- Thiết bị nhà bếp: bếp gas âm, bếp gas dương, bếp gas đa năng, bình
2.2.1. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn kinh doanh 1 Tình hình biến động của cơ cấu tài sản.
2.2.1.1. Tình hình biến động của cơ cấu tài sản.
Về cơ cấu tài sản (biểu đồ 02), cơ cấu VKD của công ty tại hai thời
điểm cuối năm và đầu năm, VLĐ đều chiếm tỷ trọng cao (trên 80%). Với các doanh nghiệp sản xuất thì việc duy trì cơ cấu vốn này là chưa được thực sự hợp lý.
Qua bảng 02: Tổng giá trị tài sản của công ty cuối năm 2012 đã tăng so với đầu năm 2011. Nguyên nhân là do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng nhanh, trong đó tài sản ngắn hạn tăng lên nhiều hơn nhưng tỷ trọng tăng của tài sản dài hạn là lớn hơn (51,74%), tài sản ngắn hạn tăng 11,30%
Cụ thể là tổng giá trị tài sản cuối năm 2012 là 301.276.739.047 đồng, tăng so với đầu năm là 44.498.018.936 đồng, với tỷ lệ tăng là 17,33%. Trong đó: tổng tài sản ngắn hạn cuối năm là 243.203.733.176 đồng tăng 24.695.451.425 đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ tăng 11,30% , tổng tài sản dài hạn cuối năm là 58.073.005.871 đồng tăng 19.802.567.511 đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng 51,74%.
Trong năm 2012, tài sản ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 24.695.451.425 đồng. Tài sản ngắn hạn tăng là do tất cả các khoản mục đều tăng nhưng tăng lớn nhất là hàng tồn kho tiếp đến các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác.
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm tăng so với
đầu năm là 1.856.578.299 đồng (đầu năm: 2.478.779.511 đồng, cuối năm: 4.335.357.810 đồng ) với tỷ lệ là 74,90%. Tỷ lệ tăng như vậy là khá cao, tăng do trong năm lượng tiền mặt thu từ hoạt động bán hàng tăng, khách hàng tăng cường trả tiền hàng bằng tiền mặt. Đây cũng là một biểu hiện tốt trong việc thay đổi chính sách bán hàng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đối phó với những biến cố bất ngờ cần sử dụng tiền mặt. Mặt khác, việc dự trữ tiền mặt tăng cũng làm ứ đọng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn. Thay vì việc dữ trữ quá nhiều tiền mặt, doanh nghiệp nên nghiên cứu để đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn hay gửi tiền vào ngân hàng để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.Ngồi ra, để xem xét việc dự trữ tiền mặt lớn là hợp lý hay chưa ta cịn phải xét đến khả năng thanh tốn tức thời ,đến các khoản nợ đến hạn (quá hạn nếu có).
Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là một khoản chiến tỷ trọng cao trong
tổng tài sản ngăn hạn. Đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 47.66%, cuối năm là 45.94% (tuy vậy lượng tuyệt đối vẫn tăng 7,569trđ , tốc độ tăng là 7.27% và tỷ trọng giảm 1.73% so với đầu năm). Các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do giảm đáng kể các khoản phải thu khác và khoản trả trước cho người bán. Các khoản phải thu khác giảm 5.,631trđ tương ứng tỉ lệ 9.92% so với đầu năm; các khoản phải trả trước cho người bán giảm 1,389trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 4.39% so với đầu năm. Chỉ tiêu trả trước cho người bán của doanh nghiệp giảm do năm nay công ty giảm lượng cung đầu vào do giá nguyên liệu tăng cao.
Bên cạnh đó, khoản phải thu của khách hàng cũng có những biến động đáng kể. Đến cuối năm, phải thu khách hàng đã đạt tới 35,189trđ so với đầu năm là 19,489trđ ( tương ứng với việc tăng lên 80.6%) Tỉ trọng nợ phải thu khách hàng tăng lên từ 18.71% vào đầu năm cho tới 31.51% vào cuối năm. Điều đó cho thấy rõ trong năm cơng ty đã thực hiện những chính sách tín dụng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, điều này là phù hợp trong hoàn cảnh áp lực cạnh tranh tăng lên. Vấn đề thu hồi nợ đến hạn cũng cần được xem xét tránh tình trạng mất vốn trong khâu này.
