Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may xuất khẩu thái hưng (Trang 46 - 49)

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng

2.2.1. Nguồn tài chính

Để hình thành nên nguồn tài chính của một doanh nghiệp thì có rất nhiều các cơng cụ khác nhau. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào tình hình, hình thức hoạt động của cơng ty. Sau đây là một số hình thức :

- Vốn góp ban đầu (Vốn chủ sở hữu)

- Tích lũy vốn từ lợi nhuận và khấu hao tài sản

- Vốn từ các quỹ (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính,..) - Vốn từ hoạt động kinh doanh

- Vốn đi vay

Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng:

Cơng ty có vốn điều lệ ban đầu: 3.000.000.000 đồng

Vốn đầu tư từ các chủ sở hữu năm 2014: 7.394.051.000 đồng chiếm 37,132% tổng nguồn vốn.

Lợi nhuận trước thuế năm 2015: 1.762.886.000 đồng, năm 2014: 827.108.000 đồng, năm 2013: 612.356.000 đồng. Tăng đều qua các năm.

Vốn đi vay năm 2015 là 10.518.614.000 đồng chiếm 63,301% tổng nguồn vốn.

Như vậy tổng nguồn vốn hoạt động của công ty năm 2015 là 16.711.523.000 đồng.

Chi nhánh Cơng ty may 10 - Cơng ty CP - Xí nghiệp may Thái Hà

Cơng ty có vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000.000 đồng

Vốn đầu tư từ các chủ sở hữu năm 2015: 45.784.799.000 đồng chiếm 42,673% tổng nguồn vốn.

Lợi nhuận trước thuế năm 2015: 30.156.042.000 đồng, năm 2014: 24.679.512.000 đồng, năm 2013: 22.374.667.000 đồng.

Vốn đi vay năm 2015 là 60.306.797.000 đồng chiếm 56,208% tổng nguồn vốn.

Như vậy tổng nguồn vốn hoạt động của công ty năm 2015 là 107.292.196.000 đồng.

Cơng ty TNHH may cơng nghiệp Tuấn Hưng:

Cơng ty có vốn điều lệ ban đầu: 5.000.000.000 đồng

Vốn đầu tư từ các chủ sở hữu năm 2015: 40.793.702.000 đồng chiếm 59,784% tổng nguồn vốn.

Lợi nhuận trước thuế năm 2015: 9.678.296.000 đồng, năm 2014: 7.367.556.000 đồng, năm 2013: 6.785.291.000 đồng.

Vốn đi vay năm 2015 là 23.492.086.000 đồng chiếm 34,43% tổng nguồn vốn. Như vậy tổng nguồn vốn hoạt động của công ty năm 2015 là 68.234.703.000 đồng.

Ta có một số nhận xét sau:

Qua số liệu trên ta thấy Nguồn vốn của Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng là thấp nhất, chỉ bằng 0,156 lần Chi nhánh Công ty may 10 - Công ty CP - xí nghiệp may Thái Hà và bằng 0,245 lần cơng ty TNHH may cơng nghiệp Tuấn Hưng. Do đó có thể nói khả năng đầu tư của Cơng ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng là thấp nhất so với hai cơng ty so sánh, so với ngành thì nằm mức khá thấp.

Lợi nhuận trước thuế của Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng so với hai cơng ty so sánh có mức chênh lệch không cao so với tỉ lệ nguồn vốn, điều đó thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn của cơng ty khá tốt, nhưng so với tồn ngành thì chưa cao. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng chỉ chiếm 37,132% tổng nguồn vốn, trong khi đó ở Chi nhánh Cơng ty may 10 - Cơng ty CP - xí nghiệp may Thái Hà vốn chủ sở hữu chiếm 42,673% tổng nguồn vốn, công ty TNHH may công nghiệp Tuấn Hưng vốn chủ sở hữu chiếm 59,784% tổng nguồn vốn. Thể hiện khả năng chủ động nguồn vốn của Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng kém hơn, chi phí sử

dụng vốn của cơng ty lớn do sử dụng nhiều vốn vay, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của cơng ty trong mắt các nhà đầu tư.

Qua so sánh ta thấy, Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Hưng sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả nhưng tỷ lệ nguồn vốn đi vay cao, cơng ty nên có giải pháp chủ động về nguồn vốn và khơng ngừng gia tăng nguồn vốn để chiếm thế chủ động trong kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may xuất khẩu thái hưng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)