- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
B Đất phi nông nghiệp 5 992,8 62 885,7 03 107,
4.2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đa
Trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng của Nhà nước, Trung ương, địa phương thành phố Thái Nguyên đã ban hành những quy định về quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Trước khi có Luật Đất đai năm 1993, do cơ chế quản lý tập trung bao cấp, vì vậy tình trạng chung trong quản lý đất đai ngành nào do ngành ấy quản lý, không có sự quản lý thống nhất. Việc quản lý đất đai chủ yếu tập trung vào đất xây dựng, nhất là đất xây dựng các khu đô thị. Quy hoạch tổng thể là chưa có, do vậy ngoài những văn bản của Trung Ương, của Tổng cục về công tác quản lý đất đai, thành phố đã có những văn bản quy định về việc giao đất cho nhân dân xây dựng nhà ở, quy định về việc mua bán nhà và hoa mầu trong đô thị, đảm bảo cho việc quản lý đất trong lĩnh vực xây dựng có trật tự, ổn định. Song cũng trong giai đoạn này tình trạng lấn chiếm đất tự ý làm nhà, phường, xã cấp đất cho nhân dân làm nhà ở, sử dụng đất sai mục đích, bán nhà cửa và hoa mầu không qua cấp thẩm quyền, xảy ra khá phổ biến, việc giải quyết xử lý còn chậm và chưa triệt để, còn để tồn tại kéo dài. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, đất đai ở khu đô thị thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất. Đất đai trở thành có giá, do đó đã nảy sinh vấn đề bức xúc cần giải quyết như: Đòi đất cha ông, tự ý làm nhà, cấp đất sai thẩm quyền, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, các cơ quan cho cán bộ mượn đất làm nhà riêng, xây kiốt bán hàng dưới dạng hợp đồng nhiều năm, thanh lý nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, tự ý cơi nới, sửa chữa xây dựng.
Từ năm 2003, khi Luật Đất đai năm 2003 được áp dụng, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nền nếp. Tình trạng
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đòi đất ông cha ở địa bàn thành phố cơ bản được khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã được chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã và đang được xem xét, vận dụng các Nghị định của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hợp thức thủ tục, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng đô thị thành phố Thái Nguyên.
Các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4.2.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch
Thành phố thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có các giải pháp đồng bộ huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án đã có trong kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kịp thời, đúng tiến độ và quy định của Nhà nước góp phần thực hiện chủ trương cải cách hành chính để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cương quyết xử lý đối với những đối tượng sử dụng vi phạm pháp Luật Đất đai và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cho thành phố Thái Nguyên.
Trong 4 năm thành phố Thái Nguyên đã lập kế hoạch sử dụng đất trình HĐND thành phố thông qua và trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện đạt kết quả như sau:
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2007, 2008, 2009 và 2010
TT Sử dụng đất Diện tích (ha) Ghi chú
1 Năm 2007 175,08
Đất phi nông nghiệp 68,91
- Đất ở 31,65
- Đất chuyên dùng 37,26
+ Đất trụ sở cơ quan, CTSN 0,20
+ Đất quốc phòng-an ninh 2,09
+ Đất sản xuất kinh doanh 16,92
+ Đất cơ sở giáo dục 11,34
+ Đất giao thông 4,96
+ Đất cơ sở văn hóa 0,1
+ Đất truyền dẫn NL truyền thông 1,61
+ Đất cơ sở y tế 0,03
+ Đất chợ 0,01
2 Năm 2008 529,86
Đất phi nông nghiệp 186,62
- Đất ở 43,61
+ Đất ở nông thôn 6,00
+ Đất ở đô thị 37,61
- Đất chuyên dùng 113,01
+ Đất trụ sở cơ quan, CTSN 0,05
+ Đất quốc phòng-an ninh
+ Đất sản xuất kinh doanh 11,47
+ Đất trường học 15,72
+ Đất giao thông 55,86
+ Đất thuỷ lợi 29,83
+ Đất y tế 0,08
- Đất Nghĩa trang nghĩa địa 30,00
3 Năm 2009 183,52
Đất phi nông nghiệp 52,56
- Đất ở đô thị 12,92
- Đất chuyên dùng 39,64
+ Đất trụ sở, cơ quan hành chính sự nghiệp 0,49 + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 38,76 + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 38,76 + Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông 0,33
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,06
4 Năm 2010 396,47
Đất phi nông nghiệp 161,06
- Đất ở nông thôn 7,90
- Đất ở đô thị 78,81
- Đất chuyên dùng 74,35
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 10,82
+ Đất có mục đích công cộng 63,53
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.2.2. Công tác trích đo bản đồ địa chính
- Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị phường, xã đã được đo đạc bản đồ địa chính.
- Hàng năm các phường, xã của thành phố Thái Nguyên đã được đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên. Trong 5 năm từ 2006 đến 2010 đã thực hiện đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính với diện tích trên 200 ha; chỉnh lý bản đồ địa chính cho 10 phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Hiện nay thành phố đã chỉ đạo thực hiện đề án Chồng ghép Bản đồ Quy hoạch lên bản đồ Địa chính nhằm giúp cho công tác quản lý Nhà nước đạt hiệu quả cao hơn.
