Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc GDS

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Đối với phản ứng của tăng trưởng do cú sốc của GDS được thể hiện trong hình 4.2. Qua kết quả phân tích ta nhận thấy ở Việt Nam và Ấn độ cú sốc GDS có tác động tích cực gây tăng trưởng kinh tế tăng trong các thời kỳ đầu. Ở Thái Lan, cú sốc GDS gây nên tăng trưởng kinh tế giảm ở thời kỳ đầu, sang thời kỳ sau tăng trưởng biến động tăng giảm qua từng thời kỳ. Biến động của tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trước cú sốc GDS là mạnh nhất. Và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ ít biến động trước cú sốc GDS, trong thời kỳ đầu tăng trưởng kinh tế phản ứng tăng trước cú sốc sau đó giảm dần và ổn định trong thời gian dài.

Hình 4.3 thể hiện kết quả phân tích phản ứng xung khi xét phản ứng của tăng trưởng kinh tế do cú sốc của yếu tố thương mại. Ở Việt Nam trong thời kỳ đầu cú sốc của thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng nhưng sau đó tăng trưởng giảm mạnh và biến động qua các thời kỳ. Kết quả phân tích phản ứng xung cho thấy ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế biến động không ổn định trước cú sốc của thương mại. Ở Thái Lan tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu giảm do tác động của cú sốc thương mại, tăng trưởng tăng ở thời kỳ tiếp theo và tính biến động giảm dần theo thời gian. Riêng Ấn Độ, tăng trưởng kinh tế phản ứng yếu đối với cú sốc của thương mại. Một tác động tích cực của cú sốc thương mại gây tăng trưởng kinh tế tăng ở các thời kỳ đầu sau đó giảm ở thời kỳ tiếp theo và tăng trở lại vào thời kỳ cuối. Tuy nhiên, mức độ biến động tăng trưởng kinh tế hầu như rất nhỏ.

Việt Nam

Thái Lan

Ấn Độ

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w