Kỳ hạn DongA Bank Ocean Bank NamA Bank PGBank VietCapital Bank MDBank KKH 2,4 2,4 7 8 10 1 tháng 13,82 14 14 14 14 14 2 tháng 13,91 14 14 14 14 14 3 tháng 13,93 14 14 14 14 14 6 tháng 13,94 14 14 14 13 14 9 tháng 13,94 14 14 14 13 14 12 tháng 13,5 14 14 14 13 14 18 tháng 12 13,5 13 12 10,5 14 24 tháng 12 13,5 13 12 10,5 11,5 36 tháng 12 13,5 13 12 10,5 11
Tình hình vi phạm trần lãi suất tiếp diễn cho đến đầu tháng 9, khi Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 được ban hành, yêu cầu chấp hành quy định trần lãi suất huy động của các NHTM là 14%/năm đối với VND; huy động USD là 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với tổ chức. Chỉ thị 02/CT-NHNN cũng nêu rõ những biện pháp xử lý đối với các NHTM cố tình vi phạm trần lãi suất huy động nhằm xác lập lại kỷ luật thị trường.
Tuy nhiên, một số NHTM tiếp tục lách quy định này bằng cách áp dụng mức lãi suất 14%/năm đối với cả các khoản tiền gửi kỳ hạn theo ngày, theo tuần, khiến cho lãi suất thực tế lên cao hơn 14%/năm. Vì vậy, NHNN đã phải ban hành Thông tư 30/TT-NHNN ngày 28/9, quy định rõ trần lãi suất huy động 14%/năm được áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dưới 1 tháng và không kỳ hạn, lãi suất huy động tối đa là 6%/năm. Trước những hành động quyết liệt đó của NHNN, “chính sách trần lãi suất huy động” đã phát huy tác dụng theo đúng bản chất của nó, đó là nguồn vốn huy động có sự chuyển dịch hồn tồn từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn khiến cho tổng huy động trên thị trường 1 suy giảm. Rõ ràng, do NHNN áp dụng các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, các NHTM có quy mơ nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi so với các NHTM có quy mơ lớn, buộc các NHTM có quy mơ nhỏ khi gặp áp lực thanh khoản phải vay từ các NHTM có quy mơ lớn trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay của các NHTM có quy mơ nhỏ tại các NHTM có quy mơ lớn đã giảm xuống trong khi tỷ trọng tiền gửi và vay của NHTM khác tăng lên đáng kể. Sự kiện này cho thấy, dù ngân hàng có tăng trưởng quy mơ cao, kết quả kinh doanh có lãi mà khả năng quản trị rủi ro kém thì vẫn có thể gặp rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi NHNN thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các NH thường vay mượn lẫn nhau dưới 2 hình thức: nhận tiền gửi của các TCTD khác và vay từ các TCTD khác. Tuy nhiên để tránh phải làm những thủ tục chặt chẽ của một hợp đồng vay vốn, các ngân hàng thường dùng hình thức tiền gửi. Tuy nhanh gọn nhưng hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong những thời điểm trong hệ thống có dấu hiệu mất khả năng thanh khoản. Lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng ngày một “nóng” lên. Lãi suất liên ngân hàng trong tháng 9/2011, sau 4 tháng liên tục ổn định ở mức 11-12%/năm, đã tăng trở lại và tại một số phiên giao dịch trung tuần tháng 10 lên tới 30-40%/năm, bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại các NHTMCP nhỏ. Các NHTMCP nhỏ phải chạy đơn chạy đáo để đảm bảo thanh tốn cho khách hàng cũng như đảm bảo dự trữ bắt buộc cho kì mới, có nhiều ngân hàng có khả năng khơng đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên cố vay bằng được để đảm bảo khả năng thanh tốn cho khách hàng trước rồi mới tính đến dự trữ bắt buộc, chấp nhận chịu phạt của NHNN.
Hình 2.1: Lãi suất (%)trên thị trường liên NH năm 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2011
Thực tế có NHTMCP lớn đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng khá lớn, trong đó bao gồm một nửa là tín chấp, nhưng đến hạn vẫn chưa thu hồi được. Những yêu cầu về tài sản bảo đảm đã khiến cho thị trường liên ngân hàng- vốn là thị trường dựa vào uy tín và có tốc độ giao dịch nhanh với khối lượng lớn- khơng cịn hiệu quả, khiến cho các NHTM nhỏ càng khó khăn hơn trong bù đắp thanh khoản của mình. bước qua năm 2012 thị trường liên ngân hàng mới từ từ
“hạ nhiệt” do NHNN chia 4 nhóm tăng trưởng tín dụng phân theo quy mô ngân hàng: 17%, 15%, 8% và khơng được tăng trưởng tín dụng đối với ngân hàng vi phạm các quy định trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2011. Thị trường liên ngân hàng chỉ ổn định lại sau khi Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thể vay trên thị trường này nếu như họ khơng có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày. Do khoản vay trên thị trường liên ngân hàng được coi là kém ổn định hơn nếu so với các khoản tiền gửi dài hạn của khách hàng nên đã kéo khối lượng liên ngân hàng giảm mạnh. Nhiều khoản vay liên ngân hàng kỳ hạn trên 6 tháng được lấy vàng, ngoại tệ ra làm tài sản đảm bảo bắt đầu được cắt bớt trong các giao dịch theo từng ngày.
Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng giao dịch từ mức trên 650.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 3/2012 giảm xuống còn hơn 100.000 tỷ đồng vào cuối tháng 11/2012. Lãi suất từ mức vài chục phần trăm tụt xuống quanh mức 3%/năm và từ cuối năm 2012 đến nay, giao dịch trên thị trường này chỉ còn ở những kỳ hạn dưới 3 tháng.
Các NHTM gặp khó khăn trong vấn đề cung thanh khoản tiến hành dùng hình thức nhận tiền gửi từ các TCTD khác. Hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro như đợt tháng 2/2008 xảy ra tình trạng NH A khơng địi được tiền từ NH B vì B khơng địi được NH C, C khơng trả được nợ vì người vay của C là NH D đang thiếu vốn khả dụng để đáp ứng lập tức nhu cầu thanh toán của khách hàng… tình trạng cứ diễn ra như vậy khiến cung thanh khoản của các NHTM gặp phải khó khăn và đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ngày một “nóng” hơn. Các ngân hàng cùng lơi nhau vào “vịng xốy” đua tăng lãi suất gây nên những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Sang năm 2012 thì số dư tiền gửi của dân cư được duy trì ổn định; số dư tiền gửi của các TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. NHNN đã liên tục giảm lãi suất nhằm khai thơng dịng tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động đã được giảm nhiều lần, các NH nhỏ trong các khoảng thời gian trước luôn áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn để cạnh tranh với các ngân hàng
lớn, nhưng nay tình trạng đó cũng khơng cịn, thậm chí lãi suất áp dụng cịn thấp hơn, những NH từng chạy đua lãi suất một thời như NH Phương Tây đều dần dần điều chỉnh giảm lãi suất, thời điểm cuối năm trần lãi suất huy động chỉ cịn 8%/năm, tình hình khó khăn về cung thanh khoản dần được cải thiện.
Các loại lãi suất điều hành của NHNN cũng không ngừng biến động. Năm 2008, NHNN nâng lãi suất tái cấp vốn lên mức cao nhất là 15%, lãi suất tái chiết khấu lên 13% từ ngày 01/06; tuy nhiên mức lãi suất chính sách cao kỷ lục này chỉ kéo dài trong 1 tháng. Năm 2011 lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các NHTM ỷ lại vào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng. Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên mức 12% trong quý I và lên mức 13% cho quý III và IV; còn lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ mức 9% trong tháng 1 lên tới 15% từ quý IV. Lãi suất qua đêm trung bình đã tăng từ mức 11,99%/năm trong tháng 1 lên 12,31%/năm trong tháng 7, giảm xuống mức 10,28%/năm trong tháng 8, sau đó tăng trở lại và lên đến mức 14.1%/năm vào cuối tháng 12. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng cũng thay đổi lên xuống khá sâu trong quý IV, có lúc lên tới trến 22%/năm nhưng có lúc cũng chỉ xuống quanh mức 14%/năm. Đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng lần lượt được điều chỉnh tăng lên mức 4% từ tháng 5 và 6% từ tháng 9 cho đến cuối năm 2011. Sang đến năm 2012 thì tình hình thanh khoản đã được cảm thiện lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 2% đối với kỳ hạn qua đêm so với mức trên 20% trong năm 2011. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực, NHNN điều tiết thơng qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm 10% - 11%/năm so với cuối năm 2012 và ổn định ở mức thấp, khơng cịn tình trạng căng thẳng về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trước. Hơn thế, các TCTD đã mua lại một lượng lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản.
Qua phân tích diễn biến cung thanh khoản giai đoạn 2008 – 2012 ta thấy thanh khoản luôn trong trạng thái căng thẳng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng luôn khá cao, dù hiện nay đã ổn định hơn, các ngân hàng nhỏ buộc phải chấp nhận mức lãi suất cao để giữ đúng quy định của NHNN. Thực trạng trên thị trường liên ngân hàng đã cho chúng ta bài học về vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản, nếu các ngân hàng biết cân đối nguồn vốn và dự báo được tình trạng thanh khoản thì đã khơng xảy ra tình trạng lãi suất liên ngân hàng bị đẩy lên quá cao.
