Về mặt định lượng

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh nam định (Trang 47 - 58)

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP Quân độ i chi nhánh Nam

2.2.2 Về mặt định lượng

2.2.2.1. Quy mơ cho vay.

BẢNG 2.5: QUY MƠ CHO VAY TẠI MB NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM

2019 – 2021

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch

2020/2019

Chênh lệch 2021/2020

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 2.168.179 2.504.537 3.165.705 336.358 15,51 661.168 26,4 Doanh số thu nợ 1.829.358 2.119.305 2.617.269 289.947 15,85 497.964 23,5 Tổng dư nợ 1.263.850 1.649.082 2.197.518 385.232 30,48 548.436 33,26

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của MB Nam Định năm 2019,2020,2021)

Bảng 2.5 cho thấy: - Doanh số cho vay :

+ Năm 2019 doanh số cho vay là 2.168.179 triệu đồng; năm 2020 là 2.504.537 triệu đồng, tăng so với năm 2019 là 336,358 triệu đồng tương ứng với 15,51%.

+ Năm 2021 doanh số cho vay là 3.165.705 triệu đồng, tăng 661.168 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với 26,4%. Cùng với đó là tổng dư nợ cũng tăng lần lượt là 30,48% và 33,26% trong thời gian này.

Nguyên nhân là do chi nhánh đã đạt được kết quả cao trong công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả. Ta có thể thấy doanh số cho vay liên tục tăng và tăng khá nhanh chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng tăng doanh số cho vay trong những lĩnh vực an toàn và giảm doanh số cho vay trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để hạn chế rủi ro tín dụng.

- Doanh số thu nợ của chi nhánh cũng liên tục tăng nhanh :

+ Năm 2020 doanh số thu nợ là 2.119.305 triệu đồng tăng 289.947 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng tăng 15,85%).

+ Doanh số thu nợ năm 2021 là 2.617.269 triệu đồng tăng 497.964 triệu đồng so với năm 2020 (tương ứng tăng 23,5%).

Để đạt được những con số tích cực như này chứng tỏ ngân hàng đã tập trung thu hồi các khoản vay đã giải ngân. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh khiến nền kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng gặp khó khăn về kinh tế nhưng chi nhánh đã đạt được kết quả tăng trưởng tích cực. Tất cả là nhờ sự chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên đã thẩm định và quyết định cho vay với phương án phù hợp, nắm bắt thời điểm trả nợ, tạo sự thuận tiện cho khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng.

=> Như vậy, doanh số cho vay và doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm chứng tỏ MB Nam Định đã mở rộng quy mô cho vay, cung cấp nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế trong giai đoạn bệnh dịch khó khăn này; đồng thời cho thấy chất lượng cho vay của chi nhánh cũng khá tốt. Đây là tín hiệu cho thấy chi nhánh đã chú trọng nâng cao hoạt động cho vay, đảm bảo tốt chất lượng khoản vay giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay.

Cơ cấu dư nợ cho vay phản ánh việc phân bổ nguồn vốn cho vay cho từng nhóm theo những chỉ tiêu nhất định.

BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY CỦA MB NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 - 2021

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.263.850 100 1.649.082 100 2.197.518 100

1. Theo đối tượng KH

KH doanh nghiệp 851.215 67,35 1.130.875 68,58 1.542.656 70,2

KH cá nhân 412.635 32,65 518.207 31,42 654.862 29,8

2. Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn 615.937 48,73 571.902 34,68 739.956 33,67

Cho vay trung và dài

hạn 647.913 51,27 1.077.180 65,32 1.457.562 66,33

3. Theo hình thức đảm bảo tài sản

Dư nợ có TSĐB 1.033.579 81,78 1.374.209 83,33 1.849.112 84,15

Dư nợ khơng có TSĐB 230.271 18,22 274.873 16,67 348.406 15,85

4. Theo loại tiền

VNĐ 1.135.109 89,81 1.527.084 92,6 2.061.750 93,82

Ngoại tệ quy VNĐ 128.741 10,19 121.998 7,4 135.768 6,18

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.

HÌNH 2.3: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KH

Trong tổng dư nợ của chi nhánh MB Nam Định, dư nợ cho vay đối với KH doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn. Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp tăng đều và duy trì ổn định trong 3 năm từ 2019 - 2021 chiếm tỷ trọng lần lượt là 67,35%, 68,58%, 70,2%. Các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu nhằm mục đích đầu tư kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, trả lương nhân viên,... Còn các cá nhân thì chủ yếu vay tiêu dùng, đầu tư sản xuất nhỏ lẻ, quy mô bé.

Dư nợ cho vay đối với KH cá nhân trong 3 năm qua tăng đều nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm đi (năm 2019,2020,2021 lần lượt chiếm 32,65%, 31,42%, 29,8%). Qua đó ta có thể thấy chi nhánh đang đẩy mạnh cho vay đối với KH doanh nghiệp để thu được lợi nhuận cao hơn đồng thời cũng phát triển, nâng cao cho vay đối với KH cá nhân đạt được chỉ tiêu mà ngân hàng đã đề ra. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Chart Title

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn.

