Dư nợ của các NHTMCP nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ ở việt nam (Trang 33)

Năm

Dư nợ cho vay

2012 2011 Tăng/ giảm Cho vay/huy động 2010 2009 2008 DongA Bank 50.650 44.003 15,11% 83,05% 38.320 34.355 25.570 Southern Bank 43.633 35.338 23,47% 62,75% 31.267 19.786 9.540 VIB 33.887 43.497 -22,09% 63,67% 41.730 27.352 19.775 OceanBank 26.240 19.187 36,76% 44,18% 17.630 10.188 5.938 HD Bank 21.147 13.847 52,72% 45,61% 11.728 8.231 6.175 ABBank 18.755 19.915 -5,82% 46,24% 19.877 12.883 6.539 OCB 17.238 13.846 24,50% 76,03% 11.584 10.217 8.597 PG Bank 13.787 12.112 13,83% 87,49% 10.886 6.267 2.365 VietA Bank 12.890 11.578 11,33% 66,86% 13.290 12.041 6.632 NaviBank 12.885 12.915 -0,23% 71,96% 10.766 9.960 5.474 Saigon Bank 10.860 11.183 -2,89% 99,45% 10.456 9.722 7.916

Kien Long Bank 9.683 8.404 15,22% 66,10% 7.008 4.874 2.195

ĐaiA Bank 9.158 6.996 30,90% 65,00% 5.833 4.249 1.842 VietCapital Bank 7.781 4.380 77,65% 45,50% 3.663 2.355 1.296 NamA Bank 6.848 6.245 9,66% 55,44% 5.302 5.013 3.750 BaoViet Bank 6.748 6.713 0,52% 68,86% 5.615 2.255 Western Bank 5.253 8.854 -40,67% 44,97% 3.973 1.791 1.364 MD Bank 3.717 3.186 16,67% 83,47% 2.695 2.383 1.339

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH

Tỷ lệ huy động của các NH nhỏ ngày càng tăng, tuy vậy giá trị thực tế vẫn còn quá thấp, chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng huy động; cơ cấu dư nợ cho vay thì

chỉ chiếm khoảng 16% trong khi tổng số lượng các NH nhỏ chiếm tỷ lệ hơn 50% so với toàn hệ thống. Điều này cho thấy cơ cấu thị phần vẫn nằm trong tay các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ tuy đã từng bước tăng thị phần nhưng vẫn chưa tương xứng với số lượng và tổng tài sản hiện có, các NH nhỏ tuy có số lượng đơng nhưng hoạt động chưa thật hiệu quả.

NH Đơng Á có dư nợ cho vay cao nhất đạt 50.650 tỷ đồng. NH Phát triển Mê kơng có tổng nguồn vốn huy động thấp nhất 3.717 tỷ đồng, nguồn vốn huy động giảm chủ yếu là do ngân hàng chú trọng vào việc duy trì và cải thiện tỷ lệ an tồn về vốn. Do lo ngại tình hình tăng trưởng tín dụng q nóng trong các năm trước NHNN đã áp trần tăng trưởng tín dụng năm 2011 tại mức 20% cho từng ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng nhỏ vẫn đạt tăng trưởng tín dụng trên 20% mà không bị NHNN xử phạt. Năm 2012, các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay do lo ngại nợ xấu tăng, các NH như NH Quốc tế, NH An Bình, NH Sài gịn Cơng thương, NH Nam Việt, NH Phương Tây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của đa số các NH cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động nhiều lần, các NH chịu rủi ro về thanh khoản rất lớn; các ngân hàng như NH Đông Á, Xăng dầu Petrolimex, Sài Gịn Cơng Thương và Phát triển Mê kông đã sử dụng tối đa nguồn huy động vào việc cho vay, vượt quá 80% theo Thông tư 13/2010 của NHNN.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Theo số liệu thống kê của thì NHNN lợi nhuận trước thuế của toàn ngành NH năm 2012 giảm 23% so với năm 2011. Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA là 0,62% giảm 27% so với năm trước, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 6,31% giảm 33% so với năm 2011. Bảng 2.6 sắp xếp lợi nhuận trước thuế năm 2012 của các NH theo thứ tự giảm dần. Tính riêng với các NHTMCP nhỏ thì lợi nhuận trước thuế giảm 32,45%, tỷ suất sinh lời của tài sản ROA giảm 36,08% so với năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 39,75%.

Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP nhỏ

Năm 2012 2011 2010 2009 2008

VIB 1.445 1.823 1.051 614 230

DongABank 777 1.256 858 788 703

Kien Long bank 468 525 259 120 51

Saigon bank 393 403 871 278 221 OCB 304 401 403 272 81 VietCapital Bank 272 360 75 72 6 NamA Bank 241 321 185 74 13 MD Bank 147 500 212 121 89 BaoViet Bank 121 154 178 76 - Western Bank 51 161 67 160 138

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH

Ngân hàng TMCP Nam Việt báo cáo do NH tập trung cho mục tiêu bảo đảm an tồn thanh khoản cũng như tín dụng tăng trưởng mức âm 0,23% và tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt khoảng 3 tỷ đồng trong khi năm 2011 tình hình lợi

ABBank 492 400 638 413 65 HD Bank 427 566 351 255 80 PG Bank 319 594 293 120 51 OceanBank 310 643 691 301 62 ĐaiA Bank 246 501 125 28 66 VietA Bank 211 324 347 274 90 Southern Bank 122 248 532 311 136 NaviBank 3 222 211 190 74 Trung bình 353 522 7.346 4.467 2.157

nhuận của ngân hàng vơ cùng khả quan là do phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro nợ xấu, với ngân hàng này việc không lỗ, kiềm chế được nợ xấu, ổn định tạm thời thanh khoản đã là thành công. NH Phát triển Mê Kơng tuy có nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay không cao nhưng cũng đã đạt mức lợi nhuận trung bình trong bối cảnh cả hệ thống NH hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận đạt được thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra. Các NH như Quốc tế, Đông Á tuy đạt lợi nhuận trước thuế cao song do phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho nợ xấu quá cao khiến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế giảm xuống khá nhiều. Riêng trường hợp ngân hàng Phương Nam tuy có quy mơ tổng tài sản trên 75.000 tỷ đồng, vốn tự có trên 4.000 tỷ nhưng lợi nhuận đạt được lại không tương xứng với quy mô trên chỉ đạt khoảng 120 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2011.

2.2Thực trạng thanh khoản của các NHTMCP nhỏ giai đoạn 2008-2012

Theo nhận định của các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam là do quy mô của hệ thống quá nhỏ, nếu so với các ngân hàng trên thế giới. Một vài ý kiến cho là cung thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam gặp nhiều hạn chế do khả năng cung thanh khoản thực sự của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam còn khá hạn hẹp. Cũng có quan điểm là mấu chốt của vấn đề thanh khoản Việt Nam chịu tác động rất lớn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay. Trong nghiên cứu, ngoài việc dựa vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ như các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi, tác giả áp dụng phương pháp dữ liệu thứ cấp thơng qua việc phân tích các hệ số thanh khoản.

2.2.1Bối cảnh kinh tế

Trước năm 2008, nền kinh tế Việt Nam được xem là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7%/năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, với những khó khăn nội tại của nền kinh tế và hậu quả của việc tăng trưởng nóng, cộng với những diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Ngay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thơng, ngun nhân chính gây ra mức lạm phát cao. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp thắt chặt tiền tệ này.

Để ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, các biện pháp mang tính hành chính đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng càng khó khăn hơn . Có thể thấy đ ối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2011, RRTK đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính, đồng thời, đến lượt nó, đã có những tác động ngược làm cản trở việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam như: tăng trưởng tín dụng q nóng trong các năm trước đó, đặc biệt là vào năm 2007, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, việc đầu tư quá mức vào các doanh nghiệp nhà nước và các cơng trình đầu tư cơng kém hiệu quả, … Trong một thời gian dài, hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu là huy động nguồn vốn ngắn hạn nhưng lại sử dụng chúng cho các mục đích dài hạn. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam những năm gần đây đã có s ự gia tăng nhanh về số lượng, mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch được mở rộng không ngừng, với sự phát triển chủ yếu là mở rộng về số lượng, nhưng các nhà quản trị ngân hàng lại coi nhẹ việc nâng cao khả năng quản trị rủi ro tương ứng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Theo đánh giá của Moody’s vào năm 2011, một trong những thách thức của ngân hàng Việt Nam đó là đảm bảo thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong quá khứ.

Những vấn đề đáng quan tâm, những khó khăn chính trong ho ạt động của các NHTM Việt Nam những năm 2008-2012 được đúc kết như sau:

- Tốc độ tăng tín dụng chậm lại nhưng không đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng của các NHTM thời gian này đã suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân thứ nhất là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân thứ hai là do trong b ối cảnh nền kinh tế suy thoái và những dự báo bi quan về triển vọng phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm. Hơn nữa, do lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm, đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng.

Chất lượng các khoản vay suy giảm mạnh là h ậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên. Theo số liệu báo cáo tài chính của các NHTM năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng hơn so với năm 2010, tính chung cả hệ thống tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2011 là 3,3%, cao hơn nhiều so với mức 2,14% của năm 2010, và theo đánh giá của Fitch Ratings, nợ xấu thực tế 2011 của các ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần.

