1.4 Z’Score và vai trò trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính
1.4.4 Tính chính xác
Trong các thử nghiệm ban đầu, chỉ số Z của Edward I.Altman đã thể hiện chính xác 72% trong dự đoán phá sản trong hai năm trước các sự kiện này có thể xảy ra. Hàng loạt thử nghiệm trong suốt ba thời kỳ khác nhau trong hơn ba mươi năm tiếp theo (cho tới năm 1999), mô hình đã được phát hiện với độ chính xác 80-90% trong việc dự đốn phá sản trong một năm đối với sự kiện này có thể xảy ra và các gian lận liên quan đến BCTC cũng được phát hiện theo cách thức này.
Từ 1985 trở đi, chỉ số Z đã được chấp nhận rộng rãi bởi kiểm toán viên, kế tốn quản trị, tịa án, và hệ thống dữ liệu sử dụng cho đánh giá cho vay. Công thức tính đã được sử dụng đa dạng trong các tình huống và ở các nước, mặc dù ban đầu nó được thiết kế cho cơng ty sản xuất với tài sản hơn một triệu đôla Mỹ nhưng sau đó các thay đổi được tiến hành để thích hợp đối với cơng ty tư nhân và cơng ty phi sản xuất.
Cụ thể, đối với cơng ty tư nhân, cơng thức tính sẽ là:
Z = 0,717 T1 + 0,847 T2 + 3,107 T3 + 0,420 T4 + 0,998 T5 Z < 1,23: vùng nguy cơ phá sản
1,23 < Z < 2,9: vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản Z > 2,9: vùng an tồn
Đối với cơng ty phi sản xuất, cơng thức tính sẽ là: Z = 6,56 T1 + 3,26 T2 + 6,72 T3 + 1,05 T4
Z < 1,1: vùng nguy cơ phá sản
1,1 < Z < 2,6: vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản Z > 2,6: vùng an toàn
1.4.5 Z’Score và dự báo gian lận báo cáo tài chính
Chỉ số Z’score kết luận rằng tổng tất cả tỷ số càng cao thì tình hình sức khỏe của cơng ty càng tốt. Chỉ số Z có thể cho kết quả chắc chắn nếu so sánh với những công ty khác trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất để sử dụng chỉ số Z của Edward I.Altman là thể hiện chỉ số so sánh trên nhiều năm.
Chỉ số Z’score cũng có một số mặt hạn chế, nó phải được sử dụng với mức độ cẩn trọng khi áp dụng đối với các công ty từ các ngành công nghiệp khác. Các công ty ở các ngành công nghiệp khác có mức độ khác nhau về nguồn vốn và nhu cầu thanh khoản khác nhau (Kaplan & Peterson 1998). Theo Nowak & Grantham (2000), sẽ không hợp lý khi so sánh chỉ số Z của các công ty từ ngành công nghiệp phát triển phần mềm, ngành mà nguồn vốn tương đối thấp với ngành dầu và gas, ngành mà phải có vốn đầu tư lớn vào thiết bị khai thác, tinh chế. Edward I.Altman đã phát triển vài công thức chỉ số Z đối với các ngành công nghiệp khác để làm giảm vấn đề này.
