trong kết quả hoạt động của công ty.

- Hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu: Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cần dựa trên nguyên lí về cơ cấu nguồn vốn tối ưu (cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận) đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như: sự ổn định của doanh thu - lợi nhuận, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành, đòn bẩy kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, lãi suất thị trường,... để xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn mục tiêu được hoạch định, việc huy động vốn của công ty trong các kỳ kế tiếp luôn phải hướng tới cơ cấu nguồn vốn này.

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm Nợ phải trả: Nợ phải trả bao gồm cả nợ chiếm dụng và khoản đi vay. Các khoản nợ phải trả cao gây khó khăn cho cơng ty trong việc huy động vốn để phát triển kinh doanh. Để giảm khoản này, cơng ty cần rà sốt lại tất cả các khoản nợ phải trả để phân loại theo từng nhóm đối tượng, mức độ ưu tiên trả và thời gian trả nợ.

Trước hết, với các khoản nợ chiếm dụng: Công ty được sử dụng nhưng không phải trả chi phí như: Thuế phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả người

lao động, các khoản phải trả nhà cung cấp,…cần có kế hoạch hồn trả cụ thể. Về thứ tự ưu tiên, thời gian hoàn trả cần chú ý: nợ thuế Nhà nước có nghĩa vụ bắt buộc, nợ cán bộ cơng nhân viên cũng cần hồn trả kịp thời đúng hạn để tránh ảnh hưởng tâm lý làm giảm hiệu quả làm việc, với nhà cung ứng lâu năm cũng cần phải hồn trả đúng hạn để tăng thêm uy tín. Trong trường hợp khó khăn về nguồn trả có thể đàm phán, xin gia hạn trả nợ. Trong trường hợp có sẵn nguồn tiền để trả cũng phải xem xét đến việc thanh toán ngay hay trả trước hạn để hưởng chiết khấu thanh tốn. Về nguồn trả nợ: Cơng ty cần lên kế hoạch để chủ động về nguồn trả nợ. Quỹ lương để trả nợ lượng. Cân đối các khoản phải thu từ khách hàng để lấy nguồn trả nợ cho nhà cung cấp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để bù đắp khoản chi phí khác để tăng lợi nhuận.

Thứ hai, với các khoản vay nợ: Công ty sử dụng phương thức truyền thống đó là vay các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chủ yếu từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong Nghệ An, ngân hàng Sacombank chi nhánh Nghệ An, VIB Vinh. Đây là khoản vay chính đe dọa tới sự an tồn về tài chính của cơng ty. Trong thời gian tới, giảm các khoản này ngay lập tức là một điều hết sức khó khăn khơng chỉ bởi nếu giảm sẽ gây ra thiếu vốn kinh doanh mà còn bởi cơng ty chưa có được nguồn trả nợ khi mà vốn vay không đem lại hiệu quả như ý, kinh doanh thua lỗ. Giải pháp tình thế trước mắt đó là cần đàm phán và xin gia hạn nợ, giãn nợ. Đàm phán trực tiếp để cơ cấu lại nợ và có kế hoạch trả nợ hợp lý hơn. Song song với đó, cơng ty vẫn cần tạo nguồn tiền để trả nợ, có thể thơng qua các cơng ty mua bán nợ để giảm các khoản nợ vay.

Thứ ba, tăng cường vốn góp chủ sở sở hữu bằng cách tăng vốn điều lệ. So với lúc mới thành lập, quy mô công ty đã lớn hơn rất nhiều, doanh thu tăng, tạo được nhiều mối quan hệ với các đối tác. Do đó, lượng vốn góp từ các chủ sở hữu cũng cần tăng tương ứng đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, vốn đầu tư của chủ sở hữu cụ thể: ơng Nguyễn Cơng

Trường góp 25% với số tiền là 6.250 triệu đồng, ông Phạm Văn Dần góp 20,84% với số tiền là 5.210 triệu đồng và ông Hồ Quang Thắng – Giám đốc cơng ty góp 54,16% với số tiền là 13.540 triệu đồng. Hiện tại, công ty mong muốn giữ ngun thành phần cổ đơng, do đó cơng ty nên vận động các cổ đơng hiện tại tăng lượng góp tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện có để theo kế hoạch vốn chủ sở hữu của công ty 57.665 triệu đồng.

3.2.1.6. Kiểm sốt chặt chẽ chi phí của cơng ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng thiên hoàng (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)