2.1 .2Bộ máy tổ chức quản lý tại công tyTNHH Kiểm toán ASCO
2.2. Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm tốn BCTC do Cơng ty
2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng ABC
Giới thiệu về công ty khách hàng:
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư, hồ sơ pháp lý thành lập theo Quyết định số : 252043000003 Ngày 15/09/2007, theo Giấy ĐKKD số 567446778
Ngành nghề kinh doanh( Theo giấy ĐKKD hoặc Giấy phép đầu tư:)
Sản xuất và lắp ráp các hệ thống thiết bị nguồn và các lạo ắc quy cho các cơng trình viễn thơng và cho các loại thiết bị công nghiệp vận tải - tư vấn thiết kế, cung cấp dịch vụ sau bán hàng đối với các hệ thống thiết bị nguồn cho các cơng trình viên thơng. Với những năm hoạt động của mình Cơng ty ABC càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực ngành nghề.
Năm 2009 Cơng ty TNHH kiểm tốn ASCO chính thức ký hợp đồng kiểm tốn với Cơng ty ABC. Và tới năm 2011, sau khi nhận được thư mời kiểm tốn của Cơng ty ABC, công ty tiến hành cử kiểm tốn viên tới đơn vị thu thập thơng tin bổ sung và tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận lời mời kiểm tốn.
Do là khách hàng thường xun của cơng ty do vậy ASCO cũng đã có những nắm bắt thơng tin tổng quan nhất về hệ thống kiểm sốt, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và những vấn đề cần theo dõi cho năm tài chính 2011 từ sau kiểm tốn Báo cáo tài chính năm 2010. Vì vậy sau khi xác định hai bên nhanh chóng kí kết hợp đồng kiểm tốn trong đó xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian kiểm toán và trách nhiệm của các bên liên quan.
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Do đây là năm thứ 3, ASCO kiểm toán cho khách hàng ABC và theo kết quả tìm hiểu về doanh nghiệp của kiểm tốn những năm trước do cơng ty thực hiện thì ABC khơng phải là một doanh nghiệp có quy mơ hoạt động lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp. Vì vậy khi nhận được thư mời kiểm toán năm 2011, ABC bỏ qua khâu lập kế hoạch chiến lược, chỉ xây dựng kế hoạch kiểm tốn tổng qt và chương trình kiểm tốn nhằm giảm bớt khối lượng cơng việc, thời gian kiểm tốn.
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán
Căn cứ hợp đồng kiểm toán được ký kết với Bên A, Kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm tốn. Đây là hợp đồng kiểm tốn điển hình cho một năm tài chính. Nội dung Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa ASCO (Bên B) và Bên A bao gồm những điều khoản quan trọng sau:
Mục tiêu kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được trình bày theo Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam và Chế độ kế tốn doanh nghiệp, trên các khía cạnh trọng yếu.
Phạm vi kiểm toán: Thời gian hồn thành cuộc kiểm tốn dự kiến sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán.
Trách nhiệm của các bên tham gia Một số điều khoản qua trọng khác
Bước 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng:
* Tình hình kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu các thơng tin liên quan đến khách hàng là bước đầu tiên của cuộc kiểm tốn, nó có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành cơng của cuộc kiểm tốn. Tất cả thơng tin thu thập về khách hàng được lưu vào hồ sơ kiểm tốn chỉ mục A210- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. Việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng diễn ra khác nhau ở mỗi khách hàng. Đối với khách hàng lần đầu, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức hơn trong bước công việc này. Nếu là khách hàng kiểm tốn từ năm thứ hai của cơng ty, KTV có thể căn cứ vào những thơng tin đã thu thập được từ năm trước đồng thời xem xét những thông tin nổi bật xuất hiện trong năm kiểm tốn và đặc biết chú trọng những thơng tin về những vấn đề cần theo dõi năm trước. Việc thu thập thơng tin về khách hàng sẽ giúp kiểm tốn viên hiểu rõ hơn về các sự kiện phát sinh mà có thể xảy ra sai phạm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC.
