2.1.7 .Kiểm soát chất lượng kiểm toán
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC
CPSX TẠI CÔNG TY AVA
2.3.1. Ưu điểm
Đối với việc thực hiện quy trình kiểm tốn khoản mục CPSX AVA đã có những ưu điểm sau:
- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Người kiểm tra:NBT Ngày kiểm tra:15/02/12
Trên thực tế, AVA đã thiết kế sẵn Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục CPSX. Tuy nhiên, đối với từng khách hàng cụ thể, KTV của AVA đã có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, thêm bớt các thử nghiệm kiểm soát sao cho việc đánh giá hệ thống KSNB đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cũng như Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB, tại AVA, chương trình kiểm tốn chi tiết cũng được thiết kế sẵn cho khoản mục CPSX trên BCTC. Chương trình kiểm tốn là cơ sở để KTV tiến hành kiểm tốn. Các chương trình kiểm tốn do AVA xây dựng đã được cụ thể hóa thành các thủ tục. Song khi kiểm toán BCTC tại mỗi khách hàng, KTV lại có sự thêm bớt, sửa đổi các thủ tục trong chương trình kiểm tốn cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại đơn vị khách hàng. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, KTV cân nhắc, lựa chọn các thủ tục sao cho phù hợp với cuộc kiểm toán.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Bám sát kế hoạch kiểm tốn và chương trình kiểm tốn chi tiết đã lập, các KTV của AVA đã thực hiện kiểm tốn một cách tồn diện. Mặc dù thời gian thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán hạn chế nhưng các KTV đã vận dụng linh hoạt các phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy, cần thiết cho việc đưa ra ý kiến của KTV về khoản mục CPSX.
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Ở giai đoạn này, KTV tổng hợp công việc đã thực hiện và kết quả đã thu được để phát hành BCKT.
Để BCKT được phát hành tuân theo chuẩn mực, AVA thực hiện soát xét rất kỹ lưỡng kết quả kiểm toán do KTV và trợ lý kiểm toán đã thực hiện. Để đưa ra ý kiến kiểm tốn cuối cùng, phải có sự sốt xét của 2 cấp là KTV chính và Ban giám đốc.
2.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu theo em cơng ty vẫn cịn có một số hạn chế, tồn tại. Những kỹ thuật thu thập bằng chứng mà công ty áp dụng, ở một chừng mực nào đó vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
Về cơng tác đánh giá hệ thống KSNB
Ở một số khách hàng do thời điểm ký hợp đồng kiểm toán và thời gian thực hiện cuộc kiểm tốn là khơng nhiều nên KTV không chú trọng việc kiểm tra hệ thống KSNB bao gồm kiểm tra sự tồn tại và hoạt động của KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB đó hoạt động có hiệu quả hay khơng mà tập trung vào kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, việc áp dụng các câu hỏi khảo sát về KSNB vào mỗi cuộc kiểm tốn cịn mang tính máy móc, nhiều khi khơng phù hợp với từng loại hình khách hàng. Các câu hỏi này cũng chỉ mang tính chung chung. Điều đó có thể dẫn tới việc đánh giá rủi ro kiểm sốt cho khoản mục CPSX khơng chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này khơng phù hợp.
Bên cạnh đó, khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, AVA mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu các thủ tục kiểm sốt của khách hàng mà chưa tiến hành các thủ tục kiểm toán để khẳng định chắc chắn các thủ tục kiểm sốt là thực sự có hiệu lực.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kiểm tra chi tiết ở AVA thường trên một mẫu chọn có kích thước lớn, gây lãng phí thời gian và tốn kém chi phí.
Trong chương trình kiểm tốn khoản mục CPSX, việc mô tả hệ thống KSNB mới chỉ sử dụng phương pháp tường thuật và sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB mà chưa thấy sử dụng phương pháp lưu đồ.
Về thủ tục phân tích
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc thực hiện các thủ tục phân tích cịn chưa được chú trọng, các thủ tục này ít được thực hiện. Mặt khác, kết quả các thủ tục phân tích rất ít khi được các KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc mặc dù KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá sơ bộ BCTC, rủi ro đối với khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục CPSX nói riêng.
Thực tế trong kiểm tốn khoản CPSX ở AVA cho thấy thủ tục phân tích chưa được các KTV áp dụng một cách triệt để. Trong chương trình kiểm tốn
CPSX cũng khơng nêu rõ cách thức thực hiện thủ tục phân tích mà chỉ nêu chung chung.
Về xác định mức trọng yếu
Trong q trình lập kế hoạch kiểm tốn tổng thể, AVA mới xác định mức trọng yếu cho các khoản mục lớn như: lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, nợ ngắn hạn, tổng tài sản mà chưa xác định mức trọng yếu cho phần hành kiểm tốn CPSX nói riêng và các phần hành nhỏ khác nói chung.
Về đánh giá rủi ro
Q trình tính mức độ rủi ro trong mỗi cuộc kiểm tốn: Đối với cơng ty AVA nói riêng và một số cơng ty Kiểm tốn khác nói chung thì q trình tính mức độ rủi ro cịn chưa được thực hiện một cách khoa học, phương pháp xác định rủi ro còn dựa trên việc ước lượng thông qua những thông tin về công ty khách hàng cũng như về hệ thống KSNB của khách hàng chứ chưa được xác định thông qua hệ thống phần mền khoa học.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch:
V ề phương pháp chọn mẫu
Trong quá trình kiểm tốn, các KTV của AVA thường tiến hành chọn mẫu dựa trên kinh nghiệm và sự xét đốn nghề nghiệp của mình trên cơ sở những nhận định ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Mẫu chọn bao gồm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền lớn. Bên cạnh đó, KTV cũng tiến hành chọn mẫu dựa trên kết quả phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu của AVA cũng chưa thực sự hiệu quả và khoa học. Các phương pháp này tuy chi phí thấp, song rủi ro kiểm tốn lại nhiều, vì chưa hẳn gian lận và sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số phát sinh lớn – các nghiệp vụ thường đươc khách hàng chú ý hạch toán cẩn thận. KTV thường ít lựa chọn các khoản mục có sai sót nhỏ, tuy khó phát hiện nhưng lại có thể chứa đựng các sai sót mang tính hệ thống. Chọn được mẫu mang đặc trưng của tổng thể và đảm bảo rủi ro chọn mẫu đối với chi phí phát sinh chọn mẫu hợp lý là vấn đề gặp phải
nhiều khó khăn trong việc xây dựng và vận dụng chương trình kiểm tốn khơng chỉ tại AVA mà tại rất nhiều các Cơng ty kiểm tốn.
Về thủ tục phân tích
Khi thực hiện kiểm toán, KTV chưa nhận thức đúng ý nghĩa quan trọng của thủ tục này nên mới chỉ thực hiện kỹ thuật phân tích đơn giản nhất là so sánh ngang để thấy mức biến động của chỉ tiêu. KTV hầu như không thực hiện một cách chi tiết thủ tục này mà áp dụng việc phân tích như một biện pháp bổ sung cho kiểm tra chi tiết nên khơng có tác dụng thu hẹp được phạm vi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Nhận xét khác : Việc ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV
Giấy làm việc của KTV ở AVA được thiết kế theo một mẫu có sẵn cả trên giấy và trên bản mềm nhằm giảm bớt thời gian và khối lượng công việc của KTV. Trên giấy làm việc thường in sẵn các thông tin bắt buộc KTV phải điền vào: tên khách hàng, niên độ kế tốn, khoản mục, bước cơng việc, tham chiếu, người thực hiện, ngày thực hiện như đã mô tả trong các tài liệu đối chiếu. Đây là những thông tin quan trọng xác định công việc mà KTV đã thực hiện và là cơ sở cho việc kiểm tra, soát xét và xác định trách nhiệm của người thực hiện. Tuy không thể hiện rõ trong các tài liệu trích dẫn nhưng trong rất nhiều các cuộc kiểm tốn khác, KTV thường không điền ngay các thông tin này khi thực hiện mà khi chuẩn bị hồ sơ mới hồn thành nên nhiều thơng tin trên giấy làm việc bị bỏ sót. Đơi khi, trong hồ sơ cịn có những bản sao chứng từ, sổ sách của khách hàng không được đánh tham chiếu đầy đủ và rõ ràng, chưa thống nhất cách đánh tham chiếu và vị trí tham chiếu giữa các giấy làm việc trong phần hành. Khơng chỉ vậy, việc sốt xét hay nghiên cứu hồ sơ kiểm tốn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi các giấy làm việc của KTV đánh tham chiếu không đầy đủ. Việc ghi chép trên giấy làm việc tại AVA cũng cần phải hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng của cuộc kiểm toán, đảm bảo yêu cầu của các cơ quan chức năng khi kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
Chương 3
MỘT SỐ Ý KIẾN GĨP PHẦN HỒN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC CPSX TRONG BCTC DO CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA) THỰC HIỆN 3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC CPSX
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến sâu sắc, đang dần thực hiện mở cửa để từng bước hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn, điều này sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức khơng dễ vươt qua. Khơng nằm ngồi quy luật vận động của thị trường, kiểm toán đã và đang trở thành một nghề nóng tại thị trường Việt Nam. Tuy là một ngành còn khá non trẻ so với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán trên thế giới, nhưng đứng trước nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng tăng, kiểm toán đang thực sự phát triển và thâm nhập vào mọi loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, nhu cầu về độ tin cậy của thơng tin tài chính ngày càng cao. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khi mà hàng loạt cơng ty kiểm tốn mới ra đời ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng nâng cao, mức phí kiểm tốn hấp dẫn; các cơng ty kiểm tốn nước ngồi uy tín, nắm giữ và ngày càng chiếm lĩnh các hợp đồng kiểm tốn lớn thì các cơng ty kiểm tốn trong nước ln phải tìm cho mình những bước đi đúng đắn, thận trọng đơi lúc cũng phải táo bạo để tìm chỗ đứng, và tạo niềm tin trong lòng khách hàng cũng như các đối tượng sử dụng thơng tin tài chính. AVA cũng vậy, với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, mục tiêu hoạt động của Công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thơng thạo nghiệp vụ, Cơng ty hiểu các u cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tiến hành
kinh doanh tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở này, Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
Để đảm bảo cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của AVA luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực khách quan và bảo
mật, tuân thủ các quy định của nhà nước Việt nam, chuẩn mực kiểm toán do
Việt Nam ban hành cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Bên cạnh đó, cơng ty cũng ln nhận thức việc đặt lợi ích hợp
pháp của khách hàng lên hàng đầu. Do đó, muốn đạt được các mục tiêu và
phương châm đề ra, địi hỏi AVA phải khơng ngừng hồn thiện từng phần hành cụ thể trong kiểm toán BCTC cũng chính là hồn thiện cơng tác kiểm tốn.
