Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần goldsun việt nam (Trang 54 - 69)

- Thiết bị nhà bếp: bếp gas âm, bếp gas dương, bếp gas đa năng, bình

2.2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động có vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, đặc biệt nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD của công ty. Kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức tiết kiệm và có hiệu quả:

Qua bảng 05: Tại thời điểm cuối năm 2012, vốn lưu động của công ty là

243,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80,72% trong tổng vốn kinh doanh và tăng 24,7 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 11,30% so với đầu năm. Trong đó các khoản phải thu

ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm phần lớn tỷ trọng trong VLĐ. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất với 46,27% ứng với số tiền 112,5 tỷ đồng tiếp đến Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 45,94% ứng với số tiền 111,7 tỷ đồng, Tài sản ngắn hạn khác chiếm 6,01% ứng với số tiền 14,6 tỷ đồng và cuối cùng là Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 1,78%. Năm 2012 doanh nghiệp không tồn tại khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của cơng ty ta phải xem xét cụ thể tình hình biến động của từng bộ phận trong vốn lưu động.

Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty nào cũng cần dự trự một lượng vốn tiền tệ nhất định để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh tốn các khoản chi phí cần thiết khác, đồng thời nó cịn là khoản dự phịng nhằm ứng phó với những nhu cầu vơn bất thường chưa dự đốn được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Ngồi ra nó cịn làm tăng khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp.

Cuối năm 2011, vốn bằng tiền của công ty là 4.335 triệu đồng chiếm tỷ 1,78% trong tổng vốn lưu động, tăng 1.856 triệu đồng so với đầu năm và tăng với tỷ lệ 74,90% làm cho tỷ trọng của khoản mục này tăng từ 1,13% lên 1,78%.Đây là thời điểm cuối năm, công ty thực hiện thu hồi tiền hàng nên vốn bằng tiền tăng. Mặt khác các khoản thuế thường nộp theo quý, thanh tốn khách hàng chậm do chính sách của nhà cung cấp nên vốn bằng tiền tăng là điều dễ hiểu.Mặc dù tiền mặt có tính lỏng cao nhất, dễ dàng đối phó với những bất thường xảy ra hay chớp được thời cơ kinh doanh nhưng việc dự trữ lượng tiền mặt lớn làm cho vốn bị ứ đọng, giảm tốc độ luân chuyển vốn, giảm

hiệu quả sử dụng vốn. Vì thế, thay vì dự trữ lượng tiền mặt lớn thì cơng ty nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc tham gia đầu tư tài chính có tính thanh khoản cao. Khi đó, cơng ty vừa đảm bảo được khả năng ứng phó khi cần thiết, vừa thu được những khoản tiền lãi từ việc gửi tiền vào ngân hàng và đầu tư tài chính để đem lại mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cịn lượng tiền cơng ty xác định dự trữ trong năm 2012 đã được xem là hợp lý và an tồn hay chưa ta đi phân tích về khả năng thanh tốn của cơng ty. Số liệu được thể hiện trong bảng 06

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số thanh toán hiện thời và thanh tốn nhanh của cơng ty đều giảm vào thời điểm cuối năm 2012.

- Khả năng thanh toán hiện thời ở cả hai thời điểm cuối năm và đầu năm

đều xấp xỉ và gần bằng 1 và giảm 0,05 lần vào cuối năm. Điều này thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là chấp nhận được nhưng hệ số này giảm xuống vào cuối năm cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là dần dần mất an toàn và ổn định. Về mặt lý thuyết, khi hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, khi đó bộ phận tài sản này sẽ không vận động, không sinh lời, làm ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên doanh nghiệp cần so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất để xây dựng hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở mức độ hợp lý để vừa đảm tình hình tài chính lành mạnh vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

- Khả năng thanh toán nhanh giảm 0,04 lần từ 0,54 lần vào đầu năm

xuống 0,50 lần vào cuối năm 2012. Các TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền mà trong TSLĐ gồm vật tư hàng hóa tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền nên hệ số khả năng thanh

toán nhanh của doanh nghiệp là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn khơng tính đến việc bán vật tư hàng hóa. Do giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn nên có sự chênh lệch nhiều giữa hệ số khả năng thanh toán nhanh so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

- Hệ số khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty rất thấp (bé hơn 1) và

tăng một chút về cuối năm. Do tỷ trọng khoản mục tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp là thấp (1,78%) nên hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp. Điều này cho thấy việc chấp hành kỉ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ là thấp. Tuy nhiên do các khoản nợ thường khơng địi hỏi phải thanh toán ngay nên hệ số này thấp cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2012 đạt 0,95 tăng so với năm

2011 khá cao do năm 2012 EBIT tăng mặc dù chi phí lãi vay cũng tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy doanh nghiệp dần đảm bảo được khả năng thanh tốn chi phí vốn bằng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.