Đối với khách hàng A là khách hàng năm thứ 2 nên KTV tiến hành cập nhập các thông tin về khách hàng, cùng với việc căn cứ vào những thông tin đã thu thập từ cuộc kiểm toán trước, kiểm tra những vấn đề trước đó đã ghi nhận
trong Báo cáo kiểm tốn và Thư quản lý.Cụ thể các bước cơng việc:
Tổng hợp các thông tin về khách hàng đã thu thập từ năm trước, kiểm tra tính nhất quán và cập nhập các nội dung mới, các thông tin mới bổ xung.
Tiếp cận các bên có liên quan: kế tốn thuế, kế tốn trưởng,…cơng việc kiểm tra được tiến hành chủ yếu thông qua phỏng vấn, thông qua việc thu thập dữ liệu từ phía khách hàng cung cấp như: biên bản họp hội đồng quản trị, báo cáo của BGĐ, các văn bản pháp lý, biên bản nộp phạt,…
Thơng tin từ cuộc kiểm tốn trước về cơng ty ABC:
Bảng 2.1 Trích dẫn thơng tin về khách hàng thu thập từ cuộc kiểm toán trước
*Cơ cấu tổ chức
Cơng ty ABC là cơng ty TNHH có 100% vốn nước ngoài, chủ đầu tư thuộc Hàn Quốc, và thuộc trong hệ thống của Công ty đa quốc gia tại có trụ sở chính tại Hàn Quốc chun sản xuất và xuất khẩu các thiết bị điện tử viễn thông công nghệ cao.
*Hoạt động kinh doanh
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư, hồ sơ pháp lý thành lập theo Quyết định số : 252043000003 Ngày 15/09/2007,Thành lập theo Giấy ĐKKD số 567446778
Trụ sở chính của cơng ty: 123 Lương Sơn, Hịa Bình Vốn đầu tư của cơng ty:
Vốn điều lệ của công ty:
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Với những năm hoạt động của mình Cơng ty ABC càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực ngành nghề.
Ngành nghề kinh doanh( Theo giấy ĐKKD hoặc Giấy phép đầu tư:)
Sản xuất và lắp ráp các hệ thống thiết bị nguồn và các lạo ắc quy cho các cơng trình viễn thơng và cho các loại thiết bị công nghiệp vận tải - tư vấn thiết kế, cung cấp dịch vụ sau bán hàng đối với các hệ thống thiết bị nguồn cho các
cơng trình viễn thơng.
Bước 3: Tìm hiểu về Hệ thống kế tốn và Hệ thống kiểm sốt của đơn vị * Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán của đơn vị
Qua việc nghiên cứu Hồ sơ chung, và qua thực tế tìm hiểu tại đơn vị kiểm tốn viên thu nhận được những thông tin sau:
Nghiên cứu hồ sơ chung:
Bảng 2.2 Trích dẫn thơng tin đã thu thập từ cuộc kiểm tốn trước *Chính sách kế tốn của Cơng ty
Cơng ty áp dụng chế độ kế tốn doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngồi ra, ABC cịn áp dụng hệ thống chứng từ, BCTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung, các thông tư hướng dẫn kèm theo. Cơng ty ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký chung với niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12.
Hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Nguyên tắc quy đổi tiền: đối với các giao dịch sử dụng tiền tệ, doanh nghiệp phải quy đổi theo tỷ giá liên Ngân hàng hoặc tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh giao dịch
Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ cho thuế GTGT với các mức thuế suất 0%, 5%, 10%. Các hoạt động đăng kí, kê khai, khấu trừ, nộp thuế của ABC tuân thủ đúng theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Thuế suất thuế TNDN: 25%
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
Tổ chức cơng tác kế tốn: Khơng sử dụng phần mềm kế toán hộ trợ. Sử dụng kế tốn trực tiếp trên bảng tính Excell
Tiến hành phỏng vấn Giám đốc và Kế toán trưởng, kế tốn thuế,... Mục tiêu: Tìm hiểu các thủ tục KSNB được áp dụng về tính hiện hữu và
hiệu quả.
