Ngày nhận mẫu MSBM Mật độ quang Vmẫu (mL) F CNO2- (ppm) Hàm lượng N (ppm) Đánh giá 10/07/2015 2824-9 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt 2825-9 0,102 40 1,25 0,131 0,04 Đạt 24/07/2015 2975 0,128 40 1,25 0,164 0,05 Đạt 2993 0,076 40 1,25 0,099 0,03 Đạt 29/07/2015 3001-1 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt 3001-2 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt
Nhận xét: Theo QCVN 01 – 39 : 2011/ BNNPTNT và QCVN 01 : 2009/ BYT
quy định hàm lượng nitrit tối đa có mặt trong nước là 3 mg/L. Các mẫu trên đều đạt tiêu chuẩn.
3.5. Xác định hàm lượng nitrat [14] [16] 3.5.1. Ý nghĩa môi trường
Các hợp chất nitrat trong nước là kết quả của q trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc phát sinh từ các hoạt động của con người:
Hợp chất hữu cơ ⇌ NH3 ⇌ NH4+⇌ NO2-⇌ NO3-⇌ N2
Nitrat là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.
Sự có mặt của nitrat trong nước cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn từ sử dụng phân bón trong nơng nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật, chất thải công nghiệp hoặc từ ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm. Ngồi ra, hàm lượng nitrat trong nước cao cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn bởi một số chất ô nhiễm khác như vi khuẩn hoặc thuốc trừ sau, những chất ơ nhiễm này có thể thâm nhập nguồn nước và hệ thống phân phối nước giống như nitrat và nitrit. Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-.
Nguồn gây ơ nhiễm nitrat
Nguồn gốc tự nhiên
Do cấu tạo địa chất và lịch sử hình thành địa tầng: các hiện tượng xói mịn, xâm thực, hiện tượng sét trong tự nhiên,… xảy ra giải phóng các hợp chất của
nitơ dẫn tới các q trình nitrat hóa. Tuy nhiên, trong mơi trường tự nhiên, các hợp chất này có khả năng được đồng hóa và đưa về trạng thái cân bằng.
Nguồn gốc nhân tạo
- Sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất, thực vật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước hoặc do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ càng làm đẩy nhanh quá trình nhiễm nitrat trong nước;
- Quá trình khoan khai thác nước diễn ra phổ biến cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do lượng nước bị khai thác lớn mà lượng nước mới chưa kịp bổ sung dẫn tới quá trình xâm thực được đẩy mạnh, nước ngầm được bổ sung bằng việc thấm từ nguồn nước mặt xuống. Do các hoạt động của nguồn trên đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ các chất nitơ trong nước bề mặt. Các chất này theo nước mặt thấm xuyên từ trên xuống hoặc thấm qua sườn các con sông, xâm nhập vào nước ngầm dẫn tới tình trạng tăng nồng độ hợp chất nitơ.
Ảnh hưởng của nitrat
Thực ra NO3- không độc nhưng khi vào cơ thể nitrat được chuyển hóa thành nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion này còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con người. Do vậy, khi ăn uống nước có chứa nitrit thì cơ thể sẽ hấp thu nitrit. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (MetHb) khơng có khả năng vận chuyển O2 và thán khí giống như hemoglobin.
Hàm lượng cho phép đối với nitrat
Hàm lượng nitrat cho phép trong nước không được vượt quá 50 ppm.
3.5.2. Phương pháp xác định
Sử dụng phương pháp quang phổ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6180:1996 để xác định hàm lượng nitrat có trong mẫu nước.
3.5.3. Yếu tố cản trở
Khoảng nồng độ của các chất thường gặp trong các mẫu nước đã được kiểm tra về khả năng gây nhiễu đối với phương pháp này. Các chất gây nhiễu tiềm tàng là clorua, octophotphat, magie và mangan (II).