3.1 NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC DOANH THU
3.1.2 Hạn chế trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp
cấp dịch tại cơng ty TNHH Kiểm tốn và Định giá Thăng Long
Về đánh giá mức trọng yếu và rủi ro. Công ty áp dụng mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục, không thực hiện phân bổ mức trọng yếu. Việc đánh giá mức trọng yếu này dựa trên các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nhưng công ty lại không quy định rõ việc lựa chọn tiêu chí như thế nào. Tất cả được thực hiện dựa trên các xét đoán của kiểm toán viên. Các kiểm toán viên thường dựa vào tài liệu kiểm toán năm trước, cách đánh giá từ các năm trước làm căn cứ xác định mức trọng yếu. Do đó, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro này có thể chưa sát với thực tế đơn vị và không khách quan.
Về thời gian đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ và thực hiện kiểm soát đối với DTBH&CCDV. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, các KTV đã tìm hiểu về các chính sách kiểm sốt khách hàng đối với các nghiệp vụ, các khoản mục nói chung và kiểm sốt đối với DTBH&CCDV nói riêng. KTV cũng đưa ra được hệ thống câu hỏi kiểm soát nội bộ cho từng khoản mục. Tuy nghiên, vì đội ngũ kiểm tốn viên là có hạn trong điều kiện số lượng khách hàng
ngày càng nhiều, nên thời gian dành cho một cuộc kiểm toán bị hạn chế. Tùy theo đối tượng khách hàng mà thời gian của một cuộc kiểm tốn có thể dao động từ 3 ngày đến 1 tuần. Do quỹ thời gian bị hạn chế nên một số khách hàng thường là các khách hàng nhỏ và đánh giá sơ bộ là ít rủi ro thì KTV chưa chú trọng vào việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và mới chỉ phản ánh được các thông tin cung cấp bởi ban Giám đốc, kế tốn trưởng hay những người có liên quan tại cơng ty khách hàng mà KTV chưa thể độc lập quan sát thực tế một quy trình kiểm sốt cụ thể tại đơn vị. Số liệu thống kê chưa đầy đủ đối với các tỷ suất quan trọng khi KTV thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm tốn khoản mục doanh thu bán hàng. Như đã đề cập ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm tốn khoản mục doanh thu bán hàng đóng một vai trị rất quan trọng. Tuy vậy, một hạn chế cho KTV trong việc tính tốn và so sánh các chỉ tiêu khi thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán doanh thu là sự chưa đầy đủ về thống kê số liệu ngành dẫn đến việc liên hệ với chỉ tiêu ngành còn chưa được thực hiện một cách triệt để. Điều này làm giảm hiệu quả và độ tin cậy khi đưa ra đánh giá đối với các tỷ suất liên quan đến doanh thu bán hàng tại đơn vị khách hàng.
công ty thường sử dụng hai phương pháp chọn mẫu cơ bản là chọn
mẫu ngẫu nhiên theo khoảng cách mẫu và chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp này chưa thật sự khoa học và hợp lý.
Như đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên áp dụng phương pháp chọn mẫu theo khoảng cách cho phần kiểm tra chi tiết trong kỳ và áp dụng chọn mẫu nghiệp vụ có giá trị lớn cho phần kiểm tra doanh thu nội bộ, các khoản chiết khấu, giảm giá và tính đúng kỳ của doanh thu. Tuy nhiên, việc áp dụng này nhiều khi là máy móc.
Với phương pháp chọn theo khoảng cách mẫu, với các khách hàng có số nghiệp vụ vừa phải thì điều này là hợp lý. Nhưng với những khách hàng có
số nghiệp vụ nhiều thì kiểm tốn viên áp dụng chọn mẫu theo khoảng cách lại khơng thực sự phù hợp. Nếu khách hàng có tổng doanh thu lớn, lại có quá nhiều nghiệp vụ có giá trị nhỏ, chỉ số ít hoặc rất ít các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu thì việc kiểm tra các nghiệp vụ nhỏ hơn khoảng cách mẫu sẽ rất mất thời gian vì số lượng nhiều, mà sai phạm phát hiện được có thể có giá trị nhỏ, khơng trọng yếu. Cịn phương pháp chọn mẫu nghiệp vụ có giá trị lớn, bất thường lại phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của kiểm tốn viên mà khơng có căn cứ nào để xác định, thậm chí giá trị như thế nào là lớn cũng không xác định rõ.