Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản thông đạt (Trang 62 - 67)

3.1 .Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty

3.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

3.2.1. Cải tiến quy trình sản xuất

Đối với bất kỳ doanh nghiệp khai thác chế biến khống sản nào thì quy trình sản xuất là yếu tố trọng yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Một quy trình sản xuất được tối ưu sẽ giúp tiết kiệm chi phí hoạt động, từ đó tiết kiệm nguyên liệu làm giảm được chi phí giá thành.

Vì vậy để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trước hết cần cải tiến quy trình sản xuất, khai thác chế biến.

Khai mỏ (Giai đoạn chuẩn bị): Chuyển quân, chuyển máy đến công trường, xây dựng đường công vụ, đường - trạm điện, lán trại tạm, kho thuốc nổ, mặt bằng sản xuất, bãi chứa vật liệu; Bóc phong hố đổ đi …

Bước 1: Khoan tạo lỗ mìn trên vỉa đá; Nạp thuốc mìn vào lỗ khoan, đấu nối mạng, nổ mìn phá đá trên vỉa thành đá hộc (Trường hợp đá hộc nổ phá có kích thước quá lớn, thì tiếp tục phải nổ phá để có đá nhỏ hơn).

Bước 2: Bốc xúc đá xơ bồ lên xe ô tô bằng máy xúc; Vận chuyển đổ vào dây chuyền nghiền sàng.

Bước 3: Nghiền sàng ra đá thành phẩm.

Bước 4: Bốc xúc lên ô tô vận chuyển ra cơng trường thi cơng.

Từ quy trình khai thác đá cơ bản trên cơng ty cần có thêm các bước làm chi tiết cụ thể để có thể đạt được năng suất tốt nhất.

Đơng thời với đó là việc phân cơng cơng việc cho từng cơng nhân theo quy trình nhằm tiết kiệm nhất sức lao động và tăng hiệu quả sản xuất.

Cải tiến quy trình sản xuất cũng cần quan tâm đến tính an tồn và mức độ gây ơ nhiễm mơi trường để có thể đảm bảo một cách tốt nhất an toàn lao động và bảo vệ mơi trường.

3.2.2. Hồn thiện hệ thống kênh phân phối

Xuất phát từ những địi hỏi của thị trường, có thể đáp ứng khách hàng bằng nhiều hình thức, điều đó có thể xuất phát từ hệ thống kênh phân phối.

Kênh phân phối là một hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan với nhau trong q trình mua và bán hàng hố. Các doanh nghiệp cần phải biết sử dụng các kênh phân phối như là một công cụ quan trọng giúp họ thành công trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại càng khó hơn nhiều. Các biện pháp về sản phẩm, khuyến mại, quảng cáo, cắt giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các

doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực nên các doanh nghiệp khác khơng dễ dàng gì làm theo.

Hiện nay hệ thống kênh phân phối của cơng ty cịn khá sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Kênh phân phối sản phẩm cịn khá thụ động chưa có các biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng.

Chính vì vậy cơng ty Thơng Đạt cần chú trọng xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm với mạng lưới chi tiết nhằm tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các doanh nghiệp khác.

3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý

Quản lý là công tác quan trọng nhất đối với mọi hoạt động nhằm duy trì và phát triển cơng ty. Muốn nâng cao NLCT thì khơng thể khơng nâng cao chất lượng quả lý đặc biệt là đối với doanh nghiệp khai thác khống sản.

Hoạt động quản lý có mặt trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy cần phải có một chính sách quản lý nhằm tối ưu hóa các hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh.

Ban lãnh đạo cần đưa ra các chính sách, chiến lược đúng đắn thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đồng thời xây dựng nên một bộ máy quản lý phù hợp với tùng hoạt động của công ty.

3.2.4. Chú trọng đầu tư quảng cáo, quảng bá thương hiệu

Thương hiệu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên năng lực cạnh tanh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có uy tín thương hiệu lớn trên thị trường ln có năng lực cạnh tranh cao hơn đối thủ.

Vì vậy đầu tư quảng cáo, quảng bá thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bởi mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp này có sự đặc thù riêng là ít được phô trương.

Tuy nhiên cũng cần xây dựng các chiến lược quảng bá phù hợp đem lại hiệu quả tránh lãng phí các nguồn lực.

3.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh

Với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì nghiên cứu thị trường đều rất quan trọng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì càng cần thiết phải nghiên cứu tìm hiểu và nắm bắt thị trường.

Các bước cần xây dựng để làm tốt việc nghiên cứu thị trường - Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu - Thu thập số liệu, thông tin dữ liệu cần thiết - Kiểm tra chất lượng dữ liệu

- Xử lý và phân tích số liệu được lựa chọn

- Đánh giá thực trạng thị trường, năng lực hiện tại, nhận định xu hướng

3.2.6. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp chủ yếu trên để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơng ty có thể áp dụng một số giải pháp sau:

 Đầu tư mở rộng thị trường khai thác khoáng sản

 Chú trọng đến các dịch vụ sau bán hàng

 Chủ trương nâng cao đời sống cho cơng nhân viên trong tồn cơng ty

 Mở rộng mối quan hệ với chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam cũng như các địa phương lân cận

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với cơng ty CP khai thác chế biến khống sản Thơng Đạt nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của thị trường. Khơng có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các Công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Cơng ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo ra mơi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này thì chắc chắn trong tương lai khơng xa uy tín và sức cạnh tranh của cơng ty CP Thông Đạt sẽ được nhiều người biết đến và từ đó cơng ty sẽ giải quyết được các mục tiêu đặt ra trước mắt. Với khả năng của một Sinh viên mới qua quá trình thực tập ngắn. Em hy vọng với các biện pháp này dù không nhiều song phần nào là tư liệu cho việc đề ra chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Cạnh tranh là một đề tài còn hết sức mới mẻ. Nhiều khái niệm, lý luận cịn chưa được thơng suốt trong giới chuyên mơn. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa có cơ sở rõ ràng để làm chỗ dựa cho việc phân tích. Do đó q trình hồn thành đề tài em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty CP Thông Đạt, được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cơ chú Phịng tổ chức hành chính, Phịng kế tốn, Phịng kinh doanh và

đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Điền và các thầy cô giáo trong bộ mơn đã giúp em hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản thông đạt (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)