Tình hình quản lý các khoản phải thu

Qua bảng 7: thì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ

của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm cuối năm 2012 là 111,7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 45,94%) tăng 7.569 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,27% so với đầu năm. Các khoản phải thu tăng là do khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh (tăng 15.708 triệu đồng) ứng với tỷ lệ 80,60%. Các khoản còn lại đều giảm.

Khoản trả trước cho người bán giảm nhẹ 1.389 triệu đồng với tỷ lệ giảm 4,79%. Việc trả trước cho người bán làm cho một lượng vốn của doanh nghiệp đã bị chiếm dụng. Khi bị chiếm dụng vốn làm cho vốn của công ty bị ứ đọng, giảm tốc độ luân chuyển vốn.Trả trước cho người bán giảm vào cuối năm chứng tỏ về cuối năm công ty lên kế hoạch giảm dự trữ hàng hóa cho năm sau. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lựa chọn nhà cung cấp có chính sách bán hàng có lợi cho doanh nghiệp mặt khác doanh nghiệp cần nâng cao uy tín của mình với nhà cung cấp để giảm tối thiểu số tiền trả trước cho người bán.

Phải thu nội bộ cũng giảm nhẹ về cuối năm (giảm 5.631 triệu đồng với tỷ lệ 9,92%) làm cho tỷ trọng của nó trong các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 54,52% xuống 45,79%. Nguyên nhân là do về cuối năm công ty thực hiện chi trả hộ trong nội bộ doanh nghiệp như BHYT, BHXH, bán hàng nội bộ đã thu tiền,… Đây là những khoản khơng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn làm ứ đọng vốn. Mặc dù khoản mục này giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nó cũng góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì thế doanh nghiệp cần giảm đến mức tối đa có thể được để tránh vốn bị chiếm dụng.

Phải thu khách hàng tăng 15.708 triệu đồng ứng với tỷ lệ 80,60% làm

cho tỷ trọng của phải thu khách hàng tăng 12,8%. Khoản mục này tăng là do trong năm cơng ty đã thực hiện những chính sách tín dụng thương mại nhằm

thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, điều này là phù hợp trong hoàn cảnh áp lực cạnh tranh tăng lên. Vấn đề thu hồi nợ đến hạn cũng cần được xem xét tránh tình trạng mất vốn trong khâu này. Do vậy để giảm lượng vốn bị chiếm dụng này doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng trong thanh tốn để khuyến khích hàng trả tiền ngay như chiết khấu thanh tốn. Cũng cần xem có khoản nợ nào quá hạn không và điều tra kỹ khách hàng trước khi bán chịu để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Qua bảng 8 phân tích ta thấy số vịng quay các khoản phải thu năm 2012

đã giảm so với năm 2011 từ 5,21 vòng xuống 4,84 vòng làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng 5,26 ngày. Việc giảm xuống của vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền tăng lên là do trong năm 2012 số dư bình quân các khoản phải thu và doanh thu bán hàng đều tăng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã nỗ lực trong việc đẩy mạnh tiêu thụ, nhưng lại quản lý chưa tốt các khoản phải thu, chưa hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng, giảm tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt góp phần giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên chưa tạo được điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Trên đây là những phân tích về tình hình các khoản phải thu, là các khoản mà công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn nhưng công ty cũng là người đi mua hàng nên có thể được chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Để thấy rõ hơn về thực trạng vốn của công ty bị chiếm dụng như thế nào ta đi xem xét và so sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của cơng ty.

Tình hình nợ phải thu, nợ phải trả của công ty

Qua bảng 9 ta thấy ở cả đầu năm và cuối năm công ty đều chiếm dụng vốn được nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Ở đầu năm 2012 số vốn công ty đi chiếm dụng được là 258,8 tỷ đồng trong khi số vốn bị chiếm dụng là 111,7 tỷ đồng (gấp gần 2,3 lần số vốn bị chiếm dụng) chứng tỏ tại thời điểm đầu năm công ty đã đi chiếm dụng nhiều vốn hơn là bị chiếm dụng số tiền là 147,1 tỷ đồng. Đến thời điểm cuối năm số vốn công ty đi chiếm dụng được tăng 38.804 triệu đồng mà số vốn bị chiếm dụng lại tăng 7.569 triệu đồng làm cho số vốn đi chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 147.162 triệu đồng. Như vậy, đầu năm cơng ty chiếm dụng được 1 đồng thì lại bị chiếm dụng 0,473 đồng; và cuối năm tương ứng là 1 đồng và 0,432 đồng. Tỷ lệ này rất có lợi cho cơng ty, bởi vì khơng phải đi vay với chi phí sử dụng vốn cao mà hiển nhiên được sử dụng vốn mà không phải mất bất kỳ loại phí nào. Mặt khác với các tỷ lệ phải thu trên tổng giá trị tài sản và phải thu trên tài sản ngắn hạn thường ở mức dưới 0,5( 0,371 và 0,459). Nhưng việc tăng mạnh các khoản phải trả người bán làm uy tín của cơng ty đối với nhà cung cấp giảm vì cơng ty đã khơng cố gắng thanh tốn các khoản nợ, gây ra tình trạng nợ nần dây dưa, dẫn đến mất khả năng thanh tốn sẽ tạo khó khăn trong việc mua hàng hóa sau này.

