Đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ ở việt nam (Trang 66 - 69)

3.2 Giải pháp nâng cao tính thanh khoản hệ thống NHTMCP nhỏ

3.2.2.1 Đối với NHNN Việt Nam

Xây dựng quy định chặt chẽ về việc đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM

Chúng ta có thể thấy vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn tự có của các ngân hàng để vượt qua các cuộc khủng hoảng thanh khoản đã qua. Một lượng dữ trữ tương đối sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM . Tuy nhiên, NHTW không thể để các ngân hàng tự thiết lập tỉ lệ dự trữ của riêng mình. Một quy định tỉ lệ dự trữ sẽ bắt buộc các NHTM dự trữ tài sản thanh khoản phù hợp. Bên cạnh đó, một quy định tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiền gửi sẽ phần nào góp phần đảm khả năng thanh khoản cho NHTM.

Quy định về dự trữ đã được coi là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh. Các quốc gia châu Á và Mỹ La tinh cho thấy việc nâng tỷ lệ dự trữ giữ vai trị quan trọng trong việc duy trì quy mơ hệ số nhân tiền trong giai đoạn khó khăn. Tương tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ được sử

dụng như một công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lượng cung tiền hẹp và lượng cung tiền rộng. Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng “yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới mức được phép và khơng có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt.

Hệ số an tồn vốn (tỷ lệ vốn tự có/ tài sản “có” rủi ro) được xem như một chuẩn mực chung và được hầu hết các quốc gia áp dụng cho các ngân hàng theo nguyên tắc thống nhất. Tuy nhiên, hệ số an tồn vốn (CARs) khơng phải đã giúp bảo vệ ngân hàng phòng tránh hoàn toàn rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tăng cường quản lí chặt chẽ về vốn khơng chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, cơ cấu vốn mà cả cơng tác giám sát, quản lí, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng cường mức dự phịng và dự trữ để ngân hàng có hoạt động an tồn và lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định.

Giảm bớt các cơng cụ hành chính, sử dụng có hiệu quả các cơng cụ thị trường trong việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động của các NHTM

NHNN phải giảm bớt các cơng cụ hành chính, sử dụng linh hoạt các cơng cụ mang tính thị trường đảm bảo sự can thiệp của NHNN phù hợp với các quy luật của thị trường như lãi suất tái cấp vốn hoặc phát hành tín phiếu NHNN với lãi suất phù hợp để điều hòa vốn trên thị trường liên ngân hàng, xóa bỏ trần lãi suất để các NHTM có thể tăng thêm huy động vốn.

Các quy định giám sát hệ thống NH cần phải giảm bớt các biện pháp giải quyết tình thế mang tính đối phó phụ thuộc vào mục tiêu của chính phủ để tránh can thiệp một cách đột ngột, gây ra những tác động ngược và áp lực đối với hoạt động của hệ thống NH. Đồng thời, NHNN cần có những biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các NHTM trong việc tuân thủ quy định giám sát.

Định kỳ đánh giá xếp loại các NH trong hệ thống sẽ giúp cho các cơ quan

quản lý NHNN có được giải pháp chính sách phù hợp với từng NH. Trên cơ sở đánh giá các NH, NHNN cũng cần phân tách các NH thiếu thanh khoản tạm thời

với các NH mất khả năng chi trả, để từ đó thực hiện các biện pháp kiểm sốt kịp thời, thay đổi ngun tắc khơng để ngân hàng đổ vỡ mà NHNN đã đưa ra, tránh tình trạng cứu trợ tất cả các NH nhằm giảm thiểu rủi ro do tâm lý ỷ lại, nhờ đó, thúc đẩy các NH phải tuân thủ quy trình về quản trị rủi ro.

Tăng cường khả năng giám sát từ phía NHNN

Nhìn lại khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua giúp ta nhận ra một khi vai trị giám sát bị bỏ qua thì với sự tinh vi của thị trường sẽ tạo ra những sản phẩm, những rủi ro tiềm ẩn. Ngày nay chúng ta đã có sự hỗ trợ của Cơng nghệ thơng tin nên việc thực thi vai trò giám sát sẽ rất thuận lợi khi mà NHNN “hiện đại” hơn trong sử dụng tin học hóa để quản trị các ngân hàng. Khả năng giám sát của NHNN đóng vai trị rất quan trọng trong sự ổn định của thị trường tài chính (ngân hàng). Việc phân bổ, điều hành các nguồn lực, công cụ và thực thi các cơng cụ của mình một cách hiệu quả sẽ đảm bảo cho thị trường vận hành một cách nghiêm túc hơn và ổn định hơn khi mà sự giám sát được thực hiện tốt hơn. NHNN có thể xây dựng hệ thống kiểm tra thanh toán liên ngân hàng, hay hệ thống báo cáo giao dịch liên ngân hàng theo một tiêu chuẩn nhất định để tập hợp được thanh khoản của toàn thị trường nhằm cung cấp thông tin cho thị trường. Thông tin cung cấp từ NHNN là một thông tin quý giá khi mà những nhận xét của NHNN về tình hình thanh khoản của thị trường chính xác.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả, bảo đảm thanh khoản

Trong những năm gần đây, hệ thống NH của Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng và các hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trị, ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống NH cũng bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại. Hệ thống NH của nước ta tuy khơng ít về số lượng nhưng chiếm đa số lại là các NH nhỏ, sức cạnh tranh rất thấp. Đặc biệt là hệ số an tồn tối thiểu (CAR) cịn thấp. Cơ chế sở hữu cổ phần của các NH nhỏ chồng chéo nhau. Do những nguyên nhân chủ quan trên và nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, nợ xấu liên tục tăng, trong đó

nợ mất vốn theo ước tính có thể tới 50%. Trước những nguy cơ trên, việc tái cấu trúc hệ thống NH được triển khai từ giữa năm 2011 đến nay là một chủ trương đúng đắn, được đa số chuyên gia kinh tế, tài chính, tín dụng và nhân dân ủng hộ. Tái cấu trúc ngân hàng là cơng việc khó khăn, tốn khơng ít thời gian. Mục đích cao nhất của tái cấu trúc là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống NH, xử lý nghiêm các sai phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, từng bước xây dựng hệ thống NH thành một cơng cụ tín dụng quan trọng bậc nhất của quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ ở việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w