Theo Deloitte 2008, trên 50% trường hợp gian lận dựa trên thời điểm ghi nhận doanh thu khơng thích hợp hoặc gian lận với tài sản dài hạn như lợi thế thương mại. Do đó, Igor Pustylnick, thuộc bộ phận kế tốn và tài chính của
đại học SMC ở Switzerland, đã tạo ra công thức bổ sung dựa trên phương trình chỉ số Z. Chỉ số mới này được gọi là chỉ số P, thể hiện cách tính tương tự chỉ số Z nhưng sử dụng doanh thu và vốn chủ sở hữu thay vì thu nhập thuần và vốn lưu động. Cách tính của chỉ số P thể hiện theo cách sau:
P = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó:
X1 = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
X3 = Thu nhập trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản
X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng
các khoản nợ
X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản
Giá trị đơn lẻ vẫn được sử dụng trong cách tính của chỉ số P và chỉ số Z. Tuy nhiên, việc quan sát những giá trị này trên kỳ 5 năm thể hiện chỉ số P và chỉ số Z có độ dốc góc khác nhau. Thực tiễn cho thấy tất cả các công ty trong mẫu nghiên cứu là các công ty đã phát triển. Đối với một công ty đã phát triển với dòng đời sản phẩm thiết lập, Igor Pustylnick nghiên cứu mong đợi độ dốc của chỉ số P và chỉ số Z phải giống hệt nhau. Quan sát sự khác nhau quan trọng đã chỉ dẫn Igor Pustylnick kết luận rằng thơng tin bổ sung có thể được sử dụng bằng việc so sánh tỷ số thay đổi của giá trị P và Z ở các kỳ khi gian lận xuất hiện. Để xác định kết quả, Igor Pustylnick giới thiệu 2 biến số mới:
∆P = [Pt – P(t-1)] / │P(t-1)│ (tỷ số thay đổi của P) ∆Z = [Zt – Z(t-1)] / │Z(t-1)│ (tỷ số thay đổi của Z)
Trong q trình quan sát ban đầu có lưu ý rằng các kỳ chi phí cho gian lận kỳ trước đối với nhiều cơng ty thì độ dốc của chỉ số P dốc đứng hơn độ dốc của chỉ số Z. Dựa trên kết quả quan sát, Igor Pustylnick giới thiệu giả
thuyết sau: Trong các kỳ gian lận báo cáo tài chính ∆P > ∆Z là đúng cho tất cả báo cáo khi gian lận xảy ra.
Qua mẫu nghiên cứu gồm 29 công ty với lịch sử gian lận đã được biết đến, Igor Pustylnick đã so sánh độ lệch ∆P - ∆Z xuất hiện trong nhiều năm. Từ đó, Igor Pustylnick đã khẳng định giả thuyết chính của nghiên cứu rằng giá trị ∆P - ∆Z chỉ ra sự hiện diện của gian lận báo cáo tài chính. Igor Pustylnick đã kết luận bất cứ kết quả tính tốn cho các công ty tùy ý, mà kết quả con số lớn hơn ngưỡng 0,37 chỉ ra rằng báo cáo tài chính có hàm chứa các gian lận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thơng qua nghiên cứu chương 1, tác giả đã tổng hợp và khái quát những vấn đề chung nhất liên quan đến khái niệm gian lận, gian lận báo cáo tài chính và thống kê những phương pháp gian lận dưới 3 góc độ gồm các nghiên cứu khoa học, khảo sát của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, bài học từ những công ty niêm yết bị phát hiện gian lận.
Trên cơ sở những vấn đề chung được đúc kết qua nghiên cứu về gian lận BCTC, tác giả kết hợp với việc tìm hiểu về chỉ số Z và chỉ số P từ góc độ q trình xây dựng, phát triển công thức cho đến ứng dụng trong phát hiện ra gian lận, phá sản để từ đó kết luận về sự cần thiết và khoa học trong việc sử dụng các chỉ số này để tìm hiểu về các biểu hiện gian lận BCTC làm cơ sở cho khảo sát ở Chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THƠNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ
P CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm2000 - 2010 2000 - 2010
2.1.1 Các giai đoạn phát triển
Theo Tạp chí Kinh tế và dự báo, chuyên san “Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam”, số 2 tháng 6/2010 – Nguyễn Sơn đã có thống kê về 10 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
2.1.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005:
Đây là giai đọan khởi động của thị trường chứng khốn. Với 2 cơng ty niêm yết khi đưa thị trường giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào hoạt động, thị trường chứng khốn đã có mức tăng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/06/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả 2 thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng.
2.1.1.2 Giai đoạn 2006 đến 2010:
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009.
Thị trường chứng khốn đã có sự tăng trưởng khơng chỉ về quy mơ niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình qn có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0,43 lần (năm 2006) lên 0,64 lần (năm 2007), 0,68 lần (năm 2008) và ước đạt 1,13 lần (năm 2009). Năm 2006-2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1.170,67 điểm và HASTC- Index đạt 459,36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình qn có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên thị trường chứng khốn chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường cịn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hồn tất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.