Hàng tồn kho trong năm tăng 13.826.633.873 đồng tương ứng với tỷ lệ
14,01% vì thế làm cho tỷ trọng của khoản mục này tăng từ 45,17% lên 46,27% làm cho khoản mục này vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn lưu động (năm trước là khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn). Hàng tồn kho tăng kết hợp với Báo cáo sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu năm 2012 cũng tăng so với năm 2011, như vậy có thể thấy hàng tồn kho tăng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất gia tăng là điều hoàn toàn hợp lý. Hàng tồn kho dự trữ với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp được doanh nghiệp giảm đươc các chi phí lưu kho,
bảo quản, giảm lượng vốn ứ động, đồng thời cũng phải kịp thời đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thu.
Về tài sản ngắn hạn khác cuối năm tăng 1.442.782.364 tương ứng với tỷ
lệ tăng 10,95% làm cho tỷ trọng khoản mục này trong vốn lưu động chiếm 6,01%.
Về tài sản dài hạn cuối năm đã tăng so với đầu năm là 19.802.567.511
đồng (đầu năm: 38.270.438.360 đồng, cuối năm: 58.073.005.871 đồng ) với tỷ lệ tăng là 51,74%. Do tỷ lệ tăng của tài sản dài hạn lớn hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn nên tỷ trọng của nó trong tổng vốn kinh doanh tăng từ 14,90% lên 19,28%. Nguyên nhân là do tài TSCĐ và tài sản dài hạn khác tăng lên trong khi đầu tư tài chính giảm nhưng khơng đáng kể.
TSCĐ tăng mạnh từ 31.312.185.328 đồng lên tới 50.130.225.973 đồng
với tỷ tăng 60,10% làm cho tỷ trọng của nó trong tổng tài sản dài hạn tăng từ 81,82% lên 86,32%. Việc tăng lên của tài sản cố định này là do trong năm doanh nghiệp chú trọng đến việc thay đổi và nâng cấp nhưng trang thiết bị hiện đại. Công ty cũng đầu tư ra bên ngồi như đầu tư vào cơng ty con, cơng ty liên kết…
2.2.1.2.Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh.
Sự biến động của nguồn vốn kinh doanh trong năm 2012 của cơng ty được tóm tắt qua Biểu đồ 03: Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy doanh nghiệp vay nợ rất nhiều, tỉ trọng nợ phải trả đầu năm lẫn cuối năm đều trên 90%. Về cuối năm doanh nghiệp tiếp tục gia tăng vay nợ. Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất và kinh doanh trong ngành gia dụng, tỉ trọng này là quá cao. Vậy, doanh nghiệp vay nợ nhiều như thế, và tích cực gia tăng các khoản nợ như thế để làm gì? Nó có tác động như thế nào tới tình hình tài chính của doanh nghiệp? Chúng ta cùng xem xét Bảng 3: Nguồn vốn kinh doanh cuối năm 2012 đã tăng so với đầu năm hơn 50 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ là 17,33%. Nguyên nhân chính là do nợ phải trả tăng 46.115.402.351 đồng và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng với số tiền là 4.108.267.751 đồng do vậy làm cho tổng nguồn vốn tăng lên đáng kể.
Trong năm 2012, nợ phải trả tăng thêm 46,115trđ (tương ứng tăng 19.12%) trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của cơng ty có xu hướng giảm. Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm giảm 1,617trđ ( tương ứng tỉ lệ giảm 10.37%) . Qua đây, ta thấy doanh nghiệp đang chú trọng vào việc huy động nợ để mở rộng quy mô kinh doanh. Tỷ trọng nợ phải trả của doanh nghiệp luôn lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều, tỉ trọng nợ tăng về cuối năm thể hiện mức độ tự chủ tài chính khá thấp. So với tổng nguồn vốn kinh doanh, tỉ trọng VCSH đã là rất thấp, tuy nhiên năm nay doanh nghiệp vẫn tiếp tục huy động vốn bằng việc vẫn duy trì mức nợ phải trả cao, tận dụng các nguồn tài trợ khác làm địn bẩy tài chính. Vay nợ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên nó cũng gia tăng rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Nếu ta so sánh giữa tỷ suất sinh lời của tài sản là 11,04% với lãi suất vay ngân hàng tại thời điểm năm 2012 trên 12% là thấp hơn. Điều này có thể thấy việc tăng cường sử dụng nguốn vay cho doanh nghiệp là chưa được hoàn toàn hợp lý. Ta đi sâu vào phân tích:
Nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu năm là 46.115.402.351 đồng với tỷ
lệ tăng 19,12% (đầu năm: 241 tỷ đồng, cuối năm : 287 tỷ đồng) làm cho tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn có tăng lên. Nợ phải trả có sự biến động là do trong năm, doanh nghiệp đã ra sức huy động thêm nguồn nợ vay.