2.2.2.2. Diễn biến cầu thanh khoản
Thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 dấu hiệu lạm phát bắt đầu gia tăng, để đối phó với tình trạng này, NHNN cùng một lúc sử dụng nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát nhằm mục đích thắt chặt tiền tệ. NHNN đã khiến cho hàng loạt các NHTM gặp khó khăn trong việc đáp ứng cầu thanh khoản. Thêm vào đó NHNN ra thơng báo nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% cho tất cả các loại tiền gửi.
Hình 2.2: Lãi suất (%) tiền gửi và cho vay năm 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2011
Cạnh tranh để huy động vốn giữa các NHTM đã làm tăng lãi suất đầu vào, do đó mức lãi suất cho vay mà các NHTM áp dụng đối với các doanh nghiệp cũng tăng cao, cầu vay tiền của các doanh nghiệp không được bảo đảm. Trong 6 tháng đầu
năm 2011 lãi suất cho vay VNĐ liên tục tăng do chi phí huy động tăng và cung vốn thắt chặt. Giai đoạn cuối năm áp lực tăng lãi suất đã giảm dần nhờ kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, cùng với các giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở mức 17 – 20%/ năm, cao hơn so với nhiều nước cùng khu vực.
Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê TPHCM cho thấy, trong số gần 2.000 doanh nghiệp được điều tra có 41,5% các DN có vốn vay đáp ứng từ 25% - 50% nhu cầu, và 32,5% các DN được đáp ứng dưới 25% nhu cầu vay vốn. Các DN khó vay được vốn từ hệ thống NH, do đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc phải ngưng sản xuất hoặc đóng cửa. Sang năm 2012 được sự chỉ đạo của NHNN các NHTM đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất đơng, nhưng thực tế lãi suất vay được vẫn còn ở mức khá cao. Các doanh nghiệp cho biết hiện họ vẫn phải chịu mức lãi suất cao, phổ biến là 15%/năm, thậm chí có DN vẫn phải vay với lãi suất 17,5%/năm, những DN vay vốn được với lãi suất 12% rất ít.
Với kỳ vọng kích thích tăng trưởng nhu cầu thanh khoản các không chỉ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp về dưới 9%/năm, mà ngay cả tín dụng cá nhân, khơng ít ngân hàng đã cho vay với lãi suất thấp hơn so với trần huy động tiết kiệm tiền đồng. Năm 2012 các NH nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất áp dụng cho khách hàng cá nhân trước bối cảnh hoạt động kinh doanh của DN cịn nhiều khó khăn, tín dụng tăng chậm.
Tóm lại, những biến động kinh tế trong giai đoạn vừa qua, ta thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với RRTK khi mà “độ mở” của nền kinh tế ngày càng cao. Nguyên nhân thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó chính sách điều hành của NHNN tác động nhiều nhất thông qua việc mở rộng và thắt chặt tiền tệ quá nhanh khi tình hình lạm phát tăng, và do sự chủ quan khơng đảm bảo an tồn hoạt động thanh khoản của các NHTM. Tiếp đến là tác động của việc quy định trần lãi suất
huy động thay vì lãi suất cho vay khiến phản ứng của khách hàng là chuyển tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, ngân hàng nước ngoài làm cho những ngân hàng bị rút tiền gửi thiếu hụt tiền phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn cho vay với lãi suất cao khiến cho tình hình thanh khoản của thị trường căng thẳng. Những NHTMCP nhỏ do chưa đủ năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh khó khăn phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng nhưng vẫn khơng đảm bảo thanh khoản.
2.2.3Phân tích các hệ số đánh giá khả năng thanh khoản
Với nguồn dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 18 NHTMCP nhỏ được xem xét trong 5 năm từ 2008- đến 2012 tác giả đã sử dụng nhóm các hệ số thanh khoản để đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng này:
2.2.3.1Phân tích hệ số H1:
Hệ số này càng tiến gần về 5% cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao trong khi đó mức độ rủi ro vẫn đảm bảo theo quy định. Trong giai đoạn 2008 – 2012 hệ số H1 có xu hướng ngày càng giảm; điều này phù hợp với thực tế tình trạng các ngân hàng huy động quá nhiều, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động cũng như chạy đua trên thị trường liên ngân hàng để tăng huy động vốn mà đôi lúc vượt quá khả năng bảo vệ của vốn tự có rất nhiều.
Ngân hàng MD có H1 trung bình 58,09%, một số NH có H1 cũng khá cao như NH Kiên Long hay NH Bản Việt. Ngân hàng Oceanbank có H1 trung bình thấp nhất chỉ đạt 7,98%.