Kết quả: Được biết cơng ty mới đổi nhân viên kế tốn thuế, chị Huyền mới có một năm kinh nghiệm kế tốn về khoản mục này. Lý do thay đổi nhân viên là do Kế toán thuế trước đây chị Bùi Nhật Lệ xin nghỉ. Theo giải thích của Ban Giám đốc. Qua phỏng vấn nghiệp vụ thấy chị Huyền cũng có một lượng kiến thức khá về Kế toán thuế, hiểu biết về các Luật thuế hiện hành, tuy nhiên trong một số nghiệp vụ mang tính bất thường chưa được thơng suốt.
Kiểm tra chứng từ các văn bản về thuế: biên bản quyết toán thuế, biên bản phạt của cơ quan thuế, các chứng từ nộp thuế và kho bạc, chứng từ nộp thuế vào kho bạc….
Mục tiêu: Tìm ra các vấn đề cần chú trọng, các nghiệp vụ phát sinh bất thường có khả năng xảy ra sai phạm.
Kết quả: Phát hiện trong tháng 8/ 2011 Cơ quan thuế có đến quyết tốn thuế tại đơn vị phát hiện ra một số hóa đơn khơng đủ điều kiện khấu trừ và tiến hành truy thu số thuế tương ứng và số tiền phạt.
Bảng 2.3. Bảng tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với mục thuế GTGT
Tìm hiểu chính sách kế tốn và hệ thống kiếm soát nội bố đối với khoản mục thuế GTGT
Khách hàng: Cơng ty ABC Kỳ kế tốn 31/12/2011
Thực hiện bởi: ĐMT Ngày: GTLV:
Nội dung: Đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT
Thủ tục kiểm soát Thiết kế Thực hiện
GTGT
Thuế GTGT đầu vào: Bao gồm thuế GTGT từ mua nguyên liệu, linh kiện,... từ trong nước và ngoài nước Thuế GTGT đầu ra: Bao gồm
So sánh đối chiếu giữa sổ sách kế tốn và bảng khai thuế
Thiết kế phù hợp
Có thực hiện và hiệu quả
thuế GTGT từ bán sản phẩm trong nước với thuế suất 10% và xuất khẩu ra nước ngoài với thuế suất 0%.
Dựa vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ ghi nhận thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra vào nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản. Đồng thời kế toán viên cũng ghi nhận thuế GTGT được khấu trừ vào sổ cái để chuẩn bị cho việc kê khai thuế hàng tháng
Hàng tháng, phịng kế tốn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu giữa tờ khai thuế và sổ cái tài khoản thuế
Tờ khai thuế được chuẩn bị vào cuối tháng theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tất cả các nhân viên có liên quan đến việc ghi nhận vào sổ kế toán sẽ được tham gia vào việc chuẩn bị tờ khai thuế. Sau khi tờ khai thuế đã chuẩn bị xong, người phụ trách kế toán thuế( Chị Huyền) sẽ tiến hành so sánh giữa tờ khai thuế và sổ cái. Sau đó, kế toán trưởng ( chị Dung) sẽ kiểm tra lại quá trình so sánh đối chiếu giữa sổ cái và tờ khai thuế
Tờ khai được ký nhận bởi giám đốc trước khi nộp cho cơ quan thuế
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu rất quan trọng. Mức rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu sẽ giúp kiểm toán viên xác định được thời gian quy mô của việc tiến hành thử nghiệm cơ bản. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới việc
xác định quy mơ mẫu chọn khi kiểm tốn viên thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.
Khi đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu cho mỗi khoản mục, kiểm toán viên xem xét đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng được chia thành 3 mức: thấp, trung bình, cao.
Đối với khách hàng ABC, quy mơ cơng ty khơng lớn, tính chất nghiệp vụ khơng phức tạp, khơng có nhiều thay đổi bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình. Dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm sốt được xác định dựa trên 2 khía cạnh thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm tốn. Từ đó, xác định mức rủi ro kiểm sốt là thấp, trung bình, cao.