Mặt khác, Chi phí sản xuất là khoản mục trọng yếu của Báo cáo tài chính, chỉ tiêu Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng để xem xét, tính tốn giá thành sản phẩm của đơn vị. Vì vậy, vấn đề hồn thiện các thủ tục kiểm tốn Báo cáo tài chính nói chung và hồn thiện thủ tục kiểm toán khoản mục Chi phí sản xuất nói riêng là u cầu mang tính tất yếu đối với sự phát triển của AVA trong tương lai.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN QUY TRÌNH KHOẢN MỤC CPSX.
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán BCTC do AVA thực hiện, với những hiểu biết thực tế về hoạt động kiểm tốn của Cơng ty cùng những kiến thức đã được học và các tài liệu tham khảo em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục CPSX do AVA thực hiện như sau:
Trong giai đoạn lập kế hoạch
Về cơng tác đánh giá hệ thống KSNB
KTV có thể thực hiện việc áp dụng các phương pháp kiểm tốn ngồi chứng từ như : tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến KSNB hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát của những người thực
thi công việc KSNB nhằm đánh giá một cách tin cậy về hệ thống KSNB tại công ty khách hàng.
Ngồi ra, AVA nên tiến hành cơng tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng không chỉ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB được thiết kế chung cho mọi khách hàng mà cần cụ thể hơn nữa đối với từng khách hàng vì mỗi đơn vị khách hàng ln có sự khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Công ty nên mở rộng hơn nữa các phương pháp mô tả hệ thống KSNB bằng phương pháp lưu đồ kết hợp với các phương pháp khác một cách có hiệu quả. Ngồi ra trong q trình kiểm tốn, ngồi việc sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của Cơng ty thì AVA cũng nên tham khảo các thủ tục khác như phỏng vấn về việc kiểm tra đối chiếu chi phí NCTT,chi phí SXC với bảng tính lương và chi phí đã xảy ra, kiểm tra dấu hiệu của KSNB, phỏng vấn và quan sát việc sử dụng các tài liệu đánh số trước và kiểm tra tính hiệu lực của chúng....
Đánh giá rủi ro
Kiểm tốn viên có thể tiến hành lập bảng đánh giá rủi ro đối với khoản mục CPSX, trong đó rủi ro gồm hai loại là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.. Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên căn cứ bảng phản ánh mối quan hệ giữa các loại rủi ro như sau:
Bảng 3.1: Bảng phân bổ phản ánh mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Rủi ro kiểm sốt Rủi
ro tiềm tàng
Cao Trung Bình Thấp
Cao Cao Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng gồm các nội dung sau, biểu mẫu có thể tùy thuộc vào KTV thực hiện và phải được thể hiện trên giấy tờ làm việc:
(1) Quy mơ số phát sinh của Chi phí;
- Số lượng nghiệp vụ phát sinh, mức độ phức tạp, số lượng các nghiệp vụ bất thường;
- Sự thay đổi các chính sách kế tốn liên quan tới khoản mục.
Ngồi ra, rủi ro kiểm tốn còn phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống KSNB và loại rủi ro này gọi là rủi ro kiểm soát. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi qua việc đánh giá hệ thống KSNB bao gồm các nội dung:
- Mục tiêu của hoạt động kiểm soát;
- Cách thức mà thủ tục kiểm soát nội bộ được thực hiện;
- Mức độ thường xuyên của việc thực hiện các hoạt động kiểm soát; - Đánh giá khả năng chuyên môn và kinh nghiêm là việc của nhân viên