2.1.2 Quy mơ và đóng góp cho nền kinh tế
Quy mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000 – 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mơ thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài
chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ Quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Tính đến cuối năm 2010 đạt từ 40-50% GDP.
Hoạt động phát hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 cơng ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với Ủy ban chứng khoán nhà nước với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thơng qua hơn 100 đợt chào bán chứng khốn ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.
2.2 Khảo sát về gian lận BCTC thông qua chỉ số Z và kết hợp chỉ số Pcủa các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2.1 Tổng quan về đối tượng khảo sát
2.2.1.1 Thông tin chung
Số lượng công ty phát hiện gian lận báo cáo tài chính trong thời gian vừa qua được cơng bố chính thức là 4 cơng ty bao gồm:
- Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết - Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông - Công ty cổ phần Bibica
- Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gịn Thơng tin chung về 4 cơng ty này như sau:
Bảng 2.1: Thông tin chung về các đối tượng khảo sát
Tên Công Ty Mã chứng khốn Ngày chính thức giao dịch Ngành nghề kinh doanh Cơng ty cổ phần Bơng Bạch Tuyết BBT 15/03/2004
Sản xuất kinh doanh băng vệ sinh, bông y tế, và các sản phẩm từ bông Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng DVD 22/12/2009 Mua bán dược phẩm, mỹ phẩm, các loại bao bì, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế,
hóa chất.
Cơng ty cổ phần
Bibica BBC 19/12/2001
Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến bánh
kẹo, bột dinh dưỡng, sữa và các loại sản phẩm từ sữa. Công ty cổ phần
Nước giải khát Sài Gòn
TRI 28/12/2001
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nước giải khát như sữa,
nước uống tinh khiết, sữa tiệt trùng, nước có gaz, các loại
nước trái cây,…
2.2.1.2 Quy mơ vốn
Quy mô chung của 4 công ty so với thị trường theo từng năm:
Bảng 2.2: Quy mô vốn các đối tượng khảo sát
(Đơn vị tính: tỷ Việt Nam đồng)
Cơng ty 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BBC 107,17 162,87 177,2 160,36 159,53 BBT 121,81 120,10 118,94 115,29 122,55 DVD 9,97 145,82 250,37 723,28 1.554,12 TRI 211,34 671,11 325,82 379,99 198,88 Cả thị trường 1.000 600 2.400 2.300 7.400 40.000 221.200 491.000 225.000 620.000 741.300 Tỷ lệ % 10,72 27,15 7,38 12,27 3,78 0,3 0,15 0,19 0,26 0,18 0,24
(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE)
Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 – 2004 còn thấp nhưng từ năm 2005 trở đi, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khốn đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2008 do biến động thị trường tài chính thế giới và nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, chỉ số giá chứng khốn sụt giảm liên tục nên giá trị vốn hóa thị trường năm 2008 đã giảm 0,54 lần so với năm trước đó.
Quy mơ vốn của cơng ty BBC và BBT qua các năm khơng có sự biến động đáng kể. Tuy nhiên, quy mơ vốn của cơng ty DVD thì tăng lên đáng kể qua các năm. Riêng cơng ty TRI thì quy mơ vốn biến động khá lớn qua các năm, cụ thể là năm 2007 quy mô vốn tăng gấp 3 lần so với năm 2006 nhưng năm 2008 thì quy mơ vốn lại giảm đi 0,5 lần so với năm 2007.
Tỷ lệ % giá trị vốn hóa của cơng ty BBC so với thị trường chiếm khá lớn. Cụ thể, năm 2000 chiếm hơn 10% và năm 2001 chiếm hơn 27%. Do đó, nếu cơng ty có sai sót gì thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khốn.
Giá trị vốn hóa của 3 cơng ty cịn lại gồm cơng ty BBT, DVD và TRI cũng khá lớn nhưng so với giá trị vốn hóa của cả thị trường lại chiếm khơng đáng kể. Nguyên nhân là do từ năm 2006 đến 2010, quy mơ thị trường chứng khốn tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch.
2.2.2 Phân tích các chỉ số
Để thấy được xu hướng biến động và tương quan giữa các chỉ số Z và P