Cổ đơng IFC và người có liên quan 10% Các cổ đơng khác 9.69% Cổ đơng nhà nước 80.31% Cổ đơng IFC và người có liên quan 8.03% Cổ đơng chiến lược nước ngồi 19.73% Các cổ đơng khác 7.78% Cổ đơng nhà nước 64.46%
Cơ cấu sở hữu của Vietinbank trước
chào bán cho cổ đơng nước ngồi Cơ cấu sở hữu của Vietinbank sau khichào bán cho cổ đơng nước ngồi
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tờ trình Đại hội đồng cổ đơng Vietinbank năm 2013
Làn sóng này cũng hấp dẫn những ngân hàng nhỏ hơn như NH Phương Đông với cổ đông chiến lược là BNP Paribas, NH An Bình vẫn đứng vững thơng qua sự hỗ
trợ và hợp tác của Maybank và IFC.
Việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngồi để trở thành cổ đơng chiến lược là bước đi đầy quyết đoán của các NHTM trong nước nhằm phân tán rủi ro. Ngoài lợi thế từ nguồn vốn ngoại dồi dào cộng với kinh nghiệm quản trị mang tầm quốc tế, NHTM trong nước cịn có thể chia sẻ và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động của NH mình, điều mà với hạn chế về tài chính và nhân lực các NHTM Việt Nam khó có khả năng tiếp cận.
3.1.3.Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
SHC giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nhờ vào các mối quan hệ liên kết trong hoạt động thương mại. Sự tham gia của các DN vào cơ cấu sở hữu của NH giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa NH và DN, giúp NH đánh giá đúng rủi ro về mặt đối tác để từ đó làm giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh. Các DN là cổ đơng cũng chính là nguồn khách hàng ổn định cho hoạt động kinh doanh của NH. Các DN cũng hưởng lợi từ việc tham gia sở hữu các NH trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ NH cho hoạt động kinh doanh.
Điển hình như NH An Bình với sự góp vốn của EVN và Cơng ty Cổ phần XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã tạo một nguồn vốn huy động dồi dào và ổn định với doanh số tiền gửi hàng năm của EVN và Geleximco tại NH lên đến 58.777 tỷ đồng và 12.370 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn (Báo cáo tài chính, 2012). Điều này giúp NH có nguồn vốn tương đối ổn định để thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư sinh lợi.
Sự tham gia SHC giữa các NH cịn có tác động tích cực là khi NH nhỏ gặp vấn đề sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các NH lớn về vốn cũng như về nhân sự điều hành. Báo cáo tài chính năm 2012 của Vietbank cho thấy ACB thường xuyên hỗ trợ thanh khoản cho Vietbank bằng cách duy trì số dư tiền gửi và cho vay rất lớn, lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Hơn nữa, các NH liên quan thường trở thành công cụ để điều chuyển vốn thông qua thị trường liên NH hay thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư.
3.1.4.Sở hữu chéo tạo tiền đề cho hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng
Có thể thấy, việc tham gia sở hữu chéo giữa các NH nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề cho hoạt động M&A. Hoạt động mua bán sáp nhập sẽ gặp nhiều thuận lợi đối với các NH của cùng chủ sở hữu vì hạn chế được sự xung đột lợi ích, thúc đẩy q trình M&A diễn ra nhanh chóng và giảm được chi phí giao dịch. Có thể nói, đây là tác động hai chiều bởi lẽ việc thúc đẩy mua bán và sáp nhập lại chính là một trong các giải pháp giúp hạn chế tình trạng SHC phức tạp như hiện nay.
SHC giữa Sacombank và Eximbank mang yếu tố tích cực như vậy. Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Eximbank trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng của từng NH nhằm đem lại hiệu quả chung cao nhất, từ đó xem xét nghiên cứu khả năng hợp nhất/sáp nhập trong vòng 3-5 năm tới.
