Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính châu á thực hiện (Trang 97 - 101)

3.1.1 .Ưu điểm

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Quy trình kiểm tốn khoản mục Phải trả cho người bán được Cơng ty thực hiện nói chung khá tồn diện. Song bên cạnh những ưu điểm thì quy trình kiểm tốn tại Cơng ty vẫn cịn một số những hạn chế sau:

3.1.2.1. Về quy trình kiểm tốn

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Về việc sử dụng bảng hỏi trong đánh giá KSNB

Tại cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Tài Chính Châu Á, việc tìm hiểu và mơ tả hệ thống KSNB đối với việc ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp chủ yếu được thực hiện qua Bảng câu hỏi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, chi tiết. Việc đánh giá hệ thống KSNB tương đối hoàn chỉnh khi KTV trả lời Bảng đánh giá về rủi ro kiểm tốn và mơi trường kiểm sốt của

khách hàng. Dựa vào kinh nghiệm và kết quả thơng tin thu thập mà KTV hồn thiện quá trình này. Việc xây dựng mẫu bảng có sẵn cho phép KTV nhanh chóng có được đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp và tránh được việc bỏ sót các vấn đề quan trọng. Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề trọng tâm của quy trình ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp như chế độ áp dụng, chứng từ sổ sách liên quan, người chịu trách nhiệm tiến hành xử lý nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng Bảng câu hỏi cũng có các nhược điểm nhất định. Mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau nên việc dùng chung một mẫu bảng hỏi phù hợp nhất được cho từng khách hàng. Và do hầu hết các chu trình nghiệp vụ nói chung và ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp nói riêng đều liên quan đến nhiều phòng ban, bộ phận, cá nhân nên phương pháp sử dụng bảng câu hỏi không chưa thấy rõ được mối quan hệ và những vấn đề liên quan trong đánh giá hệ thống KSNB.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thứ nhất, về thủ tục phân tích

Thực tế trong các cuộc kiểm tốn của mình, Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Tài chính Châu Á chủ yếu áp dụng thủ tục phân tích ngang. Các cách phân tích khác được sử dụng khơng nhiều do đó thủ tục phân tích chưa phản ánh hết tình hình thực tế của kết quả hoạt động. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, KTV thường phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế tốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các chỉ tiêu quan trọng khác. Nhưng việc chỉ phân tích ngang, so sánh đối chiếu mà khơng đi vào tìm hiểu sâu vào các tỷ suất là một hạn chế.

Cụ thể với khoản mục phải trả người bán, KTV mới phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu đầu kỳ và cuối kỳ. Thực tế, còn nhiều chỉ tiêu khác có tác dụng lớn trong phân tích biến động của khoản phải trả nhà cung cấp

như tỷ suất về khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, hệ số các vịng quay... lại khơng được sử dụng hoặc chỉ được sử dụng một cách không triệt để.

Thứ hai, về phương pháp chọn mẫu

Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, điều kiện lý tưởng là có thể kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh. Khi đó kết quả kiểm tra sẽ chính xác nhất, phát hiện được tối đa các sai sót, gian lận. Tuy nhiên, việc kiểm tra tồn bộ là điều không khả thi bởi những giới hạn về thời gian và chi phí kiểm tốn. Bởi vậy, KTV ln ln phải lựa chọn cách thức chọn mẫu kiểm tra sao cho hiệu quả. Mẫu được chọn là hiệu quả khi các phần tử có tính đại diện cho mẫu và phải bao quát được phần lớn rủi ro chứa đựng trong tổng thể.

Tại công ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Tài chính Châu Á, các KTV khi tiến hành kiểm tốn đều áp dụng chọn mẫu dựa trên giá trị tiền tệ. Việc lựa chọn các đối tượng để kiểm tra căn cứ vào một mức giá trị do KTV thiết lập. Tuy nhiên do chủ yếu dựa vào giá trị của các đối tượng nên rủi ro chọn mẫu vẫn có thể xảy ra. Một là, các sai phạm lặp lại mang tính hệ thống có giá trị nhỏ sẽ có thể khơng bị kiểm tra. Hai là, do giá trị thiết lập được tính dựa trên ước lượng mức trọng yếu nên việc chọn mẫu đã chịu ảnh hưởng của ý kiến chủ quan của KTV ước lượng trọng yếu.

Thứ ba, về việc gửi thư xác nhận xác định số dư công nợ phải trả.

Theo VAS 05, thư xác nhận và thư phúc đáp đều được gửi và nhận trực tiếp giữa KTV và nhà cung cấp để tránh có sự can thiệp của khách hàng, vì sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và làm giảm rất nhiều công việc kiểm tra chi tiết. Nhưng trên thực tế thì KTV thường thơng qua kế tốn cơng nợ của khách hàng gửi thư xác nhận hoặc gọi điện cho người bán yêu cầu họ sớm xác nhận công nợ và gửi cho bên kiểm tốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của các bằng chứng mà KTV thu thập được nếu như khách hàng và nhà cung cấp thông đồng với nhau.

3.1.2.2.Các vấn đề khác

Về thời gian tiến hành 1 cuộc kiểm toán: Để có thể hồn thành hết tất

cả các thủ tục kiểm tốn đã được nêu trong chương trình kiểm tốn, thời gian kiểm toán hợp lý nhất là một tuần, tuy nhiên do trong mùa có quá nhiều hợp đồng dẫn tới những hạn chế về mặt thời gian cũng như phí kiểm tốn thấp do yêu cầu cạnh tranh giữ các công ty nên KTV thường rút ngắn thời gian tiến hành cuộc kiểm tốn, do vậy các thủ tục thường khơng làm được hết hoặc làm sơ sài, các KTV thường phải làm thêm giờ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng công việc.

Cơng ty cũng chưa có phần mềm kiểm tốn nên các KTV chủ yếu sử dụng excel để thực hiện các thủ tục và kiểm tra. Việc này chưa được tiết kiệm thời gian và công việc cũng trở nên phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính châu á thực hiện (Trang 97 - 101)