Vốn chiếm dụng lớn là một lợi thế trong công tác quản lý và sử dụng vốn bởi khi đó doanh nghiệp sẽ khơng phải trả hoặc phải trả lãi nhưng thấp hơn so với lãi suất ngân hàng mà vẫn có vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Vì thế doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế này của nguồn vốn đi chiếm dụng. Nhưng đi đôi với việc đi chiếm dụng, doanh nghiệp cũng bị khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng vốn, đổi lại đó là số lượng tiêu thụ tăng và thuận lợi trong việc mua hàng khi giá cả biến động. Do đó doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng hợp lý để vừa làm tăng tiêu thụ vừa không để bị chiếm dụng

quá nhiều vốn vì nếu thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng và phải trả lãi suất cao. Khi đó, tiền lãi phải trả ngân hàng có thể sẽ lớn hơn phần lợi nhuận mà cơng ty thu được từ việc bán hàng đó. Và cơng ty cũng cần cân nhắc đối tượng khách hàng nào thì có thể cho mua chịu, đối tượng nào thì khơng để tránh tình trạng khơng thu hồi được vốn và chọn nhà cung cấp có những chính sách tín dụng ưu đãi.

Tóm lại, cơng ty cần có chính sách hợp lý trong việc quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.

Tình hình quản lý hàng tồn kho

Để biết được cơng ty có sử dụng hiệu quả vốn tồn kho dự trữ hay không ta cần đi phân tích mối quan hệ giữa HTK với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu số vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK:

Ta có Bảng 10: Căn cứ vào bảng ta thấy vòng quay HTK năm 2012 là 3,96 vòng giảm so với năm 2011 là 0,51 vòng và làm tăng lên số ngày một vòng quay HTK lên 10 ngày. Nguyên nhân là do số lượng hàng bán ra vào năm 2012 tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng theo và lượng HTK bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của HTK bình quân lớn hơn. Đây là khuyết điểm tồn tại của công ty trong việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển HTK, làm tăng thời gian dự trữ hàng tồn kho. Khi đó tốc độ luân chuyển VLĐ cũng giảm theo làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Vì vậy, cơng ty nên tiến hành các biện pháp để thúc đẩy bán hàng, nhằm thu hồi vốn nhanh hơn, tăng vòng quay HTK.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phải thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta cần xem xét một số chỉ tiêu ở bảng 11.

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy :

- Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2012 chậm hơn năm 2011 thể hiện qua

số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ:

+ Số vòng luân chuyển VLĐ: so với năm 2011, đến năm 2012 số vòng quay đã giảm từ 2,43 vòng xuống 2,21 vòng với tỷ lệ giảm 9,2%. Nguyên nhân là trong năm 2011 doanh thu thuần và vốn lưu động dều tăng so với năm 2011 nhưng doanh thu thuần tăng với tỷ lệ thấp hơn (tỷ lệ tăng doanh thu thuần 15,53%, của vốn lưu động là 27,23%). Mặc dù giảm nhưng cơng ty cần có biện pháp giảm lượng VLĐ ở mức tối thiểu cần thiết làm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

+ Kỳ luân chuyển VLĐ: Cùng với việc giảm số vòng quay VLĐ sẽ kéo theo kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên. Cụ thể là kỳ luân chuyển VLĐ năm 2011 là 148 ngày đến năm 2011 tăng lên 163 ngày với tỷ lệ tăng là 10,13%.

- Mức tiết kiệm VLĐ =

230.856.007.464

360 ( 163 – 148 ) = 9.619.000.308đồng đồng

Do tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, hiệu quả sử dụng VLĐ giảm xuống nên trong năm cơng ty đã bị lãng phí một lượng VLĐ 9.619.000.308 đồng. Lượng VLĐ bị lãng phí làm chi phí sử dụng vốn tăng, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đây là điểm doanh nghiệp cần khắc phục trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động

- Hàm lượng VLĐ: năm 2012 so với 2011 hàm lượng VLĐ tăng từ 0,41 lên

0,45 với tỷ lệ 10,13%. Điều đó có nghĩa là trong năm 2012 để tạo ra một đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần goldsun việt nam (Trang 54 - 69)