Hoạt động M&A trong NH dưới cơ chế SHC nếu thành công sẽ giúp tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của NH, từ đó nâng cao tính lành mạnh của hệ thống NH. Điển hình như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài gịn vào khoảng đầu năm 2012, dưới sự bảo trợ của BIDV. Trước khi hợp nhất, ba NH này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà chủ yếu là cho vay để đầu tư bất động sản, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động chưa được đảm bảo theo đúng quy định mà cụ thể là khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 9%. Sau một năm tái cơ cấu, hoạt động của SCB đã được những chuyển biến tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản và các tỷ lệ an tồn hoạt động, trong đó tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu hợp nhất của SCB cuối năm 2012 đạt 10,7%. SCB đã cân đối được nguồn vốn để hoàn trả các khoản vay tái cấp vốn của NHNN và các TCTD khác. Theo báo cáo tài chính của SCB đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động trên thị trường 2 đã giảm 46,2%, tương đương 15.648 tỷ đồng so với đầu năm, trong khi huy động trên thị trường 1 tăng 35,7% (khoảng 28.103 tỷ đồng). Tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng (33,4%) so với đầu năm. Trong đó, tỷ lệ nợ quá
hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ tuy vẫn còn ở mức cao (lần lượt là 8,8% và 7,2%) nhưng đã giảm đáng kể so với trước khi hợp nhất. Trong năm 2012, SCB đã đạt lợi nhuận trước thuế 77 tỷ đồng.
Tóm lại, ở một mức độ nào đó, SHC đã có những tác động tích cực nhất định đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH thông qua thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập. SHC giúp ổn định cơ cấu sở hữu, quản trị của NH. Hơn nữa, SHC giúp nâng cao năng lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thể hiện rõ ở hình thức NHLD và sự tham gia của các cổ đơng chiến lược nước ngồi vào NHTM. Đó là tiền đề cho sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống NH trong tương lai.
3.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bên cạnh các tác động tích cực, SHC dần bộc lộ các tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam mà biểu hiện là (i) thơng qua SHC các quy định về đảm bảo an tồn hoạt động chưa được các NHTM tuân thủ nghiêm ngặt, (ii) SHC đang làm suy yếu năng lực quản trị của các NHTM và (iii) SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng HTTC, gây rối loạn thị trường tài chính. Mối lo ngại về tác động tiêu cực của SHC đến hoạt động NH đã được đề cập trong các báo cáo của NHNN “Nhóm lợi
ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ”.
3.2.1.Các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM chưa được tuân thủ nghiêm ngặt thông qua sở hữu chéo
Kinh doanh ngân hàng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng là tất yếu để hệ thống NHTM phát triển an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên, SHC đang giúp các NHTM vơ hiệu hóa các quy định này, gây ảnh hưởng đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng. 3.2.1.1.Vốn và hệ số an toàn vốn (CAR)
tăng nhanh vốn điều lệ. Theo tính tốn của tác giả, vốn điều lệ của NHTM tăng nhanh chóng với tốc độ trung bình khoảng 40% trong giai đoạn 2006 – 2012, trong đó khối NHTMCP (56%) tăng nhanh hơn so với khối NHTMNN (29%). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Hoa Sơn Trà (2011) cho thấy trong giai đoạn 2006-2010, vốn của các NHTM tăng chủ yếu là từ nguồn huy động từ bên ngồi (69%) và phần tích lũy của NH (22%). Trong những năm thị trường chứng khoán bùng nổ (2006-2007), vốn điều lệ tăng thêm từ việc phát hành cổ phần lên đến 80%.
Bảng 3.1: Nguồn tăng vốn điều lệ của các NHTM CP trong giai đoạn 2006-2010
Nguồn: Hoàng Hoa Sơn Trà (2011)
Một số NHTMCP có mức tăng vốn điều lệ với tốc độ chóng mặt trong giai đoạn này, mà điển hình là NHTMCP Phát triển Mê Kông tăng vốn 120 lần từ 25 tỷ năm 2005 lên 3.000 tỷ vào năm 2010 với mức tăng trung bình 161% mỗi năm; NHTMCP Kiên Long tăng vốn lên 107 lần từ 28 tỷ lên 3.000 tỷ vào cuối năm 2010, trung bình 155% mỗi năm (Xem phụ lục 1). Điều này đã đặt ra nhiều nghi vấn về việc tăng “vốn ảo” trong hệ thống NHTM bằng việc các cổ đơng vay vốn của NH này để góp vốn vào các NH khác trong hệ thống SHC.
Sở hữu Ngân hàng A Cho vay Sở hữu Sở hữu Ngân hàng B
Tuy nhiên, cấu trúc SHC chồng chéo giữa các NH làm cho các cơ quan giám sát khó xác định ai là chủ thực sự của NH. Các quy định pháp luật hiện hành cũng không yêu cầu các cổ đông phải chứng minh nguồn gốc của luồng tiền dùng để góp vốn. Điều này càng điều kiện cho việc cổ đơng vay vốn từ NH này để góp vốn vào các NH khác. Quy trình này được minh họa trong hình 3.4.
Từ đó, SHC làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống NH vì rất nhiều chỉ số dựa trên vốn chủ sở hữu của NH mà trong khi đó là vốn ảo, mà quan trọng nhất là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.