HÌNH 2.4: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY THEO KỲ HẠN

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối xấp xỉ nhau trong tổng dư nợ ( lần lượt là 48,73% và 51,27% ). Năm 2020 dư nợ cho vay trung và dài hạn đã lên đến 1.077.180 triệu đồng, chiếm 65,32% trong tổng dư nợ, tăng hơn so với năm 2019 là 429.267 triệu đồng. Năm 2021 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1.457.562 triệu đồng, chiếm 66,33% trong tổng dư nợ, tăng hơn so với năm 2020 là 380.382 triệu đồng.

Việc dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn là do việc cho vay trung và dài hạn đảm bảo được sự an toàn và ổn định trong cho vay đối với ngân hàng. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng không đều, do năm 2020 nền kinh tế gặp khó khăn, thời gian cho vay và lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ cho vay ngắn hạn nên con số này bị giảm đi 44.035 triệu đồng so với năm 2019. Tuy nhiên năm 2021, ngân hàng đã có các chính sách phù hợp như cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ ngun nhóm nợ nên dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng 168.054 triệu đồng so với năm 2020.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Qua số liệu trên, ta có thể thấy chi nhánh đang đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn nhằm thu lại được lợi nhuận cao và có tính chất ổn định hơn các khoản vay ngắn hạn, nhưng cùng với đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Do vậy, ngân hàng cần có những biện pháp hiệu quả để vừa đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, vừa đảm bảo thu hồi an toàn nguồn vốn của ngân hàng.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo tài sản.

HÌNH 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY THEO HÌNH THỨC ĐBTS

Nhìn vào bảng biểu và số liệu về cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức ĐBTS, có thể thấy chi nhánh ln duy trì tỷ trọng dư nợ có TSĐB ở mức độ cao trong tổng dư nợ (cụ thể: năm 2019,2020,2021 lần lượt chiếm 83,2%, 81,51%, 84,15%). Đây là xu hướng chung của các ngân hàng trong hoạt động cho vay để giảm thiểu khả năng mất vốn đặc biệt là trong thời buổi dịch bệnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng đều yêu cầu khá khắt khe về TSĐB.

Năm 2019 tỷ lệ dư nợ khơng có TSĐB chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ so với năm 2020,2021 (chiếm tỷ trọng 18,22%) và con số dư nợ khơng có TSĐB có xu hướng ngày tăng lên, ngun do năm 2019, ngân hàng triền khai chính sách “vay thấu chi khơng cần TSĐB qua app MBBank” (chính sách này chỉ áp dụng với khoản vay ít và trong thời hạn ngắn). Việc cho vay theo phương thức mới làm kích thích nhiều khách hàng hơn bởi thủ tục đơn giản, nhanh chóng; từ đó làm tăng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

khó khăn này, chi nhánh và cả ngân hàng nên có chính sách phù hợp và cân nhắc kỹ lưỡng các khoản vay khơng có TSĐB để tránh xảy ra các rủi ro tín dụng góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền.

HÌNH 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY THEO LOẠI TIỀN

Biểu đồ trên cho thấy, cho vay bằng nội tệ tăng đều qua 3 năm. Năm 2019, cho vay bằng VNĐ là 1.135.109 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 89,81% trong tổng dư nợ. Năm 2020, cho vay bằng VNĐ là 1.527.084 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,6%, tăng hơn so với năm 2019 là 391.975 triệu đồng. Năm 2021, cho vay bằng VNĐ là 2.061.750 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 93,82%, tăng hơn so với năm 2020 là 534.666 triệu đồng.

Mặt khác, cho vay bằng ngoại tệ lại có xu hướng khơng ổn định. Cụ thể : năm 2020 cho vay bằng ngoại tệ giảm 6.743 triệu đồng so với năm 2019, chỉ chiếm tỷ lệ 7,4% trong tổng dư nợ. Năm 2021 cho vay bằng ngoại tệ đã tăng lên 13.770 triệu đồng so với năm 2020 nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ (chiếm 6,18%). Nguyên nhân là do giai đoạn 2020-2021 phải đối mặt với đại dịch toàn cầu, các nước tiến hành cách ly, đóng cửa đường bay quốc tế, biên giới, cửa khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế cho vay bằng ngoại tệ cũng bị giảm đáng kể.

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

2.2.2.3. Tình hình nợ quá hạn.

BẢNG 2.7. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI MB NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 – 2021 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.263.850 1.649.082 2.197.518 385.232 30,48 548.436 33,26 Nợ quá hạn 85.905 90.540 100.312 4.635 5,4 9.772 10,79 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 6,8 5,49 4,56

(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay của MB Nam Định các năm 2019,2020,2021)

Nợ quá hạn năm 2019 là 85.905 triệu đồng, năm 2020 là 90.540 triệu đồng, tăng 4.635 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng tăng 5,4%. Năm 2021 nợ quá hạn là 100.312 triệu đồng, tăng 9.772 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với 10,79%. Điều này là do tình hình kinh tế khó khăn, diễn biến phức tạp khiến cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh không thuận lợi khiến cho khả năng trả nợ bị giảm xuống. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng giảm qua 3 năm (năm 2019 là 6,8%, năm 2020 là 5,49%, năm 2021 là 4,56%). Các con số này cho thấy chi nhánh đã tích cực trong việc thu nợ khó địi và đã có biện pháp xử lý nợ quá hạn một cách hiệu quả. Từ đó ta thấy được chất lượng cho vay của chi nhánh đã có sự đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 10%).

Qua bảng 2.7 ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh chưa thực sự tốt tuy nhiên chi nhánh đã có các biện pháp, kiểm sốt các khoản vay, thu hồi nợ

quá hạn làm cho tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đi đáng kể. Nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn khá cao so với các ngân hàng khác, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt và cịn nhiều rủi ro. Do đó, chi nhánh cần tích cực hơn để giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn trong thời gian tiếp theo.

2.2.2.4. Tình hình nợ xấu.

BẢNG 2.8. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI MB NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 – 2021 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.263.850 1.649.082 2.197.518 385.232 30,48 548.436 33,26 Tổng nợ xấu 31.596 35.172 35.703 3.576 11,32 531 1,51 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,5 2,13 1,62

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của MB Nam Định các năm 2019,2020,2021)

Bảng 2.8 cho thấy tình hình nợ xấu của MB Nam Định tăng lên qua từng năm. Đặc biệt năm 2020, tổng nợ xấu là 35.172 triệu đồng, tăng lên 11,32% so với năm 2019. Mặc dù phải đối mặt với đại dịch COVID làm cho tình hình kinh tế khó khăn, nhưng đây vẫn là con số tăng trưởng khá cao, chứng tỏ chi nhánh chưa thực sự làm tốt công tác xử lý nợ xấu. Năm 2021, tổng nợ xấu đã tăng ít hơn, chỉ tăng 531 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng tăng 1,51%. Tuy rằng tổng nợ xấu chưa giảm đi nhưng đây là sự chuyển biến tích cực, có thể xem như là bước đầu thành công trong công tác xử lý nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh liên tục giảm trong 3 năm (năm 2019 là 2,5%, năm 2020 là 2,13%, năm 2021 là 1,62%). Đây đều là những con số nằm trong

mức nợ xấu an toàn. Điều này cho thấy chi nhánh thực hiện hoạt động cho vay tương đối hiệu quả so với các chi nhánh khác trong hệ thống MB. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu này vẫn đặt ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Tình hình nợ xấu của chi nhánh như này là do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thối, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn khơng đủ khả năng để trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định TSĐB của ngân hàng cịn thấp, TSĐB khơng thể phát mại để bù đắp các khoản nợ, tuy ngân hàng đã tăng cường giải quyết nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đang có dấu hiệu giảm dần nhưng tỷ lệ này vẫn tiềm ẩn khả năng mất vốn. Do đó, ngân hàng cần có giải pháp để duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất như kiểm tra lại các khoản nợ quá hạn, tìm hiểu ngun nhân để có hướng giải quyết phù hợp.

2.2.2.5. Tình hình trích lập DPRR cho vay.

Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào cho phí hoạt động của ngân hàng.

BẢNG 2.9. TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP DPRR TẠI MB NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 – 2021 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/ 2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nợ 1.263.850 1.649.082 2.197.518 385.232 30,48 548.436 33,26 Số tiền trích lập dự phịng 15.652 16.681 16.091 1.029 6,57 (590) (3,54) (Nguồn: Các báo cáo tài chính của MB Nam Định các năm 2019,2020,2021)

Số tiền trích lập DPRR năm 2019 là 15.652 triệu đồng, năm 2020 là 16.681 triệu đồng, tăng hơn 1.029 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 6,57%. Năm 2021 số tiền trích lập DPRR là 16.091 triệu đồng, giảm 590 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng giảm 3,54%. Tỷ lệ này không đều là do ảnh hưởng của tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu. Trích lập rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Số tiền trích lập DPRR năm 2020 tăng so với năm 2019 tuy nhiên năm 2021 số tiền này đã giảm, chứng tỏ rằng công tác quản lý khoản vay đang được cải thiện qua từng năm.

2.2.2.6. Mức sinh lời.

BẢNG 2.10. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ SINH LỜI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Thu lãi từ cho vay 112.061 122.860 150.749 Tổng thu nhập 121.965 139.641 186.110 Tổng dư nợ 1.263.850 1.649.082 2.197.518 Thu lãi từ cho vay / tổng thu nhập 0,92 0,88 0,8 Thu lãi từ cho vay / Tổng dư nợ 0,09 0,07 0,07

(Nguồn: Các báo cáo kết quả kinh doanh MB Nam Định năm 2019,2020,2021)

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tổng thu nhập và tổng dư nợ, thu lãi từ cho vay cũng khơng ngừng tăng trong 3 năm qua. Có thể thấy, năm 2019 thu lãi từ cho vay đạt 112.061 triệu đồng, tỷ lệ thu lãi từ cho vay trên tổng thu nhập

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh nam định (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)