Việc gia tăng các khoản nợ nhóm 2, do các khoản vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang, cho thấy khả năng chất lượng các khoản nợ này có thể tiếp tục xấu đi và có thể bị chuyển sang nợ xấu. Trước tình hình kinh tế khó khăn, nguy cơ các khoản vay yếu kém này tiếp tục khơng có khả năng thu hồi là rất dễ xảy ra. Nợ nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu, càng cho thấy mức độ rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Một quan ngại đáng lưu ý là chất lượng của những con số thống kê về tình hình nợ xấu do các NHTM công bố, đặc biệt là nếu như phân loại theo chuẩn mực quốc tế thì sẽ ở mức cao hơn con số công bố hiện nay nhiều.

Do chất lượng các khoản vay bị sụt giảm nên các ngân hàng buộc phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Đặc biệt, các NHTM nhà nước có tỷ lệ trích dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng cao hơn rất nhiều so với các NHTMCP. Với tình hình khó khăn của các doanh nghiệp như hiện

nay thì khoản mục trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của các TCTD Việt Nam vẫn còn quá mỏng so với các quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ trích lập dự phịng q thấp của các TCTD Việt Nam sẽ làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam càng thêm mong manh trước những bất ổn kinh tế trên thế giới nói chung cũng như bất ổn kinh tế của Việt Nam nói riêng.

Nguy cơ từ tín dụng bất động sản cũng là một vấn đề đáng quan tâm . Nợ xấu gia tăng tại nhiều ngân hàng trong những năm 2010, 2011 phần lớn bắt nguồn từ dư nợ tín dụng bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với bất động sản lớn, song chất lượng tín dụng thấp và đang có chiều hướng giảm do thị trường bất động sản suy giảm đang trở thành rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng.

-Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM có xu hướng giảm

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, mức sinh lời của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. Chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, cụ thể là việc nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong tương lai.

Nếu như phân loại nợ theo đúng như chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam sẽ phải trích lập dự phòng một lượng rất lớn. Trong khi tài sản bảo đảm cho các khoản vay chủ yếu là bất động sản, nhưng thị trường bất động sản hiện đang rơi vào tình trạng suy giảm mạnh, nên nguy cơ khoản trích lập dự phịng tăng nhanh sẽ chiếm hết vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng là hồn tồn có thể xảy ra.

- Huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ thống ngân hàng.

Thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước. Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Tình hình thanh khoản của một số NHTM Việt Nam trở nên căng thẳng một phần do tiền gửi suy giảm trong toàn bộ nền kinh tế, bắt nguồn từ việc tăng trưởng

tín dụng bất hợp lý trong giai đoạn trước đây, trong tình trạng mà đa số các ngân hàng đều có xu thế tăng mạnh tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi. Thực tế là các NHTM không hề dễ dàng trong xử lý vấn đề thanh khoản khi đã cấp nhiều khoản tín dụng bất động sản trong các năm trước đây.

2.2.2 Diễn biến cung cầu thanh khoản của các NHTMCP nhỏ

2.2.2.1 Diễn biến cung thanh khoản

Bắt nguồn từ tình trạng thiếu tiền đồng trong các NHTM do NHNN thắt chặt tiền tệ khiến các NHTM gặp khó khăn thanh khoản ngày một nghiêm trọng. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng đã tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng. Tháng 1/2008 lãi suất huy động trung bình ở mức 8,5%/năm, đã tăng cao nhất vào tháng 6/2008, nhiều NH đã công bố lãi suất huy động ở mức 18% – 20%/năm như NH SeAbank áp dụng lãi suất 19,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, NH Mỹ Xuyên (nay là Ngân hàng MDB) đã tăng lãi suất lên 19,56%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 17,76%/năm, NH DongA Bank và ABBank tức thì tăng lãi suất lên 13,56%/năm và 13,8%/năm. Cuộc đua lãi suất tiếp theo xảy ra vào năm 2010, là do lạm phát đã tăng đến 9,58% vào tháng 11/2010 buộc NHNN điều chỉnh tăng lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Để hạn chế việc các NHTM đua nhau tăng lãi suất, Hiệp hội Ngân hàng đã đề nghị các NH ký kết đồng thuận áp dụng lãi suất ở mức 12% vào tháng 11/2010 và tăng lên 14%/năm vào tháng 12/2010. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM vẫn đua nhau tăng lãi suất huy động cao hơn mức lãi suất đã đồng thuận. Vào thời điểm tháng 12/2010 mức lãi suất cao nhất của NH SeAbank công bố mức 18%/năm, cao hơn nhiều so với mức lãi suất đồng thuận 14%, NH Phương Tây với lãi suất cao nhất 12%/năm cộng thêm

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w