Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 200 5 2012
2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Thị trường ngoại hối Việt Nam
Năm 1991 với Quyết định số 107/QĐ – NH ngày 16/8/1991 do NHNN ban hành về “Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ” là mốc đánh dấu cho sự hình thành một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đến 20/9/1994 “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” được thành lập theo Quyết định số 203/QĐ – NH13 thay thế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là bước phát triển cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể.
Như vậy, khi tìm hiểu về thị trường ngoại hối Việt Nam, chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn:
Trước năm 1991: giai đoạn Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối có tổ chức Từ năm 1991 đến 1994: giai đoạn hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ Từ năm 1994 đến nay: giai đoạn hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Trong thời kỳ Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp, thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát triển. Nhà nước can thiệp sâu vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đã ngăn chặn khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường. Đồng thời với chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, các mối quan hệ kinh tế bên ngồi đều thơng qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại tệ, điều này đã làm triệt tiêu mọi ảnh hưởng của quy luật cung cầu trên thị trường, do đó chế độ tỷ giá Việt Nam áp dụng trong thời kỳ này là chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Và nó đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng: đồng Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi, tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tế làm cho hoạt động
xuất nhập khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề. Cũng chính vì tỷ giá VND/USD chính thức thấp hơn so với tỷ giá cân bằng đã khiến cho thị trường ngoại hối tự do hình thành và phát triển. Mặc dù thị trường tự do khơng được pháp luật cơng nhận nhưng nó vẫn phát triển song song với thị trường chính thức mà Nhà nước khó có thể kiểm sốt. Sau một thời gian giữ thế độc quyền về ngoại tệ, đến ngày 18/10/1988 khi Quyết định số 11/HĐBT về “ Điều lệ quản lý ngoại hối” của Hội đồng bộ trưởng ra đời đã phá vỡ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối trước đây của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Giờ đây các NHTM có thể kinh doanh ngoại hối khi được NHNN cấp phép. Đây được xem là sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối hồn chỉnh hơn để có thể trở thành chiếc cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ, tạo cơ sở xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan, sát với cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn ngoại tệ vào ngân hàng. Trước tình hình đó, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ra Quyết định số 107/QĐ – NH ngày 16/8/1991 ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ và hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1991 đến năm 1994 nhưng hai trung tâm này đã đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự cơ chế theo hướng thị trường. Thông qua hoạt động của hai trung tâm với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu của thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế. Tuy nhiên với nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu phát triển của thị trường thì hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã bộc lộ những hạn chế không đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngoại tệ của tồn quốc gia cũng như tính nhanh nhạy kịp thời trong giao dịch và thanh toán của cơ chế thị trường ngày càng sơi động. Thực tế địi hỏi phải có một mơ hình mới linh hoạt hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong phạm vi cả nước chứ khơng chỉ gói gọn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đứng trước tình hình đó, NHNN đã ra Quyết định số 203/QĐ – NH13 ngày 20/9/1994 về việc thành lập Thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng. Mục tiêu của thiết lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các NHTM và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Ngồi ra, thơng qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN có thể can thiệp một cách hữu hiệu vào thị trường nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. So với trung tâm giao dịch ngoại tệ, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mang tính thị trường hơn, linh hoạt hơn, rộng hơn và khách quan hơn. Các thành viên trên khắp nơi có thể tham gia giao dịch, do đó kết quả giao dịch phản ánh được cung cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ giá của VND so với ngoại tệ cũng được hình thành một cách khách quan hơn và phản ánh tương đối sức mua của VND.
Cùng với sự phát triển cơ cở của thị trường ngoại hối là sự cải tiến về mặt pháp luật của NHNN nhằm dần dần hoàn thiện thị trường. Sự ra đời của Quyết định 17/1998/QĐ – NHNN7 ngày 10/1/1998 ban hành quy chế giao dịch hối đoái đã giúp cho hoạt động của các TCTD được thực hiện trôi chảy, đảm bảo các nguồn ngoại tệ được luân chuyển linh hoạt, phục vụ kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên sau gần 7 năm đi vào hoạt động, quyết định này đã bộc lộ một số hạn chế chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường ngoại hối. Cụ thể là các loại hình giao dịch cịn đơn giản, vấn đề thu phí trong giao dịch ngoại tệ chưa hợp lý, các vấn đề về chứng từ trong giao dịch chưa được đề cập đến gây khó khăn cho TCTD và khách hàng trong quá trình thực hiện. Nhằm khắc phục những tồn tại này, ngày 10/11/2004 Thống Đốc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối thay thế quyết định 17/1998/QĐ – NHNN. Quyết định mới này có những thay đổi rất quan trọng đối với thị trường ngoại hối: quyền giao dịch ngoại tệ được mở rộng, quyết định mới thơng thống hơn, khơng quy định quá chi tiết và chặt chẽ các nội dung kỹ thuật về giao dịch, điều khoản hợp đồng, phí giao dịch… quyền lựa chọn tiền tệ được chính thức thơng qua tạo thêm một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá hiệu quả trên thị trường. Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển lên một bước mới phù hợp với thông lệ quốc tế về giao dịch hối đối.
Ngồi ra, pháp lệnh ngoại hối được thơng qua và có hiệu lực từ 01/06/2006, đây là pháp lệnh được xem là thống nhất các hoạt động ngoại hối, hướng tới một thị trường ngoại hối mở, tự do hóa và minh bạch.
Thêm vào đó, nhiều quyết định khác cũng đã được NHNN ban hành để dần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường ngoại hối. Đặc biệt là các quyết định về cơng bố tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam với ngoại tệ dần được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Theo đó là các quyết định về thay đổi biên độ dao động của tỷ giá giao ngay giữa VND với USD.
Như vậy, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng ngày càng tiến gần hơn với thông lệ quốc tế. Những quy định dần được ban hành đã tạo điều kiện thơng thống, nới lỏng cơ chế kiểm sốt theo hướng tự do hóa các giao dịch ngoại tệ đã tạo thêm nhiều thay đổi lớn cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Cũng từ đây rủi ro ngoại hối sẽ tăng cao, do đó, để có thể quản lý và hạn chế rủi ro điều tất yếu là các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối sẽ ra đời. Đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo hướng tự do hóa thì việc điều tiết nền kinh tế bằng phương pháp phi kinh tế đã khơng cịn phù hợp, và sự ra đời của các công cụ quản lý rủi ro ngoại hối là một yêu cầu tất yếu để có thể điều tiết nền kinh tế theo hướng tích cực hơn.