Giai đoạn kết thúc chu kỳ mua hàng thanh toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện chu kỳ kiểm toán quá trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện (Trang 73)

2.1 .TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIETNAM

2.2.1 .Lập kế hoạch Kiểm toán

2.2.3. Giai đoạn kết thúc chu kỳ mua hàng thanh toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc Kiểm toán.Trong giai đoạn này KTV của CPA VIETNAM sẽ thực hiện các bước công việc sau:

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC. - Đánh giá soát xét lại kết quả.

- Hồn thiện hồ sơ Kiểm tốn và lập báo cáo dự thảo. - Phát hành báo cáo Kiểm toán và thư quản lý.

2.2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính.

Đây là một bước cơng việc quan trọng không thể thiếu giúp cho KTV đưa ra ý kiến Kiểm toán và phát hành báo cáo Kiểm tốn. Để thực hiện tốt bước cơng việc này KTV thực hiện các thủ tục được áp dụng tại công ty khách hàng như sau:

- Xem xét lại các báo cáo nội bộ, ghi chú BCTC, các sổ sách và các biên bản sau ngày lập BCTC.

- Phỏng vấn Ban giám đốc, kế toán trưởng về sự thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, tình trạng hiện hành của các khoản mục chưa được giải quyết vào ngày lập BCTC.

Sau khi tiến hành Kiểm tốn tại hai cơng ty khách hàng ABC, KTV khẳng định: “Theo nhận định của BGĐ xét trên các khía cạnh trọng yếu, khơng có sự kiện bất thường nào xảy ra sau ngày khoá sổ kế tốn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của cơng ty cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trên BCTC cho kỳ hoạt động từ 01/01/2015 đến 31/12/2015”.

2.2.3.2. Đánh giá soát xét lại kết quả.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình Kiểm tốn chu kỳ mua hàng - thanh toán, KTV sẽ tập hợp và kiểm tra giấy tờ làm việc trong giai đoạn này và đưa ra kệt luận.

Theo ý kiến của KTV, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu Kiểm tốn trình bày ở phần đầu của chương trình Kiểm tốn đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

 Công ty ABC: Đơn vị chưa đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2015

Đề nghị đơn vị hạch toán bổ sung: Nợ TK 331: 40.000.000

Có TK 413: 40.000.000

Cuối cùng, KTV đưa ra kết luận:

“Theo ý kiến của chúng tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu Kiểm tốn trình bày ở phần đầu chương trình Kiểm tốn đã đạt được: khoản mục mua hàng và khoản phải trả người bán tại ngày kết thúc niên độ sau khi đã được điều chỉnh được phản ánh trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu.”

2.2.3.3. Hồn thiện hồ sơ Kiểm tốn và lập báo cáo dự thảo.

Kết thúc q trình Kiểm tốn, các KTV tiến hành tổng hợp các bằng chứng thu thập được, soát xét tổng hợp lại các giấy tờ làm việc của mình để chuẩn bị lập báo cáo Kiểm toán. Sau khi tiến hành thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng và lập báo cáo tổng hợp kết quả Kiểm toán, KTV lập Báo cáo dự thảo. Báo cáo dự thảo này sẽ được gửi cho khách hàng xem xét để đi đến thống nhất số liệu và các bút toán điều chỉnh.Cuối cùng căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng và kết quả soát xét lần cuối của BGĐ, KTV tiến hành lập Báo cáo Kiểm tốn thích hợp phát hành cho khách hàng. Như vậy trước khi phát hành Báo cáo Kiểm tốn chính thức, hồ sơ Kiểm toán phải trải qua ba lần soát xét chặt chẽ:

- Sốt xét của trưởng nhóm Kiểm tốn đối với giấy tờ làm việc của nhóm KTV.

- Sốt xét của trưởng phịng Kiểm tốn đối với hồ sơ Kiểm tốn và Báo cáo Kiểm toán dự thảo.

- Soát xét lần cuối của BGĐ cơng ty đối với hồ sơ Kiểm tốn và Báo cáo Kiểm toán dự tháo để lập Báo cáo Kiểm tốn chính thức.