Đánh giá rủi ro như bảng sau:
Bảng 2.4 Đánh giá rủi ro
Kết luận và đánh giá về mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm sốt nội bộ
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá rủi ro:
- Rủi ro tiềm tàng:
Cao Trung bình Thấp
- Rủi ro kiểm sốt:
Cao Trung bình Thấp
Bước 4: Xác định mức trọng yếu
Việc ước lượng mức trọng yếu cho tồn bộ Báo cáo tài chính và sau đó phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính dựa trên mức chỉ đạo của cơng ty và những phán đốn nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của KTV.
ASCO xác định mức trọng yếu như sau:
Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn: Doanh thu / Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản (a)
Tỷ lệ ước tính sử dụng (b): 0.5- 3% đối với Doanh thu, 5- 10% đối với lợi nhuận trước thuế, 1- 2 % đối với Tổng tài sản
- Xác định mức trọng yếu tổng thể (c) = (a) x (b)
Xác định mức trọng yếu chi tiết (d) = (50 – 75%) x (c)
- Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua (e) = (d) x 4% (tối đa).
Tùy theo tình hình tài chính, mức trọng yếu được ước lượng khác nhau với từng khách hàng khác nhau dựa trên cơ sở ước lượng được xây dựng sẵn tại công ty.
Đối với công ty ABC, KTV đã xác định mức trọng yếu như sau:
Bảng 2.5:Chỉ mục 700 -Xác định mức trọng yếu
CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN ASCO (A700) Khách hàng: Cơng ty ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2011
Cơng việc: Xác định mức trọng yếu
Người thực hiện:NTG Người soát xét 1:NTHH Người soát xét 2:NTK
Đvt: VNĐ
Khoản mục Tỷ lệ Giá trị theo BCTC Ước tính mức trọng yếutổng thể Lợi nhuận trước thuế 7 % 156.789.234 7.839.461
Doanh thu 0,5 % 26.869.570.512 134.347.852
Trong cuộc kiểm tốn cho cơng ty ABC, do thận trọng nên KTV đã lựa chọn mức trọng yếu kế hoạch tổng thể nhỏ nhất bằng 5% Lợi nhuận trước thuế = 7.839.461
Sau khi xác định mức trọng yếu kế hoạch tổng thể, ASCO tiến hành xác định mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục Doanh thu. Vì khoản mục doanh thu khả năng chứa đựng nhiều sai phạm và chi phí kiểm tốn cho khoản mục này lớn nên tại công ty ABC công ty ASCO đã xác định mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục doanh thu= 50 % mức trọng yếu tổng thể
Mức trọng yếu chi tiết = 50%*7.839.461=3.919.731
Với những sai lệch được phát hiện lớn hơn mức này, KTV sẽ phải xem xét cụ thể. Sau khi đã tiến hành các thủ tục điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng cần thiết, kết hợp với việc xem xét các yếu tố định tính, KTV sẽ đưa ra ý kiến điều chỉnh (đặc biệt là với các sai phạm liên quan đến việc xác định lỗ - lãi).
Tiếp theo, KTV xác định ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua. Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua = 4% x mức trọng yếu chi tiết = 4% x3.919.731=156.789
Báo cáo tài chính sẽ khơng bị coi là có sai phạm trọng yếu nếu sai lệch được phát hiện (nếu có) ở dưới mức này.
Trường hợp sai phạm được phát hiện cao hơn giới hạn sai lệch chấp nhận được và nhỏ hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV sẽ đưa vào Bảng tổng hợp các sai lệch khơng điều chỉnh.
Bước 6: Bố trí nhân sự nhóm kiểm tốn và tổ chức phương tiện làm việc
Ngay khi hợp đồng kiểm tốn đã ký kết, Cơng ty xác định mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, định lượng khối lượng cơng việc kiểm tốn sẽ phải thực thi để chuẩn bị nhân sự, đặc biệt là chọn người phụ trách nhóm kiểm tốn. Trưởng nhóm kiểm tốn tiến hành lập kế hoạch kiểm toán gửi một bản cho khách hàng, kèm theo bản yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu kiểm toán.