4.2.2.3.Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 18.630,56 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 12.266,51 ha chiếm 65,84%, đất phi nông nghiệp là 5.992,86 ha chiếm 32,17%, đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 1,99%. Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố năm 2010 có: 57.264 hộ. Qua kết quả rà soát của 28 đơn vị phường, xã còn khoảng 1.000 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đạt: 98,2%.
Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP thành phố đã chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Trong 5 năm, đã giải quyết cấp đổi giấy chứng nhận cho 16.028 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 1597/QĐ-UB ngày tháng năm 2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên; đính chính cho 370 trường hợp; chuyển mục đích sử dụng đất cho 622 trường hợp.
4.2.2.4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Công tác giao đất, cho thuê đất được UBND thành phố Thái Nguyên tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong 5 năm, thành phố đã trình UBND tỉnh Quyết định giao đất, thu hồi đất với diện tích đất 2.887.745,11m2 để thực hiện 159 dự án trong đó có các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cụ thể: Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 37; Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; Dự án xây dựng trụ sở Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc; Dự án Đại học Thái Nguyên; Dự án khu đô thị hồ Xương Rồng; Dự
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
án đường Bắc Sơn; Dự án đường Phủ Liễn… và các dự án xây dựng khu dân cư góp phần thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên đề ra.
Thành phố Thái Nguyên còn tập trung chỉ đạo để thực hiện công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện quy hoạch các khu dân cư và thực hiện chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất tỉnh giao. Năm 2006 đã thu tiền sử dụng đất đạt 120.341,5 triệu đồng, năm 2007 thu đạt :126.939,8 triệu đồng; năm 2008 thu đạt: 99.043,6 triệu đồng; năm 2009 đạt 156.739,8 triệu đồng; năm 2010 thu đạt 182.235,6 triệu đồng. Nhờ công tác thu ngân hàng năm đã đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
4.2.2.5. Công tác định giá đất
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và đặc biệt phục vụ cho công tác bồi thường, GPMB cho các dự án, và để đấu giá QSD đất. Vì vậy, UBND thành phố Thái Nguyên đã thường xuyên tập trung chỉ đạo, kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất để thực hiện các nội dung nêu trên. Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
4.2.2.6. Công tác chuyển quyền sử dụng đất
Thành phố đã ban hành quy trình giải quyết thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ chế một của liên thông; từ đó người dân chỉ phải đến bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND thành phố để giải quyết các thủ tục kể cả nộp tiền thuế thu nhập, thuế trước bạ, thay vì trước đây phải đi tới 3 nơi để thực hiện một thủ tục này. Trong 5 năm Đã tiếp nhận và giải quyết cho 20.229 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
4.2.2.7. Công tác đăng ký thế chấp và xoá thế chấp
Đây là nội dung quản lý Nhà nước mới được thực hiện sau Luật Đất đai năm 2003. Đáp ứng quy trình giao dịch bảo đảm cho công dân thực hiện công tác bảo lãnh tài sản để thế chấp tại các ngân hàng. Trong 5 năm đã thực hiện được:
- Đã tiếp nhận và giải quyết 12.970 hồ sơ đăng ký thế chấp
- Đã tiếp nhận và giải quyết 5.862 hồ sơ đăng ký xoá thế chấp
Các hồ sơ giải quyết đều đảm bảo đúng tiến độ và quy trình của thành phố đã ban hành.
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.2.8. Công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
Công tác thanh tra, kiểm tra được thành phố tập trung chỉ đạo trên các lĩnh vực chấp hành pháp Luật Đất đai, bảo vệ môi trường.
Trong 5 năm, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra: 35 tổ chức về chấp hành pháp Luật Đất đai; trong đó đã kiến nghị xử lý và thu hồi đất của 03 tổ chức. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại trên 170 cơ sở.
Phối hợp với UBND phường, xã kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ sử dụng đất trên địa bàn các phường, xã trên 300 hộ gia đình cá nhân.
Các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Tài nguyên đất, môi trường được UBND thành phố Thái Nguyên chỉ đạo và giải quyết theo đúng thẩm quyền đảm bảo đúng quy định của pháp luật không để tồn đọng, thường xuyên phối hợp với các ngành, các phòng ban có liên quan giải quyết các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, do đó đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Trong 5 năm, đã thụ lý giải quyết trên 400 đơn khiếu nại, tố cáo và đề nghị trong lĩnh vực đất đai đảm bảo đúng thời gian quy định.
* Tồn tại: Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế; tiềm năng đất đai chưa được phát huy hết; hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao. Công tác đo đạc, lập bản đồ, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai, công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời. Một số văn bản để triển khai công tác quản lý, sử dụng đất đai chậm được ban hành để phục vụ cho công tác quản lý [19].