2.2.3.4 Phát hành Báo cáo Kiểm tốn và thư quản lý

Sau khi đã được BGĐ thống nhất về Báo cáo Kiểm tốn dự thảo, trưởng nhóm Kiểm tốn sẽ tiến hành lập Báo cáo Kiểm tốn và thư quản lý (nếu có). Báo cáo Kiểm tốn của cơng ty CPA VIETNAM được lập theo đúng mẫu quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ban hành.

Báo cáo Kiểm tốn được lập thành hai bản trong đó một bản gửi cho BGĐ và các cổ đông của công ty, một bản sao lưu lại trong hồ sơ Kiểm toán để làm tài liệu cho các cuộc Kiểm toán sau.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TỐN CHU KỲ MUA HÀNG - THANH TỐN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIETNAM 3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN 3.1.1. Đánh giá về ưu điểm

Quá trình nghiên cứu tìm hiểu về quy trình Kiểm tốn chu kỳ mua hàng - thanh toán do CPA VIETNAM thực hiện, nhận thấy rằng quy trình được thiết kế phù hợp, quá trình thực hiện đem lại kết quả cao, đáng tin cậy với rủi ro Kiểm tốn thấp. Cơng tác quản lý, điều hành cuộc Kiểm toán khoa học, sáng tạo đúng hướng của Ban Giám đốc. Mọi công việc đều được lập kế hoạch cụ thể, chu đáo với sự phân công trách nhiệm rành mạch, sự phân cấp rõ ràng trong kiểm sốt. Nhóm Kiểm tốn được bố trí hợp lý, đội ngũ KTV là những người có kinh nghiệm Kiểm tốn trong các ngành thuộc lĩnh vực hoạt động của khách hàng góp phần tạo hiệu quả cao trong công việc thực hiện Kiểm toán. Thực hiện Kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do những KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện.

3.1.1.1. Giai đoạn tiếp cận và lập kế hoạch Kiểm toán tổng quát

Tiếp cận với khách hàng là bước thực hiện đầu tiên trong quy trình Kiểm tốn BCTC của CPA VIETNAM. Việc thực hiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng sẽ đảm bảo cho việc lập kế hoạch Kiểm toán của CPA VIETNAM đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành cơng của cuộc Kiểm tốn. Do đó CPA VIETNAM thường cử các lãnh đạo cao cấp của mình tham gia vào giai đoạn này như: trưởng phịng, chủ nhiệm Kiểm tốn. Thực tế cho thấy công tác tiếp cận với khách hàng được CPA VIETNAM tiến hành nhanh chóng, khơng gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp do đó việc ký kết hợp đồng được diễn ra một cách nhanh chóng, thủ

tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của pháp luật về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với chuẩn mực Kiểm tốn Việt Nam.

Cơng việc lập kế hoạch Kiểm toán được CPA VIETNAM tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả, tuân thủ theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Trong bước này, KTV đã rất chú trọng thu thập, tìm hiểu các thơng tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với BGĐ khách hàng.

Đối với chu kỳ mua hàng - thanh toán việc lập kế hoạch đã tuân thủ qua các bước:

- Chuẩn bị Kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh tốn.

- Thu thập thơng tin cơ sở về chu kỳ mua hàng - thanh tốn.

- Thu thập thơng tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích đối với chu kỳ mua hàng - thanh toán.

- Đánh giá về trọng yếu và rủi ro trong chu kỳ.

- Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm sốt đối với chu kỳ. - Lập kế hoạch Kiểm tốn tồn diện và lập chương trình Kiểm tốn. Việc lập kế hoạch Kiểm tốn giúp cho KTV phân phối cơng việc một cách hiệu quả với nhau, theo đúng chương trình Kiểm tốn, tạo căn cứ thích hợp cho CPA VIETNAM đưa ra kết luận tránh được những bất đồng với khách hàng.

3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện Kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch đã được lập, các KTV đã thực hiện một cách toàn diện. Mặc dù thời gian thực hiện cho cuộc Kiểm toán là hạn chế nhưng các KTV đã thực hiện một cách linh hoạt các phương pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng một cách đầy đủ. Công việc này luôn đảm bảo 3 bước:

- Thực hiện các thủ tục phân tích.

- Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Trong quá trình thực hiện Kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh toán, các KTV của CPA VIETNAM luôn thực hiện đầy đủ các bước nêu trên. Việc thực hiện đầy đủ các bước cơ bản này là sự đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro Kiểm toán, do đi chệch hướng Kiểm toán hay do vội vàng đưa ra kết luận mà thiếu đi các thủ tục kiểm tra chi tiết cần thiết. Chu kỳ mua hàng - thanh toán là một chu kỳ quan trọng và kết quả Kiểm tốn chu kỳ này có ảnh hưởng đến tồn bộ cuộc Kiểm toán, các bước Kiểm toán nêu trên sẽ giúp cho KTV thu thập các bằng chứng thích hợp, đầy đủ và có hiệu lực làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận sau này.

Trong quá trình Kiểm tốn các KTV của cơng ty CPA VIETNAM đã vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế, cụ thể KTV sắp xếp thực hiện các thủ tục Kiểm toán một cách khoa học, tối thiểu hoá sự kiểm tra chồng chéo. Bên cạnh đó KTV cịn sử dụng triệt để kết quả của các bước kiểm tra trước trong việc thiết kế các thủ tục Kiểm toán tiếp theo.

Các thủ tục phân tích, đánh giá tổng qt cũng ln được các KTV sử dụng trong q trình Kiểm tốn bởi tính hiệu quả của nó. Thực tế đã chứng minh “phân tích” là một biện pháp nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian, cơng sức nhưng bằng chứng thu được lại có tính hiệu lực cao. Việc sử dụng hiệu quả các thủ tục phân tích cũng làm giảm bớt cơng việc kiểm tra chi tiết vốn, tốn ít thời gian và chi phí, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ cơng việc và giảm thiểu chi phí Kiểm tốn.

Chu kỳ mua hàng - thanh tốn có liên quan đến nhiều chu kỳ khác như chu kỳ HTK, VBT, TSCĐ…cho nên khi tiến hành Kiểm tốn cần có sự phối hợp giữa các chu kỳ. Điều này sẽ giúp cho KTV có được sự lập lại trong các thủ tục Kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả cơng việc. Cụ thể trong quy trình Kiểm tốn chu kỳ mua hàng - thanh toán các KTV của

CPA VIETNAM đã liên hệ với kết quả Kiểm toán chu kỳ HTK, VBT, TSCĐ để khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ mua vào cũng như các nghiệp vụ thanh tốn. Thêm vào đó các thủ tục Kiểm tốn đối với chu kỳ mua hàng - thanh tốn ln bám sát các mục tiêu đề ra, điều này sẽ tránh cho việc thực hiện các thủ tục khơng có tính hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Đồng thời khi phát hiện những sai sót, gian lận KTV ln thận trọng xem xét bằng chứng, trao đổi với khách hàng để tìm ra ngun nhân của những sai sót đó. Tất cả những biện pháp nêu trên sẽ giúp cho KTV tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện và xử lý các gian lận, sai sót.

3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc Kiểm tốn

Thơng qua các bằng chứng thu thập được CPA VIETNAM đã phát hành Báo cáo Kiểm toán căn cứ theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Sau khi đưa ra Báo cáo Kiểm toán CPA VIETNAM thường xem xét việc phát hành báo cáo có ảnh hưởng trọng yếu gì khơng. Nếu phát hiện ra các khía cạnh trọng yếu thì CPA VIETNAM xem xét một cách cẩn thận và thông báo lãnh đạo công ty khách hàng. Các công việc này được thực hiện để Báo cáo Kiểm toán được phát hành là đầy đủ và phù hợp với các chuẩn mực Kiểm toán.