Nợ ngắn hạn tăng là do các khoản Vay ngắn hạn tăng với số lượng lớn nhất (78.619.184.030 đồng), tiếp đến là khoản Phải trả người bán (30.120.882.657 đồng), đến Người mua trả tiền trước (14.889.763.128 đồng). Cuối cùng là Thuế và các khoản phải nộp nhà nước và Dự phòng phải trả ngắn hạn cũng tăng nhưng ở mức khơng đáng kể. Bên cạnh đó Chi phí phải
trả giảm mạnh (88.897.515.681 đồng) với tỷ lệ giảm 59,37%, khoản phải trả người bán cũng giảm nhưng cũng không đáng kể.
Khoản mục Vay ngắn hạn tăng 78.619.184.030 đồng với tỷ lệ 158,49%
làm cho tỷ trọng của nó trong Nợ ngắn hạn tăng từ 22,54% lên 49,53%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang đi vay nợ khá nhiều làm tăng chi phí sử dụng vốn, điều đó cũng làm uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Khoản mục phải trả người bán tăng tăng 30.120.882.657 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng rất cao là 223,56% làm cho tỷ trọng của nó trong Nợ ngắn hạn tăng từ 6,12% lên tới 16,84%. Nếu xem xét với các khoản phải thu của khách hàng ta thấy khoản phải thu của khách hàng tăng với tỷ lệ 80,60%, con số này phản ánh trong năm doanh nghiệp tận dụng được tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Song điều này cho thấy trong năm doanh nghiệp đã chưa chú trọng đến cơng tác thanh tốn tiền hàng với người bán, sẽ không tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp với khách hàng từ đó khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn đầu vào cho sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách tín dụng của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn giữ được uy tín với nhà cung cấp và tăng sức hấp dẫn của sản phẩm công ty đối với khách hàng.
Khoản người mua trả tiền trước cuối năm tăng 14.889.763.128 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng lên rất cao 1291,53% . Điều nay là do trong năm công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách hàng. Làm cho tỷ trọng của khoản này trong Nợ ngắn hạn tăng từ 0,52% lên 6,20%, tuy khoản này chiếm không đáng kể trong tổng nợ ngắn hạn nhưng đây cũng là nguồn khích lệ cho cơng ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 2.168.379.791 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 884,96%, tuy DN khơng phải đóng thuế TNDN nhưng do trong năm cơng ty đã làm ăn khơng có lãi nên việc thanh tốn các khoản nợ ngân
sách là khó khăn. Nhằm giảm bớt áp lực về nghiệp vụ thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và tránh được các vi phạm trong các quy định của Luật thuế hiện hành thì cơng ty nên cân nhắc đến khoản này.
Khoản phải trả người lao động cuối năm so với đầu năm giảm 1.918.730.091 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 76,69%. Đây là nguồn vốn có thể chiếm dụng được của doanh nghiệp tuy nhiên nó chiếm tỷ lệ khơng đáng kể trong tổng nợ ngắn hạn (đầu và cuối năm tỷ trọng đều xấp xỉ 1% và <1%). Khoản phải trả nội bộ cuối năm giảm 88.897.515.681 đồng ứng với tỷ lệ 59,37%. Mức giảm như vậy là khá lớn và đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao nhất trong tổng nợ ngắn hạn. Mức giảm này cũng làm thay đổi đáng kể tỷ trọng của nó trong tổng nợ ngắn hạn (đầu năm là 68,03% đến cuối năm là 23,50%). Cho thấy trong năm công ty đã mất đi khoản chiếm dụng khá lớn từ các công ty thành viên trong tập đoàn, tuy nhiên việc giảm các khoản nợ cũng làm giảm sức ép về thanh tốn cho cơng ty trong tương lai.
Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác cuối năm tăng 3.882.445.270 đồng ứng với tỷ lệ tăng rất cao 113,41%, làm cho tỷ trọng của nó trong tổng nợ ngắn hạn cũng tăng lên góp phần làm tăng hệ số nợ của công ty.
Về nợ dài hạn: Cuối năm tăng so với đầu năm là 7.310.983.247 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 34,65%, trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn (chiếm tỷ trọng trong nợ dài hạn xấp xỉ ở mức 90%). Chi phí sử dụng các khoản nợ dài hạn ln cao hơn nợ ngắn hạn nên có thê cơng ty có chính sách tập trung huy động các nguồn vốn vay ngắn hạn để giảm chi phí tài trợ, tuy nhiên sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn sẽ chịu sức ép thanh toán hơn so với sử dụng vốn vay dài hạn.
Nếu xét về cơ cấu, cả cuối năm và đầu năm vay ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng nợ phải trả đầu năm và cuối năm đều khá cao và có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm. Cơng ty cần thường xuyên theo dõi các
khoản cơng nợ để thanh tốn kịp thời khi đến hạn. Mặt khác, công ty cần các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hơn để giảm áp lực cho nguồn vốn tài trợ.
Vốn chủ sở hữu tăng 4.108.267.751 đồng với tỷ lệ 20,91% làm cho tỷ
trọng của nó trong tổng nguồn vốn tăng từ 7,53% lên 7,64% như vậy khả năng tự chủ về tài chính cũng được bớt đi phần nào song tỷ lệ này vẫn còn rất thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong tổng vốn chủ thì chỉ có bản thân vốn chủ sở hữu, khơng có nguồn kinh phí và quỹ khác. Trong năm 2012 khoản mục vốn đầu tư chủ sở hữu không tăng. Nguyên nhân là do trong năm 2012 chủ đầu tư làm ăn khơng có lãi.
Nói tóm lại, trong năm doanh nghiệp không tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu, chưa giảm được các khoản nợ phải trả, trong khi lãi suất ngân hàng năm 2012 vẫn ở mức cao là điều chưa hợp lý.
Để đánh giá chính xác khả năng tự chủ tài chính của cơng ty, ta đi sâu phân tích chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2010, 2011 và 2012 thông qua Bảng 4:
Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu
phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Về phương diện lý thuyết, hệ số nợ càng cao thì mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn.
Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng ta thấy: hệ số nợ của cơng ty là cao và có xu hướng cịn tăng thêm, vào thời điểm cuối năm 2010 là 0,89, đến cuối năm 2011 tăng lên 0,94 và đến cuối năm 2012 tăng lên 0,95. Điều này chứng tỏ cơng ty thực hiện chính sách tăng cường sử dụng vốn vay, ngày càng tăng nợ. Việc hệ số nợ cao này làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn từ bên
ngồi vì với hệ số nợ lớn như vậy không đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng trả nợ vững chắc mà làm cho doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, rủi ro tài chính. Nhưng mặt khác, việc sử dụng vốn chủ vay lớn sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi mà tỷ suất sinh lời của tài sản lớn hơn lãi vay, tức là doanh nghiệp sử dụng được thế mạnh của địn bẩy tài chính. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, lãi vay sẽ được trừ trong thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, làm tăng phần lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu. Vì vậy doanh nghiệp nên tăng cường sử dụng nợ vay (kết hợp với nâng cao tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ROAe) ở mức độ hợp lý so với các doanh nghiệp trong cùng ngành, để vừa đảm bảo an tồn về mặt tài chính và tăng được lợi ích chủ sở hữu.
Trên đây là những nhìn nhận chung về VKD của cơng ty cổ phần Goldsun Việt Nam nhưng chưa thể đưa ra kết luận được VKD có được sử dụng hợp lý và hiệu quả hay khơng. Để có kết luận chính xác về cơng tác quản lý sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả VKD của công ty, ta phải đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình hình quản lý sử dụng của từng loại vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp.