1.2.7. Nội quy Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị
1.2.6.1. Nội quy cơ quan
- Tất cả các CBCC – NLĐ đến cơ quan làm việc phải đúng giờ: Sáng: 7h30–11h30
Chiều: 13h00 – 17h00
- Khi ra vào cơ quan phải xuống xe tắt máy, dẫn bộ, để xe đúng nơi quy định. - CBCC – NLĐ đến cơ quan làm việc phải mặc trang phục theo quy định, mang
phù hiệu và thẻ cơng chức.
- Phải có trách nhiệm: Giữ im lặng, trật tự trong giờ làm việc. Giữ vệ sinh nơi làm việc, phải bảo quản máy móc, thiết bị, tài sản nơi mình quản lý sử dụng. Nêu cao cảnh giác, giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh chính trị, an tồn cơ quan, phịng cháy chữa cháy.
- CBCC – NLĐ trong giờ làm việc nếu đi cơng tác bên ngồi phải có sự phân cơng của lãnh đạo phụ trách.
- CBCC – NLĐ khi tiếp khách, tiếp dân phải ân cần, nhã nhặn lịch sự, hướng dẫn cụ thể nơi khách cần liên hệ.
- Khách đến liên hệ cơng tác u cầu xuất trình giấy tờ cần thiết và theo sự hướng dẫn của bảo vệ.
1.2.6.2. Nội quy phòng thí nghiệm
- Thực hiện nghiêm nội quy cơ quan.
- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo vệ cá nhân mà đơn vị đã trang bị. Không mặc áo blouse ra khỏi cơ quan, không mang giầy, dép từ bên ngồi vào phịng thí nghiệm.
- Hóa chất phải được dán nhãn, ghi tên đầy đủ. Trước khi sử dụng phải kiểm tra nhãn hóa chất cẩn thận. Nắm vững bản dữ liệu an tồn hóa chất. Hóa chất, mơi trường qua sử dụng phải được xử lý đúng quy định.
- Khi thực hiện các thử nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, thường quy kĩ thuật đã được Ban lãnh đạo thơng qua.
- Trước khi sử dụng các máy móc, thiết bị xét nghiệm và các thiết bị dụng cụ khác phải đọc kĩ thao tác vận hành và nguyên tắc an toàn về sử dụng điện.
- Khi gặp sự cố, phải báo ngay cho người trách nhiệm biết, đồng thời ngừng cấp hệ thống và thiết bị cần thiết. Phải báo cáo cho người phụ trách biết để khắc phục. - Các vật dụng, thiết bị phải được để ngăn nắp, gọn gàng dễ thao tác. Sau khi hồn
tất cơng việc, phịng thí nghiệm phải được làm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. - Không ăn uống, tránh sự đi lại, giữ im lặng trong phịng thí nghiệm.
- Trước khi rời khỏi phịng thí nghiệm phải kiểm tra điện, nước, gas và các thiết bị đang sử dụng.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1 2
2.1. Tổng quan về nước [1]
Nước tồn tại trong tự nhiên dưới ba trạng thái: rắn, lỏng và khí, ba thể này khơng ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Khối lượng khoảng 1,4.1012 tấn. Lượng nước tự nhiên trên Trái Đất có 97% là nước mặn phân bố ở biển, 3% cịn lại phân bố ở sơng, suối, ao, hồ, đầm lầy, băng tuyết, nước ngầm, nước mưa, hơi nước trong thổ nhưỡng và khí quyển,…
Có thể phân chia tài nguyên nước thành các loại sau: - Nước ngọt bề mặt (sông, hồ, ao, suối);
- Nước mặn, lợ (biển và ven biển); - Nước ngầm;
- Nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp.
Vịng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển. Nước Trái Đất ln vận động chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, rồi thể rắn và ngược lại. Nó khơng có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Hình 2.1. Chu trình tuần hồn nước trên Trái đất
Nước ngọt bề mặt
Các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa rơi xuống ao, hồ, sông, suối và các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt bề mặt là nước trong sông, hồ vùng đất ngập nước. Nước ngọt bề mặt được bổ sung từ nước mưa (được thu hồi bởi các lưu vực) và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với khơng khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hồ tan, đặc biệt là oxy;
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao, đầm, hồ chứa ít chất rắn lơ lửng chủ yếu ở dạng keo);
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao; - Có sự hiện diện của nhiều loại tảo; - Chứa nhiều vi sinh vật.
Nước mặn, lợ
Nước được giữ chủ yếu trong các đại dương (nước mặn) trong thời gian dài hơn là ln chuyển theo vịng tuần hồn nước. Có 1.338.000.000 km3 nước trữ trong đại
dương (97%), cung cấp 90% lượng nước bốc hơi vào trong vịng tuần hồn nước. Đặc điểm của nước biển:
- Độ mặn trung bình của đại dương khoảng 35 o/oo; - Nước biển giàu các ion hơn nước ngọt;
- Bicacbonat trong trong nước biển nhiều hơn nước sông 2,8 lần; - Tỉ trọng nước biển khoảng 1,020 – 1,030;
- Chứa nhiều phiêu sinh động - thực vật, giàu ion.
Nước ngầm
Nước ngầm còn gọi là nước dưới đất là nước ngọt chứa trong các lỗ rỗng của đất, đá hoặc trong các tầng ngậm nước. Có 3 loại là nước ngầm nơng, sâu và nước ngầm chôn vùi.
Đặc trưng chung của nước ngầm là: - Độ đục thấp;
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định; - Khơng có oxi, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2;
- Chất khống hịa tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, florua; - Khơng có sự hiện diện của vi sinh vật.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biển mặn/ngọt. Ở Việt Nam, khai thác nước ngầm dùng trong sinh hoạt khá phổ biến với hình thức là giếng đào, giếng khoan…
Nước tự nhiên là nước được hình thành cả số lượng và chất lượng dưới sự ảnh hưởng của quá trình tự nhiên, khơng có tác động của nhân sinh. Do tác động của nhân sinh, nước tự nhiên bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau dẫn đến kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Các khuynh hướng thay đổi chất lượng nước dưới ảnh hưởng của hoạt động con người bao gồm:
- Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm H2SO4, HNO3 từ khí quyển, nước thải công nghiệp, tăng hàm lượng SO32-, NO3- trong nước;
- Tăng hàm lượng ion Ca2+, Mg2+, SiO32-,… trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hịa tan, sự phong hóa các quặng cacbonat;
- Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên như: Pb2+, Cd2+, Hg2+
…
- Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào mơi trường nước từ nước thải, khí quyển và chất thải rắn;
- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, các chất khó bị phân hủy sinh học như: Chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…
- Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ. Nước thải là một hệ dị thể phức tạp bao gồm rất nhiều chất tồn tại dưới các trạng thái khác nhau. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất dưới dạng protein, cacbonhydrat, mỡ các chất hoạt động bề mặt, các chất thải từ người và động vật, các hợp chất vô cơ như các ion Na+, K+, Mg2+, Ca2+, Cl-, CO32- , SO42- cùng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Phân tích nước thải rất khó khăn và phức tạp, cần phối hợp các quá trình tách, làm giàu, làm sạch và lựa chọn các phương pháp có độ nhạy, độ chọn lọc cao. Một trong các đặc tính gây khó khăn cho việc phân tích nước thải là tính khơng bền vững của nó.
2.2. Thực trạng nước sạch tại Việt Nam [2]
Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, đặc biệt là nước sạch đang trong tình trạng báo động. Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Dưới đây là một số dẫn chứng về thực trạng nước sạch tại Việt Nam:
- Lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế.
- Theo đánh giá của Tổng cục môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu m3 nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy khai thác thành nước sinh hoạt. Nhưng đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vần đề ô nhiễm từ việc bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh cho tới ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan thiếu quy hoạch, bảo vệ nguồn nước. - Phần lớn nước sinh hoạt cho các thành phố, thị xã đều lấy từ sông, suối. Với tốc
độ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố như hiện nay, mối đe doạ đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng gia tăng. Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
- Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài ngun - Mơi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
- Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đề bắt nguồn từ nguồn nước khơng an tồn. Nhưng tại Việt Nam vẫn cịn hơn 2,73 triệu hộ dân (chiếm 14,8%), trong đó nhiều người đang phải sử dụng nước không hợp vệ sinh cho nhu cầu sinh hoạt.
- Còn đối với các nguồn nước ngầm, lượng nước ngầm giờ đây ngày càng bị ô nhiễm do lượng chất thải và nước thải trong sinh hoạt. Ở những khu dân cư, nằm cạnh những làng nghề truyền thống như làm nhang, dệt nhuộm, thu gom chất phế thải, đúc đồng, thuộc da…nguồn nước ngầm lại càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.
2.3. Đánh giá chất lượng mẫu nước sinh hoạt [3]
Nước dùng cho mục đích sinh hoạt thơng thường khơng sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sơ thực phẩm gọi chung là nước sinh hoạt. Chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Để đảm bảo an toàn sức khỏe chất lượng lượng nước cần được phải đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT.
Bảng 2.1. Giới hạn các chỉ tiêu trong nước sinh hoạt
Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử I II Màu sắc (*) TCU 15 15 TCVN 6185 : 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 Mùi vị (*) _ Khơng có mùi vị lạ Khơng có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B Độ đục (*) NTU 5 5 TCVN 6184 : 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B
Clo dư ppm Trong khoảng
0,3 -0,5 _ SMEWW 4500 Cl hoặc
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử I II pH (*) _ Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492 :1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ Hàm lượng Amoni (*) ppm 3 3 TCVN 4500 : NH3C hoặc SMEWW Hàm lượng Fe tổng số (Fe2+, Fe3+) (*) ppm 0,5 0,5 TCVN 6177 : 1996 (ISO 6332 : 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe Chỉ số pecmanganat ppm 4 4 TCVN 6186 : 1996 hoặc ISO 8467 : 1993 (E) Độ cứng tính theo CaCO3 (*) ppm 350 _ TCVN 6224 : 1996 hoặc SMEWW 2340 C Hàm lượng clorua (*) ppm 300 _ TCVN6194 : 1996 (ISO 9297 : 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl-D Hàm lượng florua ppm 1,5 _ TCVN 6195 : 1996 (ISO 10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 – F
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử I II Hàm lượng Asen tổng số ppm 0,01 0,05 TCVN 6626 : 2000 hoặc SMEWW 3500 - As B Coliform tổng số Vi khuẩn / 100 mL 50 150 TCVN 6187 -1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 -1990) hoặc SMEWW 9222 Ecoli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100 mL 0 20 TCVN6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 -1990) hoặc SMEWW 9222 Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan;
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước;
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chảy qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, đường ống tự chảy).
2.4. Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị và bảo quản mẫu [4] [5] [6]2.4.1. Lấy mẫu 2.4.1. Lấy mẫu
Các nguyên tắc cần được đảm bảo khi lấy mẫu nước:
- Mẫu nước lấy phải đại diện được cho toàn bộ nước ở địa điểm nghiên cứu;
- Thể tích của mẫu nước cần phải đủ để phân tích các thành phần cần thiết bằng các phương pháp đã được lựa chọn trước;
- Việc lấy và bảo quản, vận chuyển mẫu cần đựơc thực hiện như thế nào để không làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định hoặc các tính chất của nước.
2.4.1.1. Địa điểm lấy mẫu
Chỗ lấy mẫu nước cần được lựa chọn phù hợp với mục đích của việc phân tích nước. Ngồi ra, cần phải chú ý đến tất cả những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thành phần của mẫu. Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt thì mẫu thường được lấy tại vịi của hệ thống chứa nước của các hộ gia đình, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhà hàng…
2.4.1.2. Bình chứa mẫu
Bình chứa mẫu phải được dán nhãn, ghi đầy đủ các chi tiết như: Tên nguồn nước, nơi lấy, thời gian lấy mẫu (giờ, ngày/tháng/năm), vị trí lấy mẫu, họ tên và chữ ký người lấy mẫu...
Chai thủy tinh bosilicat trong suốt, khơng màu hoặc các bình bằng polyetylen bền vững về mặt hóa học và ít hấp phụ các ion trong nước lên thành bình, nút đậy chắc và kín.
Bình và nút cần được rửa sạch trước khi dùng bằng dung dịch tẩy rửa lỗng, sau đó rửa nhiều lần bằng nước thường và tráng lại từ 2 – 3 lần bằng nước cất 2 lần, cuối cùng đem sấy hoặc để khơ trong khơng khí.
2.4.1.3. Thao tác lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ khơng được phân tích nếu khơng rõ nguồn gốc mẫu. Để nước chảy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn (đến nhiệt độ nước không đổi) để cho nước chảy với tốc độ dịng khơng đổi trong một quãng thời gian nhằm cho ra hết phần nước tĩnh, xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.
Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy tràn, để cho mẫu tràn ít nhất hai lần thể tích và sau đó đậy nút lại ngay sao cho khơng có khơng
khí ở trên mẫu. Giúp hạn chế tương tác với pha khí và sự lắc khi vận chuyển (để tránh thay đổi hàm lượng cacbon đioxit làm thay đổi pH, sắt ít có xu hướng bị oxi hóa, hạn chế sự thay đổi màu của mẫu…).
Nếu khơng có đường ống lấy mẫu, có thể dùng gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.
2.4.1.4. Đề phịng giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu phân tích
Những điều phải đề phịng sau đây trong quá trình lấy và lưu giữ mẫu để giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu:
- Rửa tay thật kỹ hoặc đeo găng tay dùng một lần;
- Không được hút thuốc lá trong khi lấy mẫu và phải luôn tránh phả hơi thở vào mẫu;
- Không được ăn hoặc uống trong khi lấy mẫu;
- Chỉ sử dụng các bình và vật chứa mẫu do phịng thí nghiệm cung cấp; - Chỉ sử dụng các thuốc thử do phịng thí nghiệm cung cấp;
- Khơng dùng các thuốc thử q hạn sử dụng hoặc có mùi khơng bình thường;