Chất lượng Kiểm toán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và là một vấn đề đang được bàn tán sôi động, nhất là khi hiện nay thị trường Kiểm toán độc lập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt của các cơng ty Kiểm tốn trong nước và quốc tế như KPMG, E & Y, Deloitte,…

Với phương châm đặt chất lượng cuộc Kiểm tốn lên hàng đầu do đó trong gia đoạn kết thúc Kiểm toán, CPA VIETNAM ln thực hiện việc sốt xét lại tồn bộ cơng việc Kiểm tốn của các giai đoạn trước đó. Việc sốt xét này trước hết được thực hiện bởi trưởng nhóm Kiểm tốn (chủ nhiệm Kiểm tốn) và sau đó là BGĐ cơng ty trước khi phát hành Báo cáo Kiểm tốn chính thức. Cơng việc này đã giúp cho cơng ty có thể phát hiện ra được các điểm

mạnh cũng như điểm yếu của mình để khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc Kiểm tốn.

Thực tế cơng tác Kiểm tốn tạo CPA VIETNAM cho thấy, cơng ty đã xây dựng được cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc Kiểm toán như yêu cầu của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Cơng việc kiểm sốt chất lượng cuộc Kiểm toán tại CPA VIETNAM thực sự có hiệu quả cao vì có một chương trình Kiểm tốn khoa học và chi tiết. Việc soát xét chất lượng này trải qua các bước rất chặt chẽ:

- Soát xét của một Kiểm toán viên cao cấp hoặc chủ nhiệm Kiểm toán đối với giấy tờ làm việc của nhóm Kiểm tốn.

- Sốt xét của chủ nhiệm Kiểm tốn đối với tồn bộ hồ sơ Kiểm tốn trước khi trình BGĐ sốt xét lần cuối.

- Sốt xét lần cuối của BGĐ đối với hồ sơ Kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo Kiểm tốn chính thức.

Báo cáo Kiểm tốn do CPA VIETNAM phát hành ln tn thủ chuẩn mực Kiểm tốn Việt Nam. Trong đó các kết luận Kiểm tốn được đưa ra độc lập, khách quan, chính xác với thực tế, mang tính xây dựng cao và tạo được sự tin cậy của những người quan tâm.

3.1.2. Đánh giá về những hạn chế

Qua những bài học kinh nghiệm ở trên có thể thấy rằng đây là một quy trình Kiểm tốn tốt mà các cơng ty Kiểm toán khác nên tham khảo và học hỏi. Song bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý ở trên quy trình Kiểm tốn chu kỳ mua hàng - thanh tốn tại CPA VIETNAM vẫn cịn những điểm lưu ý sau:

- Giai đoạn lập kế hoạch Kiểm tốn: Bước cơng việc tìm hiểu về

HTKSNB của khách hàng chưa được kỹ càng. - Giai đoạn thực hiện Kiểm tốn:

+ KTV chưa áp dụng cơng nghệ thơng tin để hỗ trợ cơng việc Kiểm tốn được tốt hơn.

- Giai đoạn kết thúc Kiểm toán: Giấy tờ làm việc và đánh tham chiếu

còn sơ sài, chưa đầy đủ.

3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán:

Trong giai đoạn này, KTV tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng chưa được kỹ càng. Đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát, lựa chọn phương pháp tiếp cận Kiểm toán và thiết kế các thủ tục Kiểm toán. Cụ thể khi mà các KTV thấy rằng HTKSNB khơng có hiệu lực tức là rủi ro kiểm sốt cao thì phương pháp tiếp cận Kiểm tốn sẽ chủ yếu là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Ngược lại khi rủi ro kiểm sốt được đánh giá thấp thì phương pháp Kiểm tốn là áp dụng một số lượng lớn các thủ tục kiểm sốt.

Trong q trình tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt của cơng ty khách hàng, các KTV của CPA VIETNAM thường sử dụng bảng tường thuật và bảng phân tích sốt xét hệ thống KSNB. Bảng tường thuật là một văn bản mô tả về cơ cấu KSNB của khách hàng. Việc sử dụng bảng này đôi khi gây khó khăn cho người đọc trong việc hình dung một cách chi tiết các công đoạn và các thủ tục kiểm sốt sử dụng trong các cơng đoạn đó.

3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện Kiểm tốn.

a) KTV khơng kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện chu kỳ kiểm toán quá trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện (Trang 73)