Đánh giá chung tác động của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2006-2010 (Trang 68)

II Chuyển đổi cơ cấu sử dụng

4.4.5.Đánh giá chung tác động của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bảng 4.16 Tình hình chung về nghề nghiệp của hộ trƣớc và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (do Nhà nƣớc thu hồi đất)

4.4.5.Đánh giá chung tác động của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

nghiệp tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

4.4.5.1. Chuyển đất lúa sang nuôi trồng thủy sản

Giai đoạn 2006 – 2010, diện tích đất lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản là tương đối lớn. Mặt tích cực của việc chuyển đổi này là làm cho hiệu quả sử dụng đất tăng cao hơn nhiều so với trồng lúa, tạo thêm việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người nuôi trồng. Đồng thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp như: Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng thủy sản, phá thế độc canh cây lúa, xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.

Nhưng bên cạnh đó việc chuyển đổi này cũng mang lại một số mặt tiêu cực như: Sản lượng lúa giảm, an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình không bền vững, nhiều nơi tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến tác động tiêu cực đối với môi trường [24].

4.4.5.2. Chuyển đất lúa sang trồng cây khác

Việc chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, khắc phục tình trạng độc canh cây lúa. Một phần diện tích đất lúa chuyển sang trồng rau, hoa quả, cây cảnh chất lượng cao, an toàn... đạt giá trị thu nhập và hiệu quả cao hơn trồng lúa nhiều lần, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển đổi mạnh [24].

4.4.5.3. Chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp

Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch đã tạo điều kiện thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giảm sức ép dư thừa lao động trong nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng, vừa phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế chung, vừa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Các khu đô thị mới được xây dựng, mở rộng và nâng cấp góp phần cải thiện đời sống cho dân cư đô thị và tạo thêm nhiều phúc lợi công cộng đáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung. Mặt khác, cũng từng bước xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp và đô thị, khắc phục những hạn chế của phong tục, tập quán lạc hậu, nếp sống tiểu nông.

68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế, tiêu cực như nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng quy mô lớn nhưng khả năng thu hút đầu tư chậm... Tình trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị để đất trống trong thời gian dài vừa lãng phí tài nguyên đất, lãng phí vốn đầu tư, đồng thời gây bức xúc trong nhân dân do thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo do mất đất canh tác. Nhiều diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng gần các khu công nghiệp, khu chế xuất bị tác động của ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh gia tăng, giảm chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, sân golf... phải thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong đó có một phần đất lúa ảnh hưởng tới việc làm của một số lao động nông nghiệp. Điều này đã tác động lớn đến sản xuất, đời sống của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất, gây bức xúc trong nhân dân.

Ngoài ra, việc xây dựng khu công nghiệp làm gia tăng khối lượng khí thải, bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các công trường đang thi công không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của công nhân và của người dân trong vùng lân cận [24].

Tóm lại, từ việc phân tích đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố cũng như của các hộ đại diện, cho thấy quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã có nhiều tác động tích cực:

Một là, CMĐ sử dụng đất nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp.

Hai là, CMĐ sử dụng đất nông nghiệp góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không chỉ sống bằng nghề nông mà có thể chuyển sang các ngành khác cho thu nhập cao hơn mà vẫn trên diện tích đất đó.

Ba là, quá trình CMĐ sử dụng đất nông nghiệp giúp đa dạng các hình thức có được đất để sử dụng của người sử dụng cũng như đơn giản thủ tục hành chính trong việc phân phối lại đất đai, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Bốn là, sau khi CMĐ sử dụng đất nông nghiệp thì cơ sở hạ tầng đã phát triển hơn trước do có nhiều dự án làm đường, xây dựng khu dân cư, khu đô thị, hệ thống

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kênh mương, thủy lợi… Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Năm là, CMĐ sử dụng đất nông nghiệp góp phần nâng cao trình độ dân trí cũng như việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Vì nhiều trường học, bệnh việc cũng đã được xây dựng, tu sửa hay mở rộng thêm để phục vụ người dân.

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên thì quá trình chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nông hộ:

Một là, quá trình CMĐ sử dụng đất nông nghiệp làm quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, quy mô sản xuất thì nhỏ lại.

Hai là, CMĐ sử dụng đất nông nghiệp gây lãng phí nguồn tài nguyên đất nếu không sử dụng hợp lý.

Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp sau quá trình CMĐ. Việc này đã gây sức ép về việc làm đối với các lĩnh vực khác và có thể là nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội nếu họ không có công việc ổn định.

Bốn là, CMĐ sử dụng đất nông nghiệp làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của nông hộ. Một số nông hộ không dám đầu tư nhiều vào nông nghiệp vì họ không biết quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết của địa phương. Trong khi Nhà nước thông báo và tiến hành thu hồi trong thời gian ngắn mà số tiền bồi thường cho họ thì chỉ giải quyết được trước mắt một vụ cấy hoặc trồng đó còn lâu dài thì còn rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc chuyển đổi nghề nghiệp của hộ. Vì vậy người dân luôn lo lắng không biết khi nào thì Nhà nước thu hồi đất.

Năm là, ảnh hưởng xấu tới môi trường sống cũng như các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí…

Có thể nói, chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp là nội dung nhỏ nhưng khá quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để phát huy được những mặt tích cực của nó chúng ta cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hạn chế việc chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp và khi chuyển đổi thì cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất, hạn chế được những tác động tiêu cực của thu hồi đất.

70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2006